Lý thuyết trọng tâm toán 10 cánh diều bài 2: Biểu thức tọa độ của các phép toán vectơ
Tổng hợp kiến thức trọng tâm toán 10 cánh diều bài 2: Biểu thức tọa độ của các phép toán vectơ. Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
I. BIỂU THỨC TỌA ĐỘ CỦA PHÉP CỘNG HAI VECTƠ, PHÉP TRỪ HAI VECTƠ, PHÉP NHÂN MỘT SỐ VỚI MỘT VECTƠ.
HĐ1:
a. Ta có: $\overrightarrow{u}= (x_1; y_1)$ và $\overrightarrow{v}= (x_2; y_2)$ nên $\overrightarrow{u}= x_1\overrightarrow{i} + y_1\overrightarrow{j}; \overrightarrow{v}= x_2\overrightarrow{i} + y_2\overrightarrow{j}$
b. Để biểu diễn vectơ $\overrightarrow{u}+ \overrightarrow{v}$ theo hai vectơ $\overrightarrow{i}$ và $\overrightarrow{j}$, ta làm như sau:
Do $\overrightarrow{u}= (x_1; y_1), \overrightarrow{v}= (x_2; y_2)$ nên $\overrightarrow{u}= x_1\overrightarrow{i}+ y_1\overrightarrow{j}, \overrightarrow{v}= x_2\overrightarrow{i} + y_2\overrightarrow{j}$. Vì vậy,
$\overrightarrow{u} + \overrightarrow{v}= (x_1\overrightarrow{i} + y_1\overrightarrow{j}) + (x_2\overrightarrow{i} + y_2\overrightarrow{j})$
= $(x_1\overrightarrow{i} + x_2\overrightarrow{i}) + (y_1\overrightarrow{j} + y_2\overrightarrow{j}) = (x_1 + x_2)\overrightarrow{i} + (y_1 + y_2)\overrightarrow{j}$.
Tương tự, ta có các biểu diễn sau:
$\overrightarrow{u} - \overrightarrow{v}= (x_1 - x_2)\overrightarrow{i} + (y_1 - y_2)\overrightarrow{j}$;
$k\overrightarrow{u} = (kx_1)\overrightarrow{i} + (ky_1)\overrightarrow{j} (k \in R)$
c. Toạ độ của các vectơ $\overrightarrow{u} + \overrightarrow{v}, \overrightarrow{u} - \overrightarrow{v}, k\overrightarrow{u} (k \in R)$ lần lượt là: $(x_1 + x_2; y_1 + y_2), (x_1 - x_2; y_1 - y_2), (kx_1, ky_1)$
Kết luận:
Nếu $\overrightarrow{u}= (x_1; y_1)$ và $\overrightarrow{v}= (x_2; y_2)$ thì
$\overrightarrow{u} + \overrightarrow{v} = (x_1 + x_2; y_1 + y_2)$;
$\overrightarrow{u} - \overrightarrow{v} = (x_1 - x_2; y_1 - y_2)$;
$k\overrightarrow{u} = (kx_1; ky_1)$ với $k \in R$.
Nhận xét:
Hai vectơ $\overrightarrow{u}= (x_1; y_1), \overrightarrow{v}= (x_2; y_2) (\overrightarrow{v} \neq \overrightarrow{0})$ cùng phương khi và chỉ khi có một số thực $k$ sao cho $x_1 = kx_2$ và $y_1 = ky_2$.
Ví dụ 1 (SGK – tr68)
Luyện tập 1:
a. Toạ độ của vectơ $\overrightarrow{u}+\overrightarrow{v}+\overrightarrow{w}$ là:
$\overrightarrow{u}+\overrightarrow{v}+\overrightarrow{w}= (-2 + 0 + -2; 0 + 6 + 3) = (-4; 9)$
b. Ta có: $\overrightarrow{w}+ \overrightarrow{u} = \overrightarrow{v} ⟺ \overrightarrow{w}= \overrightarrow{v} - \overrightarrow{u}$ nên $\overrightarrow{w} = (0 - \sqrt{3}; -\sqrt{7} - 0) = (-\sqrt{3}; -\sqrt{7})$.
Ví dụ 2, 3 (SGK - tr68)
Luyện tập 2:
Gọi $C (x_C; y_C)$ là vị trí máy bay trực thăng tại thời điểm sau khi xuất phát $2$ giờ tức là máy bay đi được $\frac{2}{3}$ quãng đường. Ta có: $\overrightarrow{AC}= \frac{2}{3}\overrightarrow{AB}$.
Mà $\overrightarrow{AB}= (-300; 400); \overrightarrow{AC}= (x_C - 400; y_C - 50)$
=> $\left\{\begin{matrix}
x_C-400= \frac{2}{3}.(-300) & & & \\
& & & \\
y_C-50= \frac{2}{3}.400 & & &
\end{matrix}\right.
\Leftrightarrow \left\{\begin{matrix}
x_C = 200 & & & \\
& & & \\
y_C = \frac{950}{3} & & &
\end{matrix}\right.$
II. TỌA ĐỘ TRUNG ĐIỂM CỦA ĐOẠN THẲNG VÀ TỌA ĐỘ TRỌNG TÂM TAM GIÁC.
HĐ2:
a. Vì $M$ là trung điểm của $AB$ nên với điểm $O$, ta có: $\overrightarrow{OA} + \overrightarrow{OB}= 2\overrightarrow{OM}$ hay $\overrightarrow{OM}= \frac{1}{2}(\overrightarrow{OA} + \overrightarrow{OB})$
b. Ta có: $\overrightarrow{OA}= (x_A, y_A), \overrightarrow{OB}= (x_B, y_B)$
Vậy $\overrightarrow{OM}= \frac{1}{2}(\overrightarrow{OA}+ \overrightarrow{OB})= \frac{1}{2}(x_A + x_B; y_A + y_B) = (\frac{x_A + x_B}{2}; \frac{y_A + y_B}{2})$
Toạ độ điểm $M$ chính là toạ độ của vectơ nên toạ độ $M$ là: $M (\frac{x_A + x_B}{2}; \frac{y_A+y_B}{2})$
Kết luận:
Cho hai điểm $A(x_A; y_A)$ và $B(x_B; y_B)$. Nếu $M(x_M; y_M)$ là trung điểm đoạn thẳng $AB$ thì $x_M = \frac{x_A + x_B}{2}; y_M= \frac{y_A + y_B}{2}$
Luyện tập 3:
Gọi điểm $B(x_B; y_B)$.
Vì $M$ là trung điểm của $AB$ nên $x_M = \frac{x_A + x_B}{2}; y_M= \frac{y_A + y_B}{2}$
⇒ $\left\{\begin{matrix}
x_B=2x_M-x_A & & \\
& & & \\
y_B=2y_M-y_A & & &
\end{matrix}\right.
\Leftrightarrow \left\{\begin{matrix}
x_B=2.5-2=8 & & & \\
& & & \\
y_B=2.7-4=10 & & &
\end{matrix}\right.$
Vậy điểm $B$ có toạ độ là $B(8; 10)$.
HĐ3:
a. Vì $G$ là trọng tâm của tam giác $ABC$ nên với điểm $O$ ta có: $\overrightarrow{OA}+\overrightarrow{OB}+\overrightarrow{OC}= 3\overrightarrow{OG}$
Hay $\overrightarrow{OG}= \frac{1}{3}(\overrightarrow{OA}+\overrightarrow{OB}+\overrightarrow{OC})= \frac{1}{3}(\overrightarrow{OA}+\overrightarrow{OB}+\overrightarrow{OC})$
b. Ta có: $\overrightarrow{OA}= (x_A, y_A); \overrightarrow{OB}= (x_B, y_B); \overrightarrow{OC}= (x_C, y_C)$
Vậy $\overrightarrow{OG}= \frac{1}{3}(\overrightarrow{OA}+\overrightarrow{OB}+\overrightarrow{OC})$
= $\frac{1}{3}(x_A + x_B + x_C; y_A + y_B + y_C) = (\frac{x_A+x_B+x_C}{3}; \frac{y_A+y_B+y_C}{3})$
Vậy điểm $G$ có toạ độ là: $G(\frac{x_A+x_B+x_C}{3}; \frac{y_A+y_B+y_C}{3})$
Kết luận:
Cho tam giác $ABC$ có $A(x_A; y_A), B(x_B; y_B), C(x_C; y_C)$. Nếu $G(x_G; y_G)$ là trọng tâm tam giác $ABC$ thì
$x_G= \frac{x_A+x_B+x_C}{3}$;
$y_G= \frac{y_A+y_B+y_C}{3}$
Ví dụ 4 (SGK – tr69)
Luyện tập 4:
a. Ta có: $\overrightarrow{AB}= (2; 4); \overrightarrow{AG}= (2; 1)$
Vì $\frac{2}{2} \neq \frac{4}{1}$ nên $\overrightarrow{AB} \neq k\overrightarrow{AG}$
Vậy ba điểm $A, B, G$ không thẳng hàng
III. BIỂU THỨC TỌA ĐỘ CỦA TÍCH VÔ HƯỚNG
HĐ4:
a. $\overrightarrow{i}^2= \left | \overrightarrow{i} \right |^2= 1; \overrightarrow{j}^2= \left | \overrightarrow{j} \right |^2= 1; \overrightarrow{i}.\overrightarrow{j}= 0 (vì \overrightarrow{i} \perp \overrightarrow{j})$
b. $\overrightarrow{u}.\overrightarrow{v}= (x_1\overrightarrow{i} + y_1\overrightarrow{j}). (x_2\overrightarrow{i}+ y_2\overrightarrow{j})$
= $x_1x_2\overrightarrow{i}^2 + x_1y_2(\overrightarrow{i}, \overrightarrow{j}) + y_1x_2(\overrightarrow{j}, \overrightarrow{i}) + y_1y_2\overrightarrow{j}^2$
= $x_1x_2 + y_1y_2$.
Kết luận:
Nếu $\overrightarrow{u}= (x_1; y_1)$ và $\overrightarrow{v}= (x_2; y_2)$ thì $\overrightarrow{u}.\overrightarrow{v}= x_1x_2 + y_1y_2$
Nhận xét:
a. Nếu $\overrightarrow{a}= x; y$ thì $\left | \overrightarrow{a} \right | = \sqrt{\overrightarrow{a}.\overrightarrow{a}}= \sqrt{x^2+ y^2}$
b. Nếu $A(x_1; y_1)$ và $B(x_2; y_2)$ thì $AB = \left | \overrightarrow{AB} \right |= \sqrt{(x_2 - x_1)^2 + (y_2 - y_1)^2}$
c. Với hai vectơ $\overrightarrow{u}= (x_1; y_1)$ và $\overrightarrow{v}= (x_2; y_2)$ đều khác $\overrightarrow{0}$, ta có:
+ $\overrightarrow{u}$ và $\overrightarrow{v}$ vuông góc với nhau khi và chỉ khi $x_1x_2 + y_1y_2=0.$
+ $\cos (\overrightarrow{u}, \overrightarrow{v}) = \frac{\overrightarrow{u}.\overrightarrow{v}}{\left | \overrightarrow{u} \right |.\left | \overrightarrow{v} \right |} = \frac{x_1x_2 + y_1y_2}{\sqrt{x_1^2 + y_1^2}.\sqrt{x_1^2 + y_2^2}}.$
Ví dụ 5, 6 (SGK – tr 70, 71)
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
Bình luận