Giải VBT tiếng Việt 5 cánh diều bài 3: Bầu trời mùa thu
Giải chi tiết VBT tiếng Việt 5 cánh diều bài 3: Bầu trời mùa thu. Tech12h sẽ hướng dẫn giải tất cả câu hỏi và bài tập với cách giải nhanh và dễ hiểu nhất. Hi vọng, thông qua đó học sinh được củng cố kiến thức và nắm bài học tốt hơn.
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
BÀI ĐỌC 4: BẦU TRỜI MÙA THU
Bài tập 1 (trang 32). Cuộc trò chuyện của thầy giáo và các bạn học sinh diễn ra ở đâu? Khoanh tròn chữ cái trước ý đúng.
a) Cuộc trò chuyện diễn ra trong sân trường.
b) Cuộc trò chuyện diễn ra ở một cánh đồng.
c) Cuộc trò chuyện diễn ra bên một bếp lửa.
d) Cuộc trò chuyện diễn ra bên một bờ ao.
Bài giải chi tiết:
b) Cuộc trò chuyện diễn ra ở một cánh đồng.
Trong đoạn văn có đề cập rằng “Tôi cùng bọn trẻ đi ra cánh đồng. Buổi sáng tháng Chín mát mẻ và dễ chịu.”
Bài tập 2 (trang 32). Theo em, lời thầy giáo miêu tả bầu trời mùa hè có tác dụng như thế nào đối với học sinh? Đánh dấu √ vào ☐ trước ý em thích:
- ☐ Khuyến khích học sinh quan sát kĩ bầu trời và chọn từ ngữ thích hợp để tả.
- ☐ Khuyến khích học sinh tả những điều quan sát được theo cách riêng của mình.
- ☐ Khiến học sinh có mong muốn tả thật hay những điều mình đã quan sát.
- ☐ Ý kiến khác (nếu có):
Bài giải chi tiết:
- Khuyến khích học sinh quan sát kĩ bầu trời và chọn từ ngữ thích hợp để tả.
- Khuyến khích học sinh tả những điều quan sát được theo cách riêng của mình.
Khiến học sinh có mong muốn tả thật hay những điều mình đã quan sát.
Ý kiến khác (nếu có):
Trong đoạn văn, thông qua cuộc hội thoại của thầy và học trò chúng ta có thể thấy được thầy đang khuyến khích học trò áp dụng những gì mình được học (chọn từ ngữ thích hợp để miêu tả) để áp dụng vào thực tế - mô tả bầu trời. Qua đó khuyến khích sự sáng tạo của học sinh theo cách riêng của các em bằng quan sát thực tế
Bài tập 3 (trang 32). a) Việc mỗi bạn học sinh miêu tả bầu trời mùa thu bằng những hình ảnh khác nhau nói lên điều gì? Đánh dấu √ vào ☐ trước ý em thích:
- ☐ Các bạn học sinh rất hào hứng với tiết học.
- ☐ Các bạn học sinh có cảm nhận khác nhau về bầu trời.
- ☐ Các bạn học sinh muốn nói điều quan sát được theo cách riêng.
- ☐ Ý kiến khác (nếu có):
Bài giải chi tiết:
- Các bạn học sinh rất hào hứng với tiết học.
- Các bạn học sinh có cảm nhận khác nhau về bầu trời.
- Các bạn học sinh muốn nói điều quan sát được theo cách riêng.
Ý kiến khác (nếu có):
Thông qua việc miêu tả bầu trời bằng những hình ảnh khác nhau ta có thể thấy rằng: các bạn học sinh trước hết là hào hứng với tiết học - các bạn thi nhau đưa ra những hình ảnh mình quan sát được làm cho tiết học trở nên vui nhộn không nhàm chán. Đồng thời qua đó có thể thấy được rằng mỗi học sinh đều có cách cảm nhận riêng về bầu trời và có suy nghĩ rất đặc trưng của cá nhân thông qua cách quan sát.
b) Em thích hình ảnh nào? Vì sao?
- Trong bài văn này, hình ảnh em thích nhất là: “Bầu trời ghé sát mặt đất. Mùa hè, nó cao hơn và có những con chim én bay liệng. Còn bây giờ chẳng có chim én nữa, vì thế bầu trời cúi xuống lắng nghe để tìm xem chim én đang ở trong bụi cây hay ở nơi nào.”
- Em thích hình ảnh này vì nó rất giàu hình tượng và mang tính nhân hóa cao, làm cho bầu trời trở nên sống động và có cảm xúc. Bầu trời không chỉ là một hiện tượng thiên nhiên mà còn trở thành một thực thể biết lắng nghe và tìm kiếm. Việc miêu tả bầu trời như một người đang cúi xuống để lắng nghe tiếng chim én mang lại cảm giác thân thuộc và gần gũi. Hình ảnh này cũng tạo ra một không gian yên bình và tĩnh lặng của mùa thu, khiến em có cảm giác như đang sống trong cảnh thiên nhiên dịu dàng và ấm áp. Điều này khiến em cảm thấy thích thú và trân trọng hơn vẻ đẹp của bầu trời trong mỗi mùa.
Bài tập 4 (trang 33). Theo em, giờ học được kể trong bài đọc có gì đặc biệt và thú vị? Đánh dấu √ vào ☐ trước ý em thích:
- ☐ Giờ học không diễn ra ở lớp mà diễn ra ở một cánh đồng.
- ☐ Học sinh được quan sát thiên nhiên và nói cảm nghĩ theo cách riêng.
- ☐ Học sinh được khám phá rất nhiều điều mới mẻ, thú vị về thiên nhiên.
- ☐ Ý kiến khác (nếu có).
Bài giải chi tiết:
- Giờ học không diễn ra ở lớp mà diễn ra ở một cánh đồng.
- Học sinh được quan sát thiên nhiên và nói cảm nghĩ theo cách riêng.
- Học sinh được khám phá rất nhiều điều mới mẻ, thú vị về thiên nhiên.
Ý kiến khác (nếu có).
Khác với thông thường, tiết học diễn ra ngoài cánh đồng thay vì lớp học. Điều đó tạo điều kiện cho học sinh thực hành trong thực tế: được đắm mình trong thiên nhiên, được quan sát tận mắt và nêu cảm nhận của cá nhân. Từ đó các em học những điều mới mẻ giúp mở mang tàm hiểu biết về thiên nhiên vạn vật.
LUYỆN TỪ VÀ CÂU: QUY TẮC VIẾT TÊN RIÊNG NƯỚC NGOÀI
I. Nhận xét
Bài tập 1 (trang 33). a) Viết tên người, tên địa lí nước ngoài trong đoạn văn dưới đây vào nhóm thích hợp:
Gia đình ông Giô-dép lại chuyển về Ác-boa để Lu-i Pa-xtơ có thể tiếp tục đi học. Ác-boa là một thị trấn nhỏ, không có những lâu đài đồ sộ, nguy nga, chỉ thấy những ngôi nhà nhỏ bé, cổ kính và những vườn nho con con. Dòng sông Quy-dăng-xơ hiền hoà lượn quanh thành phố với những chiếc cầu trắng phau.
Tên riêng có một bộ phận | Tên riêng có hai hay nhiều bộ phận |
M: Giô - dép |
Bài giải chi tiết:
Tên riêng có một bộ phận | Tên riêng có hai hay nhiều bộ phận |
M: Giô - dép Ác-boa Quy-dăng-xơ | Lu-i Pa-xtơ |
b) Nếu bộ phận tạo thành tên riêng gồm nhiều tiếng thì cần viết như thế nào? Đánh dấu √ vào những ô phù hợp:
Ý | Đúng | Sai |
a) Viết dấu gạch ngang giữa các tiếng trong mỗi bộ phận. | ||
b) Các tiếng được nối viết liền với dấu gạch ngang. | ||
c) Viết dấu gạch nối giữa các tiếng trong mỗi bộ phận. | ||
d) Các tiếng được nối viết liền với dấu gạch nối. |
Bài giải chi tiết:
Khi viết tên người, tên địa lí nước ngoài, ta viết hoa chữ cái đầu của mỗi bộ phận tạo thành tên đó. Nếu bộ phận tạo thành tên gồm nhiều tiếng thì cần viết dấu gạch nối giữa các tiếng. Các tiếng được nối viết liền với dấu gạch nối.
Ý | Đúng | Sai |
a) Viết dấu gạch ngang giữa các tiếng trong mỗi bộ phận. | √ | |
b) Các tiếng được nối viết liền với dấu gạch ngang. | √ | |
c) Viết dấu gạch nối giữa các tiếng trong mỗi bộ phận. | √ | |
d) Các tiếng được nối viết liền với dấu gạch nối. | √ |
Bài tập 2 (trang 34). Các tên người, tên địa lí nước ngoài ở bài tập 2, sách giáo khoa Tiếng Việt 5, tập một, trang 47 được viết khác các tên người, tên địa lí nước ngoài ở bài tập 1 như thế nào? Khoanh tròn chữ cái trước ý đúng.
a) Không viết hoa chữ cái đầu tiên của mỗi bộ phận tạo thành tên riêng.
b) Viết hoa tất cả các chữ cái tạo thành tên riêng.
c) Viết giống như cách viết tên người, tên địa lí Việt Nam.
d) Viết dấu gạch nối giữa các bộ phận tạo thành tên riêng.
Bài giải chi tiết:
– Tên người: Ngô Thừa Ân, Đỗ Phủ, Lý Bạch.
– Tên địa lí: Luân Đôn, Nhật Bản, Biển Đen, (châu) Đại Dương.
=> c) Viết giống như cách viết tên người, tên địa lí Việt Nam.
II. Luyện tập
Bài tập 1 (trang 34). Viết lại những tên riêng sau cho đúng quy tắc.
a) Tên người: Mari Quy-ri, Yécxanh, lu-ri ga-ga-rin, An-phrét Nôben, Alếchxây tônxtôi.
b) Tên địa lí: Ba lan, PhiLipPin, Kyôtô, Xanh pêtécbua.
Bài giải chi tiết:
Khi viết tên người, tên địa lí nước ngoài, ta viết hoa chữ cái đầu của mỗi bộ phận tạo thành tên đó. Nếu bộ phận tạo thành tên gồm nhiều tiếng thì cần viết dấu gạch nối giữa các tiếng. Các tiếng được nối viết liền với dấu gạch nối.
– Tên người: Ma-ri Quy-ri, Y-éc-xanh, Lu-ri Ga-ga-rin, An-phrét Nô-ben, A-lếch-xây Tôn-xtôi
– Tên địa lí: Ba Lan, Phi-líp-pin, Ky-ô-tô, Xanh Pê-téc-bua
Bài tập 2 (trang 35). Viết tên của 3 nước và tên thủ đô của mỗi nước đó
Tên nước | Tên thủ đô |
Bài giải chi tiết:
Tên nước | Tên thủ đô |
Ba Lan | Vác-sa-va |
Phi-líp-pin | Ma - ni - La |
Nga | Mát-xcơ-va |
TỰ ĐÁNH GIÁ: BUỔI SỚM Ở MƯỜNG ĐỘNG
A. Đọc và làm bài tập
Bài tập 1 trang 35. (1 điểm) Âm thanh nào vào buổi sáng cho biết người trong mường đã dậy làm việc? Khoanh tròn chữ cái trước ý đúng.
a) Tiếng gà cất bài kèn lanh lảnh.
b) Tiếng trâu lội vũng nước mưa đêm bị bốm.
c) Tiếng chày giã gạo khắp xóm trên xóm dưới.
d) Tiếng chim rừng vén màn sương đục mờ.
Bài giải chi tiết:
c) Tiếng chày giã gạo khắp xóm trên xóm dưới.
Trong đoạn văn đề cập “Rồi tiếng chày gọi thưa/ Xóm trên truyền xóm dưới”
Bài tập 2 trang 35. (1 điểm) Vì sao bạn nhỏ chứng kiến được tất cả quang cảnh buổi sớm ở Mường Động? Khoanh tròn chữ cái trước ý đúng
a) Vì bạn nhỏ dậy từ rất sớm.
b) Vì bạn nhỏ nghe thấy tiếng gà gáy.
c) Vì bạn nhỏ nghe thấy tiếng chim rừng hót.
d) Vì bạn nhỏ nghe thấy tiếng mọi người gọi nhau.
Bài giải chi tiết:
a) Vì bạn nhỏ dậy từ rất sớm.
Trong đoạn thơ có viết “ Em dậy tự bao giờ/ Đang xăm xăm vác nước/ Con chim rừng vừa mách/ Em dậy từ tinh mơ”
Bài tập 3 trang 35. (1 điểm) Những chi tiết nào cho thấy bạn nhỏ rất chăm chỉ? Đánh dấu √ vào những ô phù hợp:
Ý | Đúng | Sai |
a) Bạn nhỏ giúp gia đình vác nước. | ||
b) Bạn nhỏ giúp gia đình giã gạo, nấu cơm | ||
c) Bạn nhỏ ôn lại bài chuẩn bị cho kì thi. | ||
d) Bạn nhỏ tập kiếm chuẩn bị cho hội đồng diễn. |
Bài giải chi tiết:
Ý | Đúng | Sai |
a) Bạn nhỏ giúp gia đình vác nước. | √ | |
b) Bạn nhỏ giúp gia đình giã gạo, nấu cơm | √ | |
c) Bạn nhỏ ôn lại bài chuẩn bị cho kì thi. | √ |
|
d) Bạn nhỏ tập kiếm chuẩn bị cho hội đồng diễn. | √ |
Trong đoạn thơ có viết “ Em dậy tự bao giờ/ Đang xăm xăm vác nước/ Con chim rừng vừa mách/ Em dậy từ tinh mơ/ Em đã đi tập kiếm/ Chuẩn bị hội đồng diễn/ Em đã ôn lại bài/ Thi học kì nay mai.”
Bài tập 4 trang 36. (2 điểm) Viết từ phù hợp trong ngoặc đơn vào chỗ trống để hoàn chỉnh các câu dưới đây.
Bạn nhỏ trong bài thơ Buổi sớm ở Mường Động là một học sinh ______ (chăm chỉ, chăm học). Mỗi buổi sáng, bạn đều dậy sớm giúp cha mẹ ________ (thực hành, làm) một số công việc vừa sức và ôn lại những________(bài, bài tập) đã học trước khi tới trường.
Bài giải chi tiết:
- chăm chỉ
- làm
- bài
Bạn nhỏ trong bài thơ Buổi sớm ở Mường Động là một học sinhchăm chỉ. Mỗi buổi sáng, bạn đều dậy sớm giúp cha mẹ làm một số công việc vừa sức và ôn lại những bài đã học trước khi tới trường.
Bài tập 5 trang 36. (5 điểm) Viết theo 1 trong 2 đề sau:
a) Viết đoạn văn kể về một buổi học thú vị của em.
b) Viết đoạn văn giới thiệu một bài đọc em đã học trong Bài 3.
Bài giải chi tiết:
a) Viết đoạn văn kể về một buổi học thú vị của em:
Hôm nay, lớp em có một buổi học thật thú vị về khoa học. Cô giáo dẫn cả lớp ra ngoài sân trường để thực hành trồng cây. Mỗi bạn đều được phát một chậu cây nhỏ và một gói hạt giống. Cô giáo hướng dẫn chúng em cách gieo hạt và chăm sóc cây. Em rất háo hức khi tự tay mình gieo những hạt giống vào đất. Sau đó, cô giáo còn giải thích về quá trình nảy mầm và phát triển của cây, khiến em hiểu rõ hơn về sự sống kỳ diệu của thực vật. Những câu hỏi thắc mắc của chúng em đều được cô giải đáp một cách tận tình. Cuối buổi, ai cũng vui vẻ khi nhìn thấy những chậu cây nhỏ xinh do chính mình trồng. Buổi học hôm nay không chỉ bổ ích mà còn giúp chúng em thêm yêu thiên nhiên và hiểu hơn về sự quan trọng của việc bảo vệ môi trường.
b) Viết đoạn văn giới thiệu một bài đọc em đã học trong Bài 3:
Trong Bài 3, em đã học bài "Làm thủ công". Đây là câu chuyện kể về hai bạn nhỏ, Lý và Diệp, khi làm bài tập thủ công ở lớp. Lý gặp khó khăn trong việc cắt chữ U từ giấy màu, trong khi Diệp thì cắt rất khéo. Diệp sẵn lòng giúp đỡ Lý, nhưng Lý nhận ra rằng để rèn luyện được kỹ năng khéo tay, mình phải tự làm. Với sự kiên trì và quyết tâm, Lý đã tự cắt được chữ U đẹp và nhận được lời khen từ cô giáo. Qua câu chuyện, em hiểu được tầm quan trọng của việc tự mình rèn luyện và không ngại khó khăn trong học tập. Bài học này còn nhấn mạnh về tình bạn và sự hỗ trợ lẫn nhau trong quá trình học tập, giúp em thêm tin tưởng vào khả năng của mình và sẵn sàng giúp đỡ bạn bè.
B. Tự nhận xét
Bài tập 1 trang 36. Em tự chấm điểm và cho biết mình đạt yêu cầu ở mức nào.
Bài giải chi tiết:
- Hs tự đánh giá về những điều em đạt yêu cầu.
Bài tập 2 trang 36. Em cần cố gắng thêm về mặt nào?
Bài giải chi tiết:
- Hs tự đánh giá về những điều em cần cố gắng thêm.
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
Nội dung quan tâm khác
Thêm kiến thức môn học
Giải VBT tiếng Việt 5 cánh diều , Giải VBT tiếng Việt 5 CD, Giải VBT tiếng Việt 5 bài 3: Bầu trời mùa thu
Bình luận