Lý thuyết trọng tâm tiếng Việt 5 cánh diều bài 3: Bầu trời mùa thu
Tổng hợp kiến thức trọng tâm tiếng Việt 5 cánh diều bài 3: Bầu trời mùa thu. Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
BÀI 3. CÓ HỌC MỚI HAY
BÀI ĐỌC 4: BẦU TRỜI MÙA THU
I - MỤC TIÊU BÀI HỌC
- Đọc thành tiếng trôi chảy toàn bài. Phát âm đúng những từ ngữ có âm, vần, thanh HS địa phương dễ viết sai. Ngắt nghỉ hơi đúng, thể hiện được tình cảm, cảm xúc phù hợp với nội dung bài đọc. Tốc độ đọc khoảng 90 – 100 tiếng/ phút.
- Hiểu nghĩa của các từ ngữ được chú giải trong bài. Biết tra sổ tay từ ngữ (từ điển) để hiểu nghĩa các từ ngữ khác, nếu chưa hiểu. Hiểu ý nghĩa của bài: Xung quanh ta có rất nhiều điều thú vị, hãy chịu khó quan sát thực tế và nói về những điều đó theo cách riêng của mình.
- Hiểu quy tắc viết tên riêng nước ngoài.
- Biết viết tên người, tên địa lí nước ngoài đúng quy tắc.
- HS viết được đoạn văn nêu cảm nghĩ về một bạn học sinh trong một tác phẩm đã học ở Bài 3 chăm chỉ thực hành (hoặc kể về một lần vận dụng bài học vào thực tiễn). Giới thiệu được bài viết với các bạn.
II - NHỮNG KIẾN THỨC CẦN GHI NHỚ
BÀI ĐỌC
“Bầu trời mùa thu” là câu chuyện kể về một tiết học được diễn ra ở cánh đồng. Trong buổi học, các bạn nhỏ được sử dụng những kiến thức và từ ngữ sẵn có của mình để đưa ra quan điểm cá nhân, và mọi ý kiến đó đều được người thầy ghi nhận, khích lệ.
LUYỆN TỪ VÀ CÂU: QUY TẮC VIẾT TÊN RIÊNG NƯỚC NGOÀI
- Khi viết tên người, tên địa lí nước ngoài, ta viết hoa chữ cái đầu của mỗi bộ phận tạo thành tên đó. Nếu bộ phận tạo thành tên gồm nhiều tiếng thì cần viết dấu gạch nối giữa các tiếng. Các tiếng được nối viết liền với dấu gạch nối.
- Những tên người, tên địa lí nước ngoài được phiên âm theo âm Hán Việt hoặc được dịch nghĩa sang tiếng Việt có cách viết giống như cách viết tên riêng Việt Nam.
GÓC SÁNG TẠO: NHỮNG BÀI HỌC HAY
a) Nêu cảm nghĩ về một học sinh chăm học, tích cực thực hành
- Bạn học sinh mà em nói tới là ai? Đó là nhân vật trong tác phẩm nào?
- Những lời nói (suy nghĩ), hành động nào cho thấy bạn học sinh đó chăm học, tích cực thực hành?
- Em có cảm nghĩ gì về ý thức học tập của bạn học sinh đó?
- Em có điểm nào giống hoặc không giống bạn học sinh đó?
- Em sẽ làm gì để việc học của mình trở nên thú vị hơn và có kết quả tốt hơn?
- Trang trí hoặc vẽ minh hoạ cho bài viết.
b) Kể về một lần em tập vận dụng bài học vào thực tế. Trang trí hoặc vẽ minh hoạ cho bài viết.
- Em đã vận dụng bài học nào vào thực tế?
- Em đã chuẩn bị và vận dụng bài học đó như thế nào? Kết quả ra sao?
- Em có suy nghĩ, cảm xúc gì khi vận dụng bài học đó vào thực tế?
- Theo em, việc vận dụng bài học vào thực tế có tác dụng gì?
- Trang trí hoặc vẽ minh hoạ cho bài viết.
TỰ ĐÁNH GIÁ
A. Đọc và làm bài tập.
1. c)
2. a)
3. a), c), d)
4. Bạn nhỏ trong bài thơ Buổi sớm ở Mường Động là một học sinh chăm chỉ. Mỗi buổi sáng, bạn đều dậy sớm giúp cha mẹ làm một số công việc vừa sức và ôn tập lại những bài đã học trước khi tới trường.
5. Tiết học Toán hôm thứ Sáu về phân số vừa qua là một trong những tiết học mà em cảm thấy ấn tượng và thú vị nhất. Cô giáo giảng giải một cách dễ hiểu, kết hợp với nhiều ví dụ sinh động, giúp chúng em dễ dàng nắm bắt kiến thức. Điều khiến em thích thú nhất trong tiết học này là hoạt động chia nhóm thảo luận. Em được học hỏi thêm nhiều điều mới mẻ và bổ ích từ các bạn trong nhóm. Hơn nữa, cô giáo còn tổ chức cho chúng em chơi một số trò chơi vui nhộn liên quan đến toán học. Mọi người đều tham gia rất nhiệt tình và hào hứng. Tiếng cười vang vọng khắp lớp học, tạo nên bầu không khí vô cùng sôi nổi và vui tươi. Kết thúc tiết học, em cảm thấy vô cùng vui vẻ và háo hức chờ đợi được học những tiết Toán tiếp theo.
B. Tự nhận xét
1. Em đạt yêu cầu ở mức nào?
2. Em cần cố gắng thêm về mặt nào?
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
Nội dung quan tâm khác
Thêm kiến thức môn học
Tóm tắt kiến thức tiếng Việt 5 CD bài 3: Bầu trời mùa thu, kiến thức trọng tâm tiếng Việt 5 cánh diều bài 3: Bầu trời mùa thu, Ôn tập tiếng Việt 5 cánh diều bài 3: Bầu trời mùa thu
Bình luận