Lý thuyết trọng tâm ngữ văn 8 cánh diều bài 6: Lão Hạc
Tổng hợp kiến thức trọng tâm ngữ văn 8 cánh diều bài 6 Lão Hạc. Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
BÀI 6. VĂN BẢN. LÃO HẠC
I. TÌM HIỂU CHUNG
1. Tác giả, tác phẩm
a. Tác giả
- Nam Cao tên thật là Trần Hữu Tri, ở Lý Nhân, Hà Nam.
- Phong cách sáng tác: Đề cao tư tưởng con người: Quan tâm tới đời sống tinh thần của con người, luôn hứng thú khám phá "con người trong con người", đi sâu khám phá nội tâm nhân vật. Ông có phong cách triết lý trữ tình sắc lạnh.
- Ông quan niệm: Tác phẩm "phải chứa đựng được một cái gì lớn lao, mạnh mẽ, vừa đau đớn, lại vừa phấn khởi; ca tụng tình yêu, bác ái, công bằng” và "Văn chương không cần đến sự khéo tay, làm theo một cái khuôn mẫu. Văn chương chỉ dung nạp những người biết đào sâu, biết tìm tòi, khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo ra cái gì chưa có”.
- Ông để lại khối lượng tác phẩm lớn với nhiều thể loại truyện ngắn, tiểu thuyết, kịch, truyện ký như các tác phẩm: “Sống mòn”, “Lão Hạc”, “Chí Phèo”, “Giăng sáng”, “Đôi mắt”, ...
b. Tác phẩm
- “Lão Hạc” (1943) là truyện ngắn xuất sắc viết về người nông dân của Nam Cao
II. TÓM TẮT, NHÂN VẬT VÀ NGÔN NGỮ KỂ CHUYỆN
1. Tóm tắt
Vợ đã mất, con trai vì nghèo mà không lấy được vợ nên phẫn chí xin đi mộ phu đồn điền cao su, một mình lão Hạc thui thủi bầu bạn cùng cậu Vàng. Thế nhưng cuối cùng lão vẫn phải tính toán để bán cậu Vàng đi vì tình cảnh ngặt nghèo. Sau khi bán chó, lão Hạc gửi gắm ông giáo tiền bạc và nhờ ông giáo giúp trông nom nhà cửa. Cuối cùng, lão Hạc tử từ bằng bả chó, gây bất ngờ cho mọi người và để lại nhiều xót xa, ngậm ngùi cho ông giáo
2. Nhân vật
- Những nhân vật sau đáng chú ý: lão Hạc, ông giáo
- Các nhân vật được miêu tả qua các phương diện: cảm xúc, suy nghĩ, hành động, lời nói, …
III. TÌM HIỂU CHI TIẾT
1. Nhân vật lão Hạc
a. Hoàn cảnh
Biểu hiện | Đối tượng thuật lại |
- Nghèo khổ, vợ đã mất sớm, đứa con trai duy nhất bỏ đi làm phu đồn điền cao su - Sống cô đơn, chỉ bầu bạn với con chó mà con trai từng nuôi | - Chính lão Hạc thuật lại - Qua lời kể của nhân vật ông giáo |
- Sau trận ốm nặng, lão đã không còn đủ sức đi làm thuê, làm mướn như trước được nữa - Cuối cùng, lão đành đau đớn bán đi con chó | - Chính lão Hạc thuật lại - Qua lời kể của ông giáo |
- Sau khi nhờ ông giáo giữ tiền lo ma chay và giấy tờ mảnh vườn để lại cho con, lão Hạc sống rất khổ sở - Cuối cùng, lão xin bả chó của Binh Tư để kết thúc cuộc đời trong vật vã, đau đớn | Chủ yếu qua lời kể của nhân vật ông giáo |
b. Việc bán con chó Vàng
- Hành động sau khi bán chó:
+ “Cố làm ra vẻ vui vẻ” nhưng “trông lão cười như mếu”
+ Khóc tu tu
- Tâm trạng sau khi bán chó:
+ Cảm thấy tội lỗi, tệ bạc khi lừa một con chó
+ Đau đớn, dằn vặt vì quá thương cậu Vàng
+ Chua chát, cay đắng cho số phận cơ cực của bản thân
- Nguyên nhân dẫn tới hành động và tâm trạng trên:
+ Việc “lừa một con chó” mâu thuẫn với nhân cách tử tế từ trước tới giờ của lão Hạc
+ Lão Hạc xem cậu Vàng như một người bạn, thậm chí là một người thân của mình
+ Cậu Vàng là kỉ niệm cũng như là sự kết nối duy nhất của lão và con trai
+ Lão Hạc nhận thức được sự bế tắc của số phận khi phải lừa một con chó
c. Cái chết của lão Hạc
- Việc làm trước khi chết:
+ Nhờ ông giáo đứng tên văn tự để trông nom ba sào vườn
+ Gửi ông giáo ba mươi đồng để làm đám tang nếu lão có mệnh hệ gì
- Diễn biến của cái chết:
+ “Vật vã trên giường, đầu tóc rũ rượi, quần áo xộc xệch, hai mắt long sòng sòng”, “tru tréo, bọt mép sủi ra, khắp người chốc chốc lại giật mạnh một cái, nảy lên”
+ Chịu sự hành hạ khổ sở đến hai giờ đồng hồ rồi mới chết
- Nhận xét về nhân vật
+ Đói nghèo đã buộc nhân vật phải bán đi kỉ vật của con trai và cũng là người bạn thân thiết của bản thân
+ Bao nhiêu cơ cực đã đẩy nhân vật vào đường cùng, đành phải chọn cái chết để bảo toàn tài sản cho con và giữ gìn lòng tự trọng cho bản thân
-> Số phận: đầy bi thảm
+ Rất mực thương con, luôn muốn vun đắp, dành dụm tất cả những gì có thể có để con được sống hạnh phúc
+ Dù trong hoàn cảnh khốn cùng vẫn giữ lòng tự trọng
-> Phẩm chất rất tốt đẹp
2. Nhân vật ông giáo
a. Hoàn cảnh
- Có hoàn cảnh tương tự lão Hạc
+ Nghèo khổ, vất vả
+ Vì cuộc sống mà phải dứt ruột bán đi những thứ vô cùng quý giá với bản thân
- Ít nhiều gắn bó với lão Hạc
+ Được lão chia sẻ những dự định, nỗi niềm
+ Được lão tin tưởng nhờ cậy hai chuyện quan trọng cuối cùng
b. Suy nghĩ
- Thường có sự đối chiếu giữa hoàn cảnh của bản thân với hoàn cảnh của lão Hạc
- Có những bình luận, đánh giá khá sắc sảo, tinh tế về những chuyện lão Hạc kể hoặc những điều mình biết về lão Hạc
- Càng về cuối tác phẩm càng nhiều những day dứt, suy tư về nhân thế
c. Tình cảm, thái độ dành cho lão Hạc
- Thoạt đầu có vẻ dửng dưng, thờ ơ khi nghe chuyện lão Hạc muốn bán chó và tâm sự về con trai
- Cảm thông, chia sẻ, muốn giúp đỡ khi thấy lão Hạc đau đớn vì bán chó
- Buồn bã, khó hiểu khi lão Hạc từ chối sự giúp đỡ
- Thoáng nghi ngờ, thất vọng khi nghe Binh Tư kể chuyện lão Hạc xin bả chó
- Thương cảm, xót xa khi chứng kiến cái chết của lão Hạc và nguyện làm theo những mong muốn của lão để lão ra đi được nhẹ lòng
d. Vai trò
- Bộc lộ tình cảm, thái độ của nhà văn dành cho nhân vật lão Hạc
IV. TỔNG KẾT
1. Nội dung
- Truyện ngắn “Lão Hạc” đã kể lại một cách chân thực, cảm động số phận đau thương và phẩm chất cao quý của người nông dân cùng khổ trong xã hội thực dân nửa phong kiến nước ta trước Cách mạng tháng 8/1945
- Thông qua truyện ngắn Lão Hạc, nhà văn thể hiện sư xót xa, đau đớn cho số phận bi thảm của người nong dân trong xã hội cũ; đồng thời trân trọng, ngợi ca vẻ đẹp tiềm ẩn của người nông dân dù trong hoàn cảnh khốn cùng vẫn giữ lòng tự trọng. Và cuối cùng, nhà văn đã chia sẻ, cảm thông với những khát vọng, ước mơ chính đáng của họ
2. Nghệ thuật
- Xây dựng nhân vật sinh động, khắc hoạ tâm lí tinh tế
- Trần thuật bằng ngôi thứ nhất làm tăng tính khách quan, chân thực cho câu chuyện
- Kết hợp linh hoạt tự sự và một số phương thức biểu đạt khác
3. Đặc trưng thể loại
a. Tình huống truyện
- Cách kể chuyện hấp dẫn tự nhiên
- Miêu tả tinh tế, chân thực diễn biến tâm trạng của nhân vật
b. Xây dựng nhân vật
- Xây dựng nhân vật rất chân thực, mộc mạc và chi tiết
c. Ngôn ngữ
- Ngôn ngữ gần gũi, giản dị nhưng được chọn lọc kĩ, tạo nên sức gợi
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
Bình luận