Giải VBT tiếng Việt 5 cánh diều bài 6: tiếng chổi tre
Giải chi tiết VBT tiếng Việt 5 cánh diều bài 6: tiếng chổi tre. Tech12h sẽ hướng dẫn giải tất cả câu hỏi và bài tập với cách giải nhanh và dễ hiểu nhất. Hi vọng, thông qua đó học sinh được củng cố kiến thức và nắm bài học tốt hơn.
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
BÀI ĐỌC 2: TIẾNG CHỔI TRE
Bài tập 1 (trang 55). Gạch dưới những từ ngữ, hình ảnh nói lên sự cần cù của chị lao công.
Những đêm hè Khi ve ve Đã ngủ Tôi lắng nghe Trên đường Trần Phú Tiếng chổi tre Xao xác Hàng me Tiếng chổi tre Đêm hè Quét rác... | Những đêm đông Khi cơn dông Vừa tắt Tôi đứng trông Trên đường lặng ngắt Chị lao công Như sắt Như đồng Chị lao công Đêm đông Quét rác... |
Bài giải chi tiết:
Những từ ngữ, hình ảnh nói lên sự cần cù của chị lao công:
- “ Những đêm hè/ Khi ve ve/ Đã ngủ - Tiếng chổi tre/ Xao xác/ Hàng me - Tiếng chổi tre/ Đêm hè/ Quét rác”
- “Những đêm đông/ Khi cơn dông/ Vừa tắt / Trên đường lạnh ngắt …/ Chị lao công/ Đêm đông/ Quét rác…”
Bài tập 2 (trang 55). Em có cảm nghĩ gì về hình ảnh “Chị lao công / Như sắt / Như đồng"?
Khoanh tròn chữ cái trước ý em thích:
a) Chị lao công như một tượng đài rất đẹp.
b) Chị lao công làm việc rất chăm chỉ.
c) Em rất khâm phục chị lao công.
d) Ý kiến khác (nếu có):
Bài giải chi tiết:
a) Chị lao công như một tượng đài rất đẹp.
b) Chị lao công làm việc rất chăm chỉ.
=> Hình ảnh "Chị lao công / Như sắt / Như đồng" gợi lên sự bền bỉ, kiên cường và vẻ đẹp của sự lao động chăm chỉ. Giống như một tượng đài, chị lao công đại diện cho sự cống hiến thầm lặng nhưng rất quan trọng cho xã hội. Hình ảnh "Như sắt / Như đồng" cũng thể hiện sự kiên trì, bền bỉ và chăm chỉ trong công việc của chị lao công. Điều này cho thấy sự cống hiến và nỗ lực không ngừng nghỉ của chị trong việc giữ gìn vệ sinh môi trường
Học sinh có thể lựa chọn dựa vào cảm nhận cá nhân
Bài tập 3 (trang 55). Tác giả muốn nói gì qua lời dặn dò: “Nhớ nghe hoa / Người quét rác /
Đêm qua”? Đánh dấu √ vào những ô phù hợp:
Bài giải chi tiết:
a) Nhắc chúng ta trân trọng và biết ơn chị lao công. => Đúng vì câu dặn dò này nhắc nhở chúng ta về sự cống hiến thầm lặng của chị lao công và khuyến khích chúng ta biết ơn và trân trọng công việc của họ.
b) Nhắc những bông hoa trân trọng và biết ơn chị lao công => Sai vì thực tế là con người, không phải những bông hoa, cần trân trọng và biết ơn công việc của chị lao công.
c) Nhắc chúng ta giữ gìn đường phố sạch đẹp để không => Đúng vì câu dặn dò này cũng có thể hiểu là lời nhắc nhở mọi người giữ gìn vệ sinh để không làm phí công sức của chị lao công đã làm việc chăm chỉ để dọn dẹp đường phố.
d) Nhắc chúng ta: Có đường phố sạch đẹp là nhờ người làm vệ sinh môi trường. => Đúng vì câu dặn dò này giúp chúng ta nhận ra rằng sự sạch đẹp của đường phố là nhờ vào công sức của những người lao công.
Bài tập 4 (trang 55). Em hiểu khổ thơ cuối như thế nào? Đánh dấu √ vào những ô phù hợp:
Bài giải chi tiết:
a) Chỉ nhắc nhở chúng em biết ơn chị lao công. => Sai vì khổ thơ cuối không chỉ là lời nhắc nhở chúng ta biết trân trọng công sức và sự cống hiến của chị lao công mà ẩn sau đó là nhiều bài học quý giá hơn: về ý thức trách nhiệm của mỗi người trong việc giữ gìn cảnh quang đường phố,...
b) Nhắc nhở thế hệ trẻ biết “ăn quả nhớ kẻ trồng cây". => Sai: Khổ thơ cuối không nói đến việc "ăn quả nhớ kẻ trồng cây". Câu này ám chỉ việc biết ơn và giữ gìn những thành quả mà chị lao công đã đóng góp.
c) Nhắc nhở chúng ta giữ gìn đường phố sạch đẹp => Đúng vì tiếng chổi tre được nhấn mạnh để tôn vinh công việc của người phụ nữ này, và việc "Giữ sạch lề / Đẹp lối" thể hiện sự quan trọng của việc duy trì vệ sinh và môi trường xung quanh. Cuối cùng, lời dặn dò "Em nghe!" là một lời kêu gọi, một lời nhắc nhở để mọi người đều phải chú ý và đánh giá cao công lao của những người lao động..
d) Nhắc nhở chúng ta giữ gìn thành quả của chị lao công => Đúng vì tiếng chổi tre được nhấn mạnh để tôn vinh công việc của người phụ nữ này, và việc "Giữ sạch lề / Đẹp lối" thể hiện sự quan trọng của việc duy trì vệ sinh và môi trường xung quanh. Cuối cùng, lời dặn dò "Em nghe!" là một lời kêu gọi, một lời nhắc nhở để mọi người đều phải chú ý và đánh giá cao công lao của những người lao động đồng thời trân trọng những thành quả mà chị lao công đã đóng góp trong công việc giữ gìn vệ sinh đường phố.
LUYỆN TỪ VÀ CÂU: LUYỆN TẬP TRA TỪ ĐIỂN
Bài tập 1 (trang 56). Nối các từ điển dưới đây với những thông tin phù hợp:
Từ điển | Thông tin |
1) Giới thiệu về các nhân vật lịch sử Việt Nam. | |
2) Giới thiệu về các loài hoa. | |
3) Cung cấp các nhóm từ đồng nghĩa trong tiếng Việt. | |
4) Giải thích nghĩa của các thành ngữ, tục ngữ Việt Nam. |
Bài giải chi tiết:
- Từ điển Tiếng Việt: 3) Cung cấp các nhóm từ đồng nghĩa trong tiếng Việt.
- Từ điển thành ngữ và tục ngữ Việt Nam - 4) Giải thích nghĩa của các thành ngữ, tục ngữ Việt Nam.
- Từ điển tranh về các loài hoa - 2) Giới thiệu về các loài hoa.
- Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam - 1) Giới thiệu về các nhân vật lịch sử Việt Nam.
Bài tập 2 (trang 56). Tra từ điển thích hợp, viết lại một trong các thông tin sau:
a) Từ đồng nghĩa với thơm ngát là
b) Nhất nghệ tinh, nhất thân vinh có nghĩa là
c) Nhân vật em tìm được trong từ điển là
Bài giải chi tiết:
a) Từ đồng nghĩa với thơm ngát là
Ngào ngạt: Mùi hương mạnh mẽ, lan tỏa xa. Ví dụ: "Cánh đồng lúa chín vàng ngào ngạt hương thơm."
Thoang thoảng: Mùi hương nhẹ nhàng, phảng phất. Ví dụ: "Gió thoang thoảng mang theo hương hoa sữa."
Thơm lừng: Mùi hương lan tỏa rộng rãi, dễ chịu. Ví dụ: "Món ăn được nấu nướng kỹ lưỡng, thơm lừng cả nhà."
Thơm nức: Mùi hương nồng nàn, đậm đà. Ví dụ: "Vườn hoa đang nở rộ, thơm nức cả một góc phố."
Thơm phức: Mùi hương mạnh mẽ, nồng nàn. Ví dụ: "Bếp lửa mẹ nấu sực nức mùi thơm."
=> Học sinh có thể tra từ điển đồng nghĩa Việt Nam
b) Nhất nghệ tinh, nhất thân vinh có nghĩa là khuyên nhủ con người nên tập trung rèn luyện một kỹ năng, một nghề nghiệp cho đến khi đạt đến trình độ tinh thông, thành thạo. Khi đã có chuyên môn cao trong một lĩnh vực nào đó, ta sẽ được mọi người trọng nể, có được thành công và danh tiếng trong xã hội.
=> Học sinh có thể tra ở từ điển thành ngữ và tục ngữ Việt Nam
c) Nhân vật em tìm được trong từ điển là
+Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam em có thể tìm thấy các nhân vật lịch sử như Bác Hồ, nhà thơ Nguyễn Du, Trần Hưng Đạo, Lý Nhân Tông,.…
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
Nội dung quan tâm khác
Thêm kiến thức môn học
Giải VBT tiếng Việt 5 cánh diều , Giải VBT tiếng Việt 5 CD, Giải VBT tiếng Việt 5 bài 6: tiếng chổi tre
Bình luận