Lý thuyết trọng tâm toán 8 kết nối bài 38: Hình chóp tam giác đều
Tổng hợp kiến thức trọng tâm toán 8 kết nối tri thức bài 38 Hình chóp tam giác đều. Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
BÀI 38. HÌNH CHÓP TAM GIÁC ĐỀU (2 tiết)
I. HÌNH CHÓP TAM GIÁC ĐỀU
- Hình chóp tam giác đều có mặt đáy là một tam giác đều, các mặt bên là các tam giác cân bằng nhau chung đỉnh. Đỉnh này được gọi là đỉnh hình chóp tam giác đều.
- Đoạn thẳng nối từ đỉnh đến trọng tâm của tam giác đáy được gọi là đường cao.
- Đường cao kẻ từ đỉnh của mỗi mặt bên gọi là trung đoạn của hình chóp.
Câu hỏi
+ Đỉnh: S
+ Cạnh bên: SA, SB, SC
+ Mặt bên: SAB;SAC;SBC
+ Mặt đáy: ABC
+ Đường cao: SO
+ Trung đoạn: SH
Nhận xét: Hình chóp tam giác đều có:
- Đáy là tam giác đều
- Mặt bên là các tam giác cân bằng nhau có chung đỉnh
- Chân đường cao kẻ từ đỉnh tới mặt đáy là điểm cách đều các đỉnh của tam giác đáy.
Thực hành
Hướng dẫn thực hiện: SGK – tr.113
II. DIỆN TÍCH XUNG QUANH VÀ THỂ TÍCH CỦA HÌNH CHÓP TAM GIÁC ĐỀU
* Diện tích xung quanh của hình chóp tam giác đều.
HĐ1
- Tổng diện tích mặt bên của hình chóp là:
3 .$\frac{1}{2}$. 5 . 6=45 cm$^{2}$
HĐ2
- Nửa chu vi đáy: $\frac{1}{2}$ . 5 .3=7,5 cm
- Tích nửa chu vi đáy với trung đoạn:
7,5 . 6=45
=> Kết quả của HĐ1 bằng kết quả của HĐ2
Kết luận
Diện tích xung quanh của hình chóp tam giác đều bằng tích của nửa chu vi đáy với trung đoạn:
S$_{xq}$=p . d
Trong đó p là nửa chu vi đáy, d là trung đoạn.
Ví dụ 1: SGK – tr.114
Hướng dẫn giải SGK – tr.114
Luyện tập
- Nửa chu vi đáy: $\frac{1}{2}$. 3.2.3=9 cm
- Áp dụng định lí Pythagore cho ∆SIP có:
SP$^{2}$=SI$^{2}$+IP$^{2}$⟺5$^{2}$=SI$^{2}$+3$^{2}$
=> SI=4 cm
- Diện tích xung quanh của hình chóp:
9 . 4=36 cm$^{2}$
* Thể tích của hình chóp tam giác đều
Đọc – hiểu: SGK – tr.115
Kết luận
Thể tích hình chóp tam giác đều bằng $\frac{1}{3}$ tích của diện tích đáy với chiều cao của nó:
V=$\frac{1}{3}$ S.h
Trong đó S là diện tích đáy; h là chiều cao của hình chóp.
Ví dụ 2: SGK – tr.115
Hướng dẫn giải: SGK – tr.115
Vận dụng
- Ta có: ∆SBC cân tại S; BC=60 cm
=> HC=30 cm
- Áp dụng định lí Pythagore cho ∆SHC vuông tại H:
SH$^{2}$=SC$^{2}$-HC$^{2}$=96,4$^{2}$-30$^{2}$
=> SH≈92 cm
- Tổng diện tích các mặt bên chính là Diện tích xung quanh của hình chóp:
$\frac{1}{2}$. 60 .3 . 92≈8280 cm$^{2}$
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
Bình luận