Lý thuyết trọng tâm toán 8 cánh diều bài 2: Mặt phẳng tọa độ. Đồ thị của hàm số
Tổng hợp kiến thức trọng tâm toán 8 cánh diều bài 2: Mặt phẳng tọa độ. Đồ thị của hàm số. Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
I. MẶT PHẲNG TỌA ĐỘ.
HĐ1
Hai đường thẳng màu đỏ trong Hình 2 được biểu diễn bởi hai trục Ox, Oy trên mặt phẳng ở Hình 3.
Khi đó, hai trục Ox, Oy trong Hình 3 vuông góc với nhau.
Định nghĩa
- Trên mặt phẳng, ta vẽ hai trục số Ox, Oy vuông góc với nhau và cắt nhau tại gốc O của mỗi trục. Khi đó ta có hệ trục tọa độ Oxy.
- Trục Ox, Oy gọi là trục tọa độ. Ox gọi là trục hoành, Oy gọi là trục tung. O gọi là gốc tọa độ.
- Mặt phẳng có hệ trục tọa độ Oxy gọi là mặt phẳng tọa độ Oxy.
Lưu ý: Hai trục tọa độ chia mặt phẳng thành bốn góc: góc phần tư thứ I, góc phần tư thứ II, góc phần tư thứ III, góc phần tư thứ IV theo thứ tự ngược chiều kim đồng hồ.
Chú ý: Các đơn vị độ dài trên hai trục tọa độ được chọn bằng nhau (nếu không có lưu ý gì thêm).
Ví dụ 1: (SGK – tr.61)
Hướng dẫn giải (SGK – tr.61)
II. TỌA ĐỘ CỦA MỘT ĐIỂM TRONG MẶT PHẲNG TỌA ĐỘ.
HĐ2
a) Hình chiếu của điểm M trên trục hoành Ox là điểm 4 trên trục Ox.
b) Hình chiếu của điểm M trên trục hoành Oy là điểm 3 trên trục Oy.
Chú ý: Cặp Cặp số (4;3) gọi là tọa độ điểm M trong mặt phẳng tọa độ.
Định nghĩa
Cho điểm M trong mặt phẳng tọa độ Oxy
Giả sử hình chiếu của điểm M lên trục hoành Ox là điểm a trên trục số Ox, hình chiếu của điểm M lên trục tung Oy là điểm b trên trục Oy.
Cặp số (a; b) gọi là tọa độ của điểm M, a là hoành độ và b là tung độ của điểm M.
Điểm M có tọa độ (a; b) được kí hiệu M(a; b).
Chú ý: Trong mặt phẳng tọa độ Oxy, mỗi điểm M xác định một cặp số (a;b). Ngược lại, mỗi cặp số (a;b) xác định một điểm M.
Ví dụ 2: (SGK – tr.62).
Hướng dẫn giải (SGK – tr.62)
Nhận xét
- Điểm nằm trên trục hoành có tung độ bằng 0.
- Điểm nằm treent rục tung có hoành độ bằng 0.
Ví dụ 3: (SGK – tr.62).
Hướng dẫn giải (SGK – tr.62).
Luyện tập 1
Cách xác định các điểm trong mặt phẳng tọa độ Oxy là:
Xác định điểm A(-1; 2):
- Qua điểm – 1 trên trục Ox, ta kẻ đường thẳng vuông góc với trục Ox.
- Qua điểm 2 trên trục Oy, ta kẻ đường thẳng vuông góc với trục Oy.
- Hai đường thẳng trên cắt nhau tại điểm A(- 1; 2).
Xác định điểm B(2; 2):
- Qua điểm 2 trên trục Ox, ta kẻ đường thẳng vuông góc với trục Ox.
- Qua điểm 2 trên trục Oy, ta kẻ đường thẳng vuông góc với trục Oy.
- Hai đường thẳng trên cắt nhau tại điểm B(2; 2).
Xác định điểm C(2; 0):
- Qua điểm 2 trên trục Ox, ta kẻ đường thẳng vuông góc với trục Ox.
- Đường thẳng thẳng này cắt trục Ox tại điểm C(2; 0).
Cách xác định điểm D(0; -2):
- Qua điểm -2 trên trục Oy, ta kẻ đường thẳng vuông góc với trục Oy.
- Đường thẳng thẳng này cắt trục Oy tại điểm D(0; - 2).
Xác định điểm E($\frac{1}{2};\frac{-3}{4}$):
- Qua điểm $\frac{1}{2}$ trên trục Ox, ta kẻ đường thẳng vuông góc với trục Ox.
- Qua điểm $\frac{-3}{4}$ trên trục Oy, ta kẻ đường thẳng vuông góc với trục Oy
- Hai đường thẳng trên cắt nhau tại điểm E($\frac{1}{2};\frac{-3}{4}$)
III. ĐỒ THỊ CỦA HÀM SỐ
HĐ3
Trong mặt phẳng tọa độ Oxy, biểu diễn các điểm có tọa độ là các cặp số (x; y) tương ứng ở Bảng 1 là:
A(9; 16); B(12; 16); C(15; 15);
D(18; 14); E(21; 13).
Ta biểu diễn các điểm trên mặt phẳng tọa độ như sau:
HĐ4
a) Hàm số y = 2x
- Với $x_{1} = -1$ => $y_{1} = 2.(-1)= -2$
- Với $x_{2} = 1$ => $y_{2} = 2.1= 2$
- Với $x_{3} = \frac{3}{2}$ => $y_{3} = 2.\frac{3}{2}$= 3
b) Như vậy tọa độ của các điểm lần lượt sẽ là: $M_{1}\left ( -1; -2\right ), M_{2}\left ( 1; 2\right ), M_{3}\left (\frac{3}{2} ;3\right )$.
Ta biểu diễn trong mặt phẳng tọa độ Oxy như sau:
Nhận xét:
- Với mỗi giá trị của biến số x, ta có thể xác định được một điểm M(x;y) với y = 2x trong mặt phẳng tọa độ Oxy.
- Khi biến số x thay đổi, điểm M(x; y) sẽ thay đổi theo trong mặt phẳng tọa độ Oxy và tạo nên đồ thị của hàm số y = 2x.
Khái niệm: Đồ thị của hàm số y = f(x) là tập hợp tất cả các điểm biểu diễn các cặp giá trị tương ứng (x; f(x)) trên mặt phẳng tọa độ.
Ví dụ 4: (SGK – tr.63)
Hướng dẫn giải (SGK – tr.63)
Luyện tập 2
Quan sát bảng 2 ta thấy:
- Với x = 2 thì y = 3 => Điểm A(2; 3) thuộc đồ thị hàm số.
- Với x = 5 thì y = 7 => điểm B(5; 6) không thuộc đồ thị hàm số.
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
Bình luận