Lý thuyết trọng tâm tiếng Việt 5 kết nối bài 18: Tấm gương tự học
Tổng hợp kiến thức trọng tâm tiếng Việt 5 kết nối tri thức bài 18: Tấm gương tự học. Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
TUẦN 10 – BÀI 18. TẤM GƯƠNG TỰ HỌC
I - MỤC TIÊU BÀI HỌC
Sau bài học này, HS sẽ:
Đọc đúng từ ngữ, câu, đoạn và toàn bộ bài Tấm gương tự học. Biết đọc diễn cảm, phù hợp với từng lời thoại của nhân vật trong câu chuyện.
Nhận biết được một số chi tiết tiêu biểu và nội dung chính của văn bản Tấm gương tự học. Chỉ ra được mối liên hệ giữa các chi tiết, biết tóm tắt và hiểu được điều tác giả muốn gửi gắm qua câu chuyện.
Biết thêm về nhân vật, đặc điểm của mỗi nhân vật và dẫn chứng minh họa đặc điểm nhân vật trong một số cuốn sách (sách truyện kể về danh nhân, về những tấm gương hiếu học,…).
Đọc câu chuyện viết về nhà trường, thầy cô, học sinh; viết phiếu đọc sách và trao đổi với bạn hoặc người thân về câu chuyện đã đọc.
Tìm được ý để viết đoạn văn giới thiệu nhân vật trong một cuốn sách đã đọc.
Biết cách sử dụng đúng từ ngữ trong những ngữ cảnh cụ thể.
II - KIẾN THỨC CẦN GHI NHỚ
1. BÀI ĐỌC: TẤM GƯƠNG TỰ HỌC
Bài đọc “Tấm gương tự học” đã giới thiệu một tấm gương sáng - Tạ Quang Bửu. Ông là người có ý chí, tinh thần tự học. Đồng thời, tác giả cũng muốn nhắc nhở chúng ta cần phải học tập, rèn luyện theo ông.
2. VIẾT: TÌM Ý CHO ĐOẠN VĂN GIỚI THIỆU NHÂN VẬT TRONG MỘT CUỐN SÁCH
Đề bài: Viết đoạn văn giới thiệu một nhân vật trong cuốn sách em đã đọc.
1. Chuẩn bị.
- Em chọn nhân vật trong cuốn sách nào để giới thiệu? Tác giả cuốn sách đó là ai?
- Nhân vật đó có tên là gì?
- Em muốn giới thiệu điều gì về nhân vật?
2. Tìm ý.
- Mở đầu: Giới thiệu chung về nhân vật trong cuốn sách (tên sách, tên tác giả, tên nhân vật) và nêu ấn tượng chung về nhân vật.
- Triển khai: Chỉ ra những đặc điểm ngoại hình, hành động, lời nói, suy nghĩ,... của nhân vật; nêu các dẫn chứng được lấy ra từ cuốn sách để minh hoạ cho các đặc điểm của nhân vật.
- Kết thúc: Nêu nhận xét hoặc cảm nghĩ về nhân vật. Em có thể nêu bài học mà nhân vật đem đến cho em.
3. Góp ý và chỉnh sửa.
- Nêu thông tin chính xác về cuốn sách.
- Giới thiệu đúng đặc điểm nhân vật.
- Đưa dẫn chứng cụ thể về hành động, lời nói, suy nghĩ.... của nhân vật.
3. ĐỌC MỞ RỘNG
- Đọc câu chuyện về nhà trường, thầy cô, học sinh.
- Viết phiếu đọc theo mẫu:
+ Tên câu chuyện.
+ Tác giả.
+ Ngày đọc.
+ Tên nhân vật.
+ Nội dung chính của câu chuyện.
+ Sự việc đáng nhớ về nhân vật.
+ Mức độ yêu thích.
- Dựa vào những ghi chép trong phiếu đọc sách, trao đổi với bạn về nội dung và ý nghĩa của câu chuyện đã đọc.
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
Nội dung quan tâm khác
Thêm kiến thức môn học
Tóm tắt kiến thức tiếng Việt 5 KNTT bài 18: Tấm gương tự học, kiến thức trọng tâm tiếng Việt 5 kết nối tri thức bài 18: Tấm gương tự học, Ôn tập tiếng Việt 5 kết nối tri thức bài 18: Tấm gương tự học
Bình luận