Lý thuyết trọng tâm tiếng Việt 5 cánh diều bài 3: Hạt nảy mầm

Tổng hợp kiến thức trọng tâm tiếng Việt 5 cánh diều bài 3: Hạt nảy mầm. Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

BÀI 3. CÓ HỌC MỚI HAY

BÀI ĐỌC 3: HẠT NẢY MẦM

I - MỤC TIÊU BÀI HỌC

  • Đọc thành tiếng trôi chảy toàn bài. Phát âm đúng các từ ngữ có âm, vần, thanh HS địa phương dễ viết sai. Ngắt nghỉ hơi đúng. Tốc độ đọc khoảng 90 – 100 tiếng/ phút. 
  • Hiểu nghĩa của các từ ngữ được chú giải trong bài; biết tra sổ tay từ ngữ (từ điển) để hiểu nghĩa của các từ khác, nếu chưa hiểu.
  • Hiểu nội dung và ý nghĩa của bài đọc: Kể về một số hoạt động học tập có tính trải nghiệm, qua đó cho thấy sự thú vị và ý nghĩa thiết thực của phương pháp học tập “học đi đôi với hành”.
  • Nhận biết được hai kiểu kết bài mở rộng và không mở rộng.
  • Viết được kết bài cho bài văn tả người. Đoạn văn ít mắc lỗi chính tả, ngữ pháp.
  • Nhớ nội dung, kể hoặc đọc lại được câu chuyện (bài thơ, bài văn, bài báo) đã đọc ở nhà về đề tài học và hành. 
  • Biết trao đổi cùng các bạn những điều đã biết và cảm nhận của bản thân về câu chuyện (bài thơ, bài văn, bài báo); biết ghi chép, nhận xét, đánh giá lời giới thiệu, kể (đọc) của bạn.

II - NHỮNG KIẾN THỨC CẦN GHI NHỚ

BÀI ĐỌC

“Hạt nảy mầm” kể về câu chuyện tiết học thực hành ươm mầm của lớp Thụy, sau hoạt động này các bạn sẽ biết được thời gian và cách thức nảy mầm của mỗi loại cây là khác nhau và đừng vội chê cười người khác bởi vì có rất nhiều điều mà chúng ta vẫn chưa biết.

BÀI VIẾT 3: LUYỆN TẬP TẢ NGƯỜI (VIẾT KẾT BÀI)

1) Kết bài mở rộng

Kết thúc bài viết bằng một số câu nêu lên tình cảm, cảm xúc, suy nghĩ, liên tưởng,.... của người viết (hoặc của nhân vật) về đối tượng miêu tả.

2) Kết bài không mở rộng

Kết thúc bài viết bằng một câu nêu lên cảm nghĩ của người viết (hoặc của nhân vật) về đối tượng miêu tả.

TRAO ĐỔI: EM ĐỌC SÁCH BÁO 

- Giới thiệu một tác phẩm (câu chuyện hoặc bài thơ, bài văn, bài báo, vở kịch) mà em đã đọc về học và hành.

- Trao đổi về nội dung tác phẩm được giới thiệu.

+ Em thích nhân vật (hoặc chi tiết, hình ảnh) nào trong tác phẩm đó? Vì sao?

+ Tác phẩm đó nói lên điều gì?


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

Tóm tắt kiến thức tiếng Việt 5 CD bài 3: Hạt nảy mầm, kiến thức trọng tâm tiếng Việt 5 cánh diều bài 3: Hạt nảy mầm, Ôn tập tiếng Việt 5 cánh diều bài 3: Hạt nảy mầm

Bình luận

Giải bài tập những môn khác