Lý thuyết trọng tâm Ngữ văn 9 Kết nối bài 9: Tình sông núi (Trần Mai Ninh)
Tổng hợp kiến thức trọng tâm Ngữ văn 9 kết nối tri thức bài 9: Tình sông núi (Trần Mai Ninh). Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
VĂN BẢN: TÌNH SÔNG NÚI
MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
- Nhận biết và phân tích được những điểm đặc sác của bài thơ trên cả hai mặt: nội dung và nghệ thuật.
- Nêu được những thay đổi trong suy nghĩ, tình cảm, lối sống và cách thưởng thức, đánh giá của cá nhân do văn bản đã học mang lại.
PHẦN I: TÁC GIẢ, TÁC PHẨM
1. Tác giả
Trần Mai Ninh (1917 - 1948) quê ở Hà Nội nhưng lớn lên ở Thanh Hoá. Thơ ông giàu tính cách tân, nóng bỏng tinh thần chiến đấu, tràn đầy niềm tin vào cách mạng và tương lai tươi sáng của đất nước, dân tộc.
2. Tác phẩm
In trong tập Thơ Việt Nam 1945 - 1975, NXB Tác phẩm mới, Hà Nội, 1976.
PHẦN II. TÌM HIỂU VĂN BẢN
1. Tìm hiểu chung về văn bản
a. Đề tài: quê hương, đất nước.
b. Cảm hứng chủ đạo: Tình yêu sâu sắc và niềm tự hào đối với Tổ quốc và con người Việt Nam.
c. Thể thơ: tự do.
d. Bố cục: Bài thơ có thể được chia thành 3 đoạn như sau:
+ Đoạn 1 (từ đầu đến Diên Khánh xanh um): niềm hân hoan, phấn chấn của nhà thơ trước vẻ đẹp kì thú của non nước miền Nam Trung Bộ.
+ Đoạn 2 (từ ... Tôi lim dim cặp mắt đến Tiếng thoi nghe dội rộn ràng vách nghiêng): sự lắng đọng trong cảm xúc của nhà thơ trước cảnh sống thanh bình do nhân dân lao động tạo nên qua lịch sử lâu dài.
+ Đoạn 3 (những câu thơ còn lại): suy ngẫm của nhà thơ về Tổ quốc đẹp tươi, gian lao và anh dũng với tư cách là thực thể "Trộn hoà lao động với giang sơn".
2. Tìm hiểu tình cảm của tác giả dành cho Tổ quốc
- Tình cảm sâu sắc và niềm tự hào được thể hiện từ sự ngợi ca vẻ đẹp trữ tình, thơ mộng; hùng vĩ, khoáng đạt của sông núi quê hương: Tác giả bắt đầu bài thơ bằng việc miêu tả các địa danh nổi tiếng của Việt Nam, từ sông Trà Khúc đến Nha Trang, với những từ ngữ như “nắng bột chen dừa", "gió buồn uốn éo", "mờ soi Bình Định trăng mờ”, ... thể hiện vẻ đẹp gần gũi, nên thơ của các địa danh này.
- Niềm say mê, tự hào trước vẻ đẹp trù phú của đất nước và cuộc sống cần lao của nhân dân: Tác giả miêu tả cuộc sống của người dân qua hình ảnh lao động hăng say, nơi “gầu nước gieo vàng" và "tiếng thoi nghe dội rộn ràng vách nghiêng". Những hình ảnh này thể hiện sự ấm áp, gần gũi của cộng đồng, sự gắn kết của con người với đất đai, thiên nhiên.
- Niềm tự hào về tình cảm lớn dành cho đất nước: Phần kết của bài thơ đưa ra những câu hỏi tu từ được lặp lại, từ đó nhấn mạnh không có tình yêu nào vĩ đại và cao cả hơn tình yêu dành cho Tổ quốc. Đó là niềm tự hào dân tộc và tình cảm sâu sắc của tác giả đối với Tổ quốc.
- Góc nhìn đưa lại cho tác giả những khám phá mới mẻ về đất nước: đất nước gắn liền với "lao động" (Trộn hoà lao động với giang sơn), tức là gắn liền với nhân dân, với tầng lớp cần lao đã đổ bao mồ hôi, xương máu để tạo lập, điểm tô, gìn giữ. Xét theo lịch sử phát triển của thơ trữ tình Việt Nam, đây là góc nhìn rất mới mẻ, chỉ xuất hiện từ khi trong ý thức xã hội hình thành một quan niệm mang tính cách mạng về vai trò của quần chúng nhân dân.
- Cách tác giả tự bộc lộ mình trong bài thơ: xây dựng hình tượng "tôi" trong tư cách một đầu mối của mọi quan sát, liên hệ, suy ngẫm; sử dụng nhiều từ ngữ thể hiện trực tiếp quan điểm nhìn nhận, đánh giá về đối tượng quan sát, chiêm ngưỡng (buồn, rộng, lì, cao vun vút, vừa đẹp - vừa lành, dịu màu tươi, đẹp, giàu, ... ); dùng các câu hỏi tu từ để thể hiện vai trò dẫn dắt cảm xúc và định hướng suy nghĩ cho người đọc (Hỏi ai tới đó sao đành lòng đi ?; Có mối tình nào hơn thế nữa ?; Có mối tình nào hơn/ Tổ quốc?) ;... Qua cách tự bộc lộ mình như vậy, có thể thấy tác giả là người rất mực yêu quý vẻ đẹp của đất nước, hết sức kính trọng và biết ơn nhân dân, quan tâm tìm hiểu cội nguồn sức sống của dân tộc.
- Việc tác giả xác lập chỗ đứng của mình trong cộng đồng dân tộc: tác giả đã hình dung mình như một người con của nhân dân, người thừa hưởng bao thành quả tốt đẹp mà tiền nhân đã tạo dựng, đồng thời là người sẵn sàng gánh trách nhiệm giữ gìn, bảo vệ Tổ quốc cùng những đứa con trung hiếu khác trong cộng đồng dân tộc.
- Khi nói về những người con của đất nước, tầng lớp cần lao là đối tượng được tác giả đặt vào vị trí trung tâm. Mọi chi tiết, hình ảnh về hoạt động của con người đều được khai thác từ thực tế cuộc sống của tầng lớp này: lá thuyền, mái tranh, rẫy, vạn chài, tiếng thoi, Bắp căng như đồng/ Tay ghì cán cuốc/ Tay ghì tay xe, ...
- Việc tập trung miêu tả, thể hiện hình ảnh những người cần lao (hình ảnh nhân dân lao động) cho thấy nhận thức của tác giả: đất nước, Tổ quốc là thành tựu vĩ đại mà nhân dân tạo nên; đất nước, Tổ quốc với nhân dân là một.
3. Một vài nét đặc sắc về nghệ thuật
- Bài thơ sử dụng những hình ảnh sinh động, tự nhiên để khắc hoạ vẻ đẹp của đất nước.
- Ngôn ngữ nhẹ nhàng, tinh tế kết hợp với hệ thống các biện pháp tu từ phong phú.
- Thể thơ tự do không bị gò bó bởi những quy tắc về vần diệu hay số lượng chữ (tiếng) trong mỗi dòng thơ, cho phép nhà thơ tự do thể hiện những tình cảm, cảm xúc chân thật của mình.
PHẦN III. TỔNG KẾT
- Văn bản diễn tả sự phong phú và đa dạng của phong cảnh tự nhiên, từ dó làm nổi bật vẻ đẹp và sự hùng vĩ của thiên nhiên Việt Nam.
- Bài thơ dã thể hiện những khám phá mới mẻ của tác giả về đất nước: đất nước gắn liền với "lao động", tức là gắn liền với nhân dân, với tầng lớp cần lao đã đổ bao mồ hôi, xương máu để tạo lập, điểm tô, gìn giữ non sông.
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
Nội dung quan tâm khác
Thêm kiến thức môn học
Tóm tắt kiến thức Ngữ văn 9 KNTT bài 9: Tình sông núi (Trần Mai Ninh), kiến thức trọng tâm Ngữ văn 9 kết nối tri thức bài 9: Tình sông núi (Trần Mai Ninh), Ôn tập Ngữ văn 9 kết nối tri thức bài 9: Tình sông núi (Trần Mai Ninh)
Giải bài tập những môn khác
Môn học lớp 9 KNTT
5 phút giải toán 9 KNTT
5 phút soạn bài văn 9 KNTT
Văn mẫu 9 kết nối tri thức
5 phút giải KHTN 9 KNTT
5 phút giải lịch sử 9 KNTT
5 phút giải địa lí 9 KNTT
5 phút giải hướng nghiệp 9 KNTT
5 phút giải lắp mạng điện 9 KNTT
5 phút giải trồng trọt 9 KNTT
5 phút giải CN thực phẩm 9 KNTT
5 phút giải tin học 9 KNTT
5 phút giải GDCD 9 KNTT
5 phút giải HĐTN 9 KNTT
Môn học lớp 9 CTST
5 phút giải toán 9 CTST
5 phút soạn bài văn 9 CTST
Văn mẫu 9 chân trời sáng tạo
5 phút giải KHTN 9 CTST
5 phút giải lịch sử 9 CTST
5 phút giải địa lí 9 CTST
5 phút giải hướng nghiệp 9 CTST
5 phút giải lắp mạng điện 9 CTST
5 phút giải cắt may 9 CTST
5 phút giải nông nghiệp 9 CTST
5 phút giải tin học 9 CTST
5 phút giải GDCD 9 CTST
5 phút giải HĐTN 9 bản 1 CTST
5 phút giải HĐTN 9 bản 2 CTST
Môn học lớp 9 cánh diều
5 phút giải toán 9 CD
5 phút soạn bài văn 9 CD
Văn mẫu 9 cánh diều
5 phút giải KHTN 9 CD
5 phút giải lịch sử 9 CD
5 phút giải địa lí 9 CD
5 phút giải hướng nghiệp 9 CD
5 phút giải lắp mạng điện 9 CD
5 phút giải trồng trọt 9 CD
5 phút giải CN thực phẩm 9 CD
5 phút giải tin học 9 CD
5 phút giải GDCD 9 CD
5 phút giải HĐTN 9 CD
Trắc nghiệm 9 Kết nối tri thức
Trắc nghiệm 9 Chân trời sáng tạo
Trắc nghiệm 9 Cánh diều
Tài liệu lớp 9
Văn mẫu lớp 9
Đề thi lên 10 Toán
Đề thi môn Hóa 9
Đề thi môn Địa lớp 9
Đề thi môn vật lí 9
Tập bản đồ địa lí 9
Ôn toán 9 lên 10
Ôn Ngữ văn 9 lên 10
Ôn Tiếng Anh 9 lên 10
Đề thi lên 10 chuyên Toán
Chuyên đề ôn tập Hóa 9
Chuyên đề ôn tập Sử lớp 9
Chuyên đề toán 9
Chuyên đề Địa Lý 9
Phát triển năng lực toán 9 tập 1
Bài tập phát triển năng lực toán 9
Bình luận