Siêu nhanh giải bài 18 Lịch sử 6 Kết nối tri thức

Giải siêu nhanh bài 18 Lịch sử 6 Kết nối tri thức. Giải siêu nhanh Lịch sử 6 Kết nối tri thức. Những phần nào có thể rút gọn, lược bỏ và tóm gọn. Đều được áp dụng vào bài giải này. Thêm cách giải mới để học sinh lựa chọn. Để tìm ra phong cách học Lịch sử 6 Kết nối tri thức phù hợp với mình.

BÀI 18: BƯỚC NGOẶT ĐẦU THẾ KỶ X

MỞ ĐẦU

Mùa xuân năm 40, lịch sử từng vang lên lời thề bất hủ của Hai Bà Trưng: "Một xin rửa sạch nước thù, Hai xin đem lại nghiệp xưa họ Hùng". Nhưng trong khoảng gần 900 năm, từ Hai Bà Trưng, Bà Triệu đến Lý Bí, Mai Thúc Loan,.. đều chưa thực hiện được trọn vẹn lời thề. Cuối cùng, ai là người đã hoàn thành trọn vẹn được ước nguyện độc lập thiêng liêng ấy và thực hiện thông qua sự kiện nào?

1. HỌ KHÚC VÀ HỌ DƯƠNG DỰNG QUYỀN TỰ CHỦ

a) Cuộc nổi dậy của Khúc Thừa Dụ và cải cách của Khúc Hạo

Câu 1: Hãy cho biết những việc làm của Khúc Thừa Dụ và Khúc Hạo để gây dựng nền tự chủ cho dân tộc

Giải rút gọn:

  • Xây dựng chính quyền tự, đọc lập với phong kiến phương Bắc

  • Đặt lại các khu vực hành chính, cử người trông coi mọi việc đến tận xã

  • Định lại mức thuế cho công bằng, bãi bỏ mọi thứ lao dịch của thời Bắc thuộc

  • Lập lại sổ hộ khẩu, khai rõ quê quán để quản lí cho thống nhất

Câu 2: Theo em, những việc làm của cha con Khúc Thừa Dụ có ý nghĩa gì?

Giải rút gọn:

Ý nghĩa: tiếp tục củng cố, xây dựng nền tự chủ để khẳng định cuộc sống của người Việt do người Việt tự cai quản, tự quyết định tương lai của mình.

b) Dương Đình Nghệ chống quân Nam Hán, củng cố nền tự chủ

Câu hỏi: Dựa vào thông tin kết hợp với khai thác lược đồ, em hãy trình bày ngắn gọn về diễn biến, kết quả cuộc kháng chiến chống quân Nam Hán của Dương Đình Nghệ.

Giải rút gọn:

* Diễn biến cuộc kháng chiến chống quân Nam Hán của Dương Đình Nghệ

  • Mùa thu năm 930, quân Nam Hán sang xâm lược nước ta, đặt cơ quan đô hộ ở Tống Bình (Hà Nội).

  • Năm 931, Dương Đình Nghệ đã đem quân bao vây, tấn công thành Tống Bình.

  • Cuộc kháng chiến kết thúc thắng lợi. Đất nước ta giành lại được quyền tự chủ, Dương Đình Nghệ tự xưng là Tiết độ sứ tiếp tục xây dựng nền tự chủ.

* Kết quả: thắng lợi

* Ý nghĩa:

  • Lật đổ chính quyền đô hộ, xây dựng chính quyền tự chủ.

  • Là sự kiện mở đầu cho thời kì độc lập hoàn toàn của dân tộc ta.

  • Khẳng định tinh thần chiến đấu của nhân dân ta.

2. NGÔ QUYỀN VÀ KHÚC TRÁNG CA SÔNG BẠCH ĐẰNG 

a) Kế hoạch đánh giặc

Câu 1: Quan sát hình 6 và khai thác đoạn tư liệu 1, em hãy cho biết Ngô Quyền đã chuẩn bị kế hoạch cho trận thủy chiến chặn giặc như thế nào.

Giải rút gọn:

a) Kế hoạch đánh giặc

  • Năm 938, quân Nam Hán tiến sang xâm lược nước ta.

  • Ngô Quyền đã gấp rút chuẩn bị kế hoạch đối phó với quân Nam Hán. Vùng cửa sông Bạch Đằng được lựa chọn để bố trí trận địa đánh giặc.

  • Ngô Quyền cho quân vạt nhọn cọc lớn. Lợi dụng thủy triều lên xuống theo tự nhiên để dễ dàng chế ngự địch

Câu 2: Theo em, trận địa cọc Bạch Đằng sẽ gây khó khăn gì cho quân giặc?

Giải rút gọn:

  • Giặc không thông thuộc địa hình, không nắm được thủy triều trong khi quân ta làm chủ địa hình

  • Mang thái độ chủ quan, khinh địch, cậy là nước lớn nên coi thường quân ta

b) Trận chiến Bạch Đằng

Câu 1: Dựa vào lược đồ hình 6 và tư liệu 2 hãy thuật lại ngắn gọn diễn biển trận chiến trên sông Bạch Đằng năm 938 trên lược đồ

Giải rút gọn:

Diễn biến trận Bạch Đằng:

  • Cuối năm 938, quân Nam Hán kéo vào nước ta theo đường biển. Trước vận nước lâm nguy, Ngô Quyền gấp rút chuẩn bị hoạch đánh giặc

  • Ngô Quyền cho một toán thuyền nhẹ ra đánh nhử quân địch vào sông Bạch Đằng lúc nước triều đang lên.

  • Nước triều rút, Ngô Quyền hạ lệnh dốc toàn lực lượng đánh quật trở lại. 

  • Quân giặc thiệt hại quá nửa, tướng giặc Lưu Hoằng Tháo bị chết. Vua Nam Hán được tin bại trận đã hốt hoảng, vội hạ lệnh thu quân về nước.

  • Trận Bạch Đằng của Ngô Quyền đã kết thúc thắng lợi.

Câu 2: Theo em điểm độc đáo trong các tổ chức đánh giặc của Ngô Quyền thể hiện thể nào?

Giải rút gọn:

  • Quan ta chủ động

  • Lợi dụng thuỷ triều, xây dựng trận địa bãi cọc ngầm với hàng nghìn cây cọc nhọn... chỉ sử dụng thuyền nhỏ, nhẹ để dễ luồn lách ở bãi cọc. 

  • Thuyền địch to, cồng kềnh rất khó khăn khi tìm cách thoát khỏi bãi cọc lúc nước triều xuống…

Câu 3: Dựa vào tư liệu 3, em hãy cho biết ý nghĩa chiến thắng Bạch Đằng năm 938.

Giải rút gọn:

  • Là cơ sở sau này cho việc khôi phục quốc thống. 

  • Là chiến thắng lịch sử vẻ vang của dân tộc ta: kết thúc 1000 năm đô hộ của phong kiến phương Bắc, mở ra thời kì độc lập lâu dài cho dân tộc ta 

LUYỆN TẬP VÀ VẬN DỤNG

Câu 1: Khúc Thừa Dụ, Dương Đình Nghệ và Ngô Quyền đã có công lao gì đối với lịch sử dân tộc?

Giải rút gọn:

  • Có công lao to lớn trong việc giành được quyền độc lập, tự chủ cho dân tộc, chấm dứt ách thống trị hơn 1000 năm của bọn phong kiến thống trị phương Bắc.

  • Các trận chiến của Khúc Thừa Dụ, Dương Đình Nghệ tạo tiền đề vững chắc cho tướng Ngô Quyền đánh thắng quân Nam Hán lần hai.

Câu 2: Tại sao Ngô Quyền chọn sông Bạch Đằng làm trận địa chống quân Nam Hán?

Giải rút gọn:

- Ngô Quyền chọn sông Bạch Đằng làm trận địa chống quân Nam Hán, vì nơi đây là khu vực có địa thế hiểm trở, thuận lợi cho việc tổ chức trận địa mai phục quân địch.

Câu 3: Lựa chọn một trong hai yêu cầu dưới đây và thực hiện:

+ Viết (khoảng 7-10 câu) về một nhân vật lịch sử trong thế kỉ X mà em yêu thích nhất và chia sẻ với bạn.

+ Sưu tầm thêm thông tin, hình ảnh có liên quan đến một vấn đề mà em tâm đắc nhất của bài học từ sách, báo hoặc internet và tập trình bày theo cách của mình.

Giải rút gọn:

Ngô Quyền sinh năm 898, mất năm 944, là người Đường Lâm (nay là Đường Lâm, Sơn Tây, Hà Nội). Ngô Quyền với chiến thắng Bạch Đằng năm 938 mở ra trang sử chói lọi của dân tộc, vĩnh viễn chấm dứt ách đô hộ của phong kiến phương Bắc. Đất nước giành được độc lập, tự chủ. Sau trận đại thắng lừng danh kim cổ trên sông Bạch Đằng, đập tan quân Nam Hán xâm lược, Ngô Quyền lên ngôi vua, mở ra thời kỳ trung hưng rực rỡ của dân tộc. Bởi vậy, Ngô Quyền được giới sử gia tôn vinh là “vua đứng đầu các vua”, hay là “vị tổ trung hưng” của nước Việt. Mùa xuân năm 939, Ngô Quyền lên ngôi, xưng là Ngô Vương, đóng đô ở Cổ Loa, mở ra thời kỳ độc lập, tự chủ cho nước Việt ta. Hiện nay, để tưởng nhớ công lao của ông, nhiều ngôi trường, con đường được đặt theo tên ông.

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

Giải Lịch sử 6 Kết nối tri thức bài 18, Giải bài 18 Lịch sử 6 Kết nối tri thức, Siêu nhanh Giải bài 18 Lịch sử 6 Kết nối tri thức

Bình luận

Giải bài tập những môn khác

Giải sgk 6 KNTT

Giải SBT lớp 6 kết nối tri thức

Giải SBT ngữ văn 6 kết nối tri thức
Giải SBT Toán 6 kết nối tri thức
Giải SBT Khoa học tự nhiên 6 kết nối tri thức
Giải SBT Lịch sử và địa lí 6 kết nối tri thức
Giải SBT tin học 6 kết nối tri thức
Giải SBT công dân 6 kết nối tri thức
Giải SBT công nghệ 6 kết nối tri thức
Giải SBT tiếng Anh 6 kết nối tri thức
Giải SBT hoạt động trải nghiệm 6 kết nối tri thức
Giải SBT âm nhạc 6 kết nối tri thức
Giải SBT mĩ thuật 6 kết nối tri thức

Giải sgk 6 CTST

Giải SBT lớp 6 chân trời sáng tạo