Lý thuyết trọng tâm toán 8 kết nối bài 39: Hình chóp tứ giác đều
Tổng hợp kiến thức trọng tâm toán 8 kết nối tri thức bài 39 Hình chóp tứ giác đều. Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
BÀI 39. HÌNH CHÓP TỨ GIÁC ĐỀU (2 tiết)
I. HÌNH CHÓP TỨ GIÁC ĐỀU
Hình chóp tứ giác S.ABCD
HĐ1:
Đỉnh là: S. Các cạnh bên là SA, SB, SC, SD
HĐ2:
Đường cao là SO. Trung đoạn là SH
HĐ3:
Các mặt bên các tam giác SAB, SBC, SCD, SDA và mặt đáy là ABCD
Nhận xét
Hình chóp tứ giác đều có:
+ Đáy là hình vuông, các mặt bên là các tam giác cân bằng nhau có chung đỉnh;
+ Chân đường cao kẻ từ đỉnh tới mặt đáy là điểm cách đều các đỉnh của mặt đáy (giao điểm hai đường chéo).
Ví dụ 1: SGK – tr.117
Hướng dẫn giải: SGK – tr.117
Thực hành
Hướng dẫn thực hiện: SGK – tr.118
II. DIỆN TÍCH XUNG QUANH VÀ THỂ TÍCH CỦA HÌNH CHÓP TỨ GIÁC ĐỀU
- Diện tích xung quanh bằng tích của nửa chu vi đáy với trung đoạn.
S$_{xq}$=p . d
Trong đó p là nửa chu vi đáy, d là trung đoạn.
- Thể tích bằng $\frac{1}{3}$ tích của diện tích đáy với chiều cao của nó.
V=$\frac{1}{3}$S.h
Ví dụ 2: SGK – tr.119
Hướng dẫn giải: SGK – tr.119
Luyện tập 1
Diện tích xung quanh bốn mặt khối gỗ là: S$_{xq}$=p.d=(2.4).$\frac{1}{2}$.3=12 (cm$^{2}$)
Số tiền bác Khôi phải trả để sơn 4 mặt xung quanh là: 12 . 30 000=360 000 (đồng)
Luyện tập 2
a) Thể tích là V=$\frac{8}{3}$ m$^{3}$
b) Diện tích xung quanh của lều là:
S$_{xq}$=8,96 m$^{2}$
Diện tích đáy lều là S$_{đáy}$=2$^{2}$=4 m$^{2}$
Diện tích vải bạt cần dùng là:
S=8,96+4=12,96 m$^{2}$
Vận dụng
Kim tự tháp Kheops có thể tích là:
V = $\frac{1}{3}$.230.230.147=2 592 100 (cm$^{3}$)
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
Bình luận