Lý thuyết trọng tâm toán 10 chân trời bài 4: Ba đường conic trong mặt phẳng tọa độ
Tổng hợp kiến thức trọng tâm toán 10 chân trời sáng tạo bài 4 Ba đường conic trong mặt phẳng tọa độ. Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo
CHƯƠNG IX. PHƯƠNG PHÁP TỌA ĐỘ TRONG MẶT PHẲNG
BÀI 4. BA ĐƯỜNG CONIC TRONG MẶT PHẲNG TỌA ĐỘ
1. ELIP
Nhận biết elip
HĐKP1:
F$_{1}$M + F$_{2}$M = 2a.
Kết luận:
Cho hai điểm cố định F$_{1}$ , F$_{2}$ và một độ dài không đổi 2a lớn hơn F$_{1}$F$_{2}$. Elip (E) tập hợp các điểm M trong mặt phẳng sao cho F$_{1}$M + F$_{2}$M = 2a.
Các điểm F$_{1}$ và F$_{2}$ gọi là các tiêu điểm của elip.
Độ dài F$_{1}$F$_{2}$ = 2c gọi là tiêu cự của elip (a>c).
Phương trình chính tắc của elip
HĐKP2
a) F$_{1}$M =$\sqrt{(x_{M}-x_{F_{1}})^{2}+(y_{M}-y_{F_{1}})^{2}}$=$\sqrt{(x+c)^{2}+y^{2}}$
F$_{2}$M = $\sqrt{(x_{M}-x_{F_{2}})^{2}+(y_{M}-y_{F_{2}})^{2}}$=$\sqrt{(x-c)^{2}+y^{2}}$
b) Elip (E) là tập hợp các điểm M trong mặt phẳng sao cho F$_{1}$M + F$_{2}$M = 2a
$\sqrt{(x+c)^{2}+y^{2}}$+$\sqrt{(x-c)^{2}+y^{2}}$ = 2a.
Kết luận:
M(xy) $\in $ (E) <=> $\frac{x^{2}}{a^{2}}$+$\frac{y^{2}}{b^{2}}$=1
(b=$\sqrt{a^{2}-c^{2}}$,a>b>0)
Trong đó b =$\sqrt{a^{2}-c^{2}}$
Phương trình chính tắc của elip.
* Chú ý:
(E) cắt Ox tại hai điểm A$_{1}$ (-a; 0), A$_{2}$ (a; 0) và cắt Oy tại hai điểm B$_{1}$ (0;-b); B$_{2}$(0; b).
Các điểm A$_{1}$ ; A$_{2}$ ; B$_{1}$ ; B$_{2}$ gọi là các đỉnh của elip.
Đoạn thẳng A$_{1}$A$_{2}$ gọi là trục lớn, đoạn thẳng B$_{1}$B$_{2}$ gọi là trục nhỏ của elip.
Giao điểm O của hai trục gọi là tâm đối xứng của elip.
Nếu M(x; y) (E) thì |x| ≤ a; |y| ≤ b
Ví dụ 1: SGK-tr65
Ví dụ 2: SGK-tr65
Thực hành 1.
Ta có: a = 3; b = 2.
Vậy phương trình chính tắc của (E) là: $\frac{x^{2}}{9}$+$\frac{y^{2}}{4}$ = 1
Vận dụng 1:
Ta có: 2a = 10 a = 5; b = 4.
Vậy phương trình chính tắc của elip (E) là: $\frac{x^{2}}{25}$+$\frac{y^{2}}{16}$ = 1
2. HYPEBOL
Nhận biết hypebol
HĐKP3:
a) Ta có: MF$_{2}$ + MA = l MA = l - MF$_{2}$
Lại có MF$_{1}$ + MA = d MF$_{1}$ + l - MF$_{2}$ = d
=> MF$_{1}$ - MF$_{2}$ = d - l = 2a
Vậy MF$_{1}$ - MF$_{2}$ = 2a
b) MF$_{2}$ - MF$_{1}$ = 2a
⇒ Kết luận:
- Cho hai điểm cố định F$_{1}$, F$_{2}$ và một độ dài không đổi 2a nhỏ hơn F$_{1}$F$_{2}$. Hypebol (H) là tập hợp các điểm M trong mặt phẳng sao cho |F$_{1}$M-F$_{2}$M| = 2a
- Các điểm F$_{1}$ và F$_{2}$ gọi là các tiêu điểm của hypebol.
- Độ dài F$_{1}$F$_{2}$ = 2c gọi là tiêu cự của hypebol. (c >a).
HĐKP4:
a) F$_{1}$M =$\sqrt{(x_{M}-x_{F_{1}})^{2}+(y_{M}-y_{F_{1}})^{2}}$=$\sqrt{(x+c)^{2}+y^{2}}$
F$_{2}$M =$\sqrt{(x_{M}-x_{F_{2}})^{2}+(y_{M}-y_{F_{2}})^{2}}$=$\sqrt{(x-c)^{2}+y^{2}}$
b) Hypebol (H) là tâp hợp các điểm M trong mặt phẳng sao cho |F$_{1}$M-F$_{2}$M | = 2a
|$\sqrt{(x+c)^{2}+y^{2}}$-$\sqrt{(x-c)^{2}+y^{2}}$ | = 2a.
⇒ Kết luận:
M(x;y)$\in $ (H) <=> $\frac{x^{2}}{a^{2}}$-$\frac{y^{2}}{b^{2}}$ =1
Trong đó b=$\sqrt{c^{2}-a^{2}}$
* Chú ý:
Ví dụ 3: SGK – tr67
Thực hành 2.
Ta có: 2c = 10 => c = 5; 2b = 6 => b = 3
a = $\sqrt{c^{2}-b^{2}}$ =$\sqrt{5^{2}-3^{2}}$ = 4
Vậy phương trình chính tắc của hypebol (H) là: $\frac{x^{2}}{16}$-$\frac{y^{2}}{9}$ = 1
Vận dụng 2.
Theo bài ra ta có, khoảng cách từ nóc tháp đến tâm O bẳng 40m, khoảng cách từ tâm O đến đáy bằng 80m.
Thay y = 40 vào phương trình (H), ta được:
$\frac{x^{2}}{27^{2}}$-$\frac{40^{2}}{40^{2}}$ = 1
<=>x$^{2}$ = 2. 27$^{2}$ <=> x =$\pm $ 27$\sqrt{2}$
Bán kính đường tròn nóc bằng 27$\sqrt{2}$ m.
Thay y = 80 vào phương trình (H), ta được:
$\frac{x^{2}}{27^{2}}$-$\frac{80^{2}}{40^{2}}$ = 1
<=> x$^{2}$= 5. 27$^{2}$ <=> x = $\pm $27$\sqrt{5}$
Bán kính đường tròn đáy bằng 27$\sqrt{2}$ m.
3. PARABOL
Nhận biết parabol
HĐKP5
Đồ thị (P) của hàm số (*) vừa tìm được là một parabol.
Phương trình chính tắc của parabol
HĐKP6
a) MF = $\sqrt{(x_{F}-x_{M})^{2}+(y_{F}-y_{M})^{2}}$=$\sqrt{(\frac{p}{2}-)^{2}+(0-y)^{2}}$ = $\sqrt{(\frac{p}{2}-)^{2}+y^{2}}$
d(M, $\Delta $) = |x + $\frac{p}{2}$|
b) Ta có (P) là tập hợp các điểm M cách đều F và nên MF = d(M, $\Delta $)
$\sqrt{(\frac{p}{2}-)^{2}+y^{2}}$ = |x + $\frac{p}{2}$|
Kết luận:
M(xy )∈(P)⇔y$^{2}$=2px
Phương trình trên được gọi là phương trình chính tắc của parabol.
* Chú ý:
+ O gọi là đỉnh của parabil (P)
+ Ox gọi là trục đối xứng của parabol (P)
+ p gọi là tham số tiêu của parabol (P)
+ Nếu M(x; y) ∈ (P) thì x $\geq $ 0 và M'(x; -y) ∈ (P).
Ví dụ 4: SGK – tr69
Ví dụ 5: SGK – tr69
Thực hành 3.
(P) có đường chuẩn $\Delta $: x + 1 = 0 p = 2
Vậy (P) có phương trình y$^{2}$ = 4x
Vận dụng 3.
Chọ hệ trục tọa độ như hình vẽ. Gọi phương trình của parabol là y$^{2}$ = 2px.
Ta có chiều cao của cổng là OC = 10 m C(10; 0)
Bề rộng của cổng tại chân cổng là AB = 5m => AC = 2,5 m A(10; 2,5)
Vì A(10; 2,5) (P) nên thay tọa độ của A vào phương trình (P), ta được:
2,5$^{2}$ = 2p. 10
p = $\frac{5}{16}$ => (P): y$^{2}$= $\frac{5}{8}$x
Thay tọa độ điểm D(2; a) vào phương trình (P), ta được:
a$^{2}$= $\frac{5}{8}$. 2 => a = $\frac{\sqrt{5}}{2}$
Vậy bề rộng của cộng tại chỗ cách đỉnh 2m là:
2a = 2. $\frac{\sqrt{5}}{2}$ = $\sqrt{5}$ (m).
Bình luận