Lý thuyết trọng tâm tiếng Việt 5 cánh diều bài 6: Tiếng chổi tre

Tổng hợp kiến thức trọng tâm tiếng Việt 5 cánh diều bài 6: Tiếng chổi tre. Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

BÀI 6. NGHỀ NÀO CŨNG QUÝ

BÀI ĐỌC 2: TIẾNG CHỔI TRE

I - MỤC TIÊU BÀI HỌC

  • Đọc thành tiếng trôi chảy toàn bài. Phát âm đúng các từ ngữ có âm, vần, thanh mà HS địa phương dễ viết sai, ngắt nghỉ hơi đúng, giọng đọc trầm ấm, thể hiện sự suy tư, nhấn giọng phù hợp với lời kể chuyện. Tốc độ đọc khoảng 85 – 90 tiếng/ phút. 
  • Hiểu nghĩa các từ ngữ trong bài, trả lời được các câu hỏi đọc hiểu trong bài. Hiểu ý nghĩa của văn bản: Bài thơ “Tiếng chổi tre” viết về sự cần cù, chăm chỉ của những người lao công. Họ không quản những ngày hè oi bức hay những đêm đông giá lạnh, giúp cho đường phố luôn sạch đẹp; khuyên mọi người giữ đường phố sạch sẽ, giữ gìn thành quả lao động của cô lao công. 
  • Biết thêm một số loại từ điển và tác dụng của chúng.
  • Dựa vào cấu tạo của đoạn văn đã học ở tiết trước HS có thể tìm ý, sắp xếp ý cho đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc. Bài viết mắc ít lỗi diễn đạt, chính tả, ngữ pháp.

II - NHỮNG KIẾN THỨC CẦN GHI NHỚ

BÀI ĐỌC

“Tiếng chổi tre” đã miêu tả một cách tỉ mỉ hình ảnh cô lao công cần cù, chăm chỉ lao động, mang trong mình sự mạnh mẽ, khỏe khoắn. Qua đó, tác giả cũng nhắc nhở chúng ta phải biết ơn những người lao động như vậy bởi có họ mới có khung cảnh sạch đẹp mà chúng ta đang sống.

LUYỆN TỪ VÀ CÂU: LUYỆN TẬP TRA TỪ ĐIỂN

1. Các từ điển dưới đây cho biết những thông tin về từ đồng nghĩa và cách sử dụng; các câu thành ngữ, tục ngữ, các nhân vật lịch sử Việt Nam và hình ảnh về các loài hoa.

2. Chọn từ điển thích hợp.

a, Dùng từ điển từ đồng nghĩa tiếng Việt

b, Dùng từ điển thành ngữ và tục ngữ Việt Nam.

c, Dùng từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam.

BÀI VIẾT 2: LUYỆN TẬP VIẾT ĐOẠN VĂN THỂ HIỆN TÌNH CẢM, CẢM XÚC (TÌM Ý, SẮP XẾP Ý)

1. Bài văn nêu tình cảm, cảm xúc của em về một câu chuyện hoặc bài thơ đã học:

- Nêu tên câu chuyện (hoặc bài thơ) và ấn tượng chung của em về câu chuyện (bài thơ) đó.

- Nêu tình cảm, cảm xúc của em về một số chi tiết, hình ảnh nổi bật.

- Nêu ý nghĩa của câu chuyện (bài thơ), liên hệ thực tế.

2. Bài văn nêu tình cảm, cảm xúc của em về một việc làm đáng quý của bác bảo vệ (hoặc cô chú lao công, cô thủ thư,...) ở trường em:

- Nêu sự việc và ấn tượng chung của em về sự việc.

- Nêu tình cảm, cảm xúc của em về một số chi tiết nổi bật.

- Nêu ý nghĩa của sự việc, tình cảm của em đối với nhân vật.

 


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

Tóm tắt kiến thức tiếng Việt 5 CD bài 6: Tiếng chổi tre, kiến thức trọng tâm tiếng Việt 5 cánh diều bài 6: Tiếng chổi tre, Ôn tập tiếng Việt 5 cánh diều bài 6: Tiếng chổi tre

Bình luận

Giải bài tập những môn khác