Lý thuyết trọng tâm Khoa học tự nhiên 9 Cánh diều bài 37: Đột biến nhiễm sắc thể

Tổng hợp kiến thức trọng tâm Khoa học tự nhiên 9 Cánh diều bài 37: Đột biến nhiễm sắc thể. Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo

BÀI 37: ĐỘT BIẾN NHIỄM SẮC THỂ

A - MỤC TIÊU BÀI HỌC

- Nêu được khái niệm đột biến nhiễm sắc thể. Lấy được ví dụ minh họa.

- Trình bày được ý nghĩa và tác hại của đột biến nhiễm sắc thể.

B - NHỮNG KIẾN THỨC CẦN GHI NHỚ

I. KHÁI NIỆM ĐỘT BIẾN NHIỄM SẮC THỂ

- Đột biến nhiễm sắc thể là sự biến đổi trong cấu trúc hoặc số lượng của nhiễm sắc thể.

II. ĐỘT BIẾN CẤU TRÚC NHIỄM SẮC THỂ

1. Khái niệm

- Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể là những biến đổi trong cấu trúc nhiễm sắc thể.

2. Phân loại

- Đột biến mất đoạn;

BÀI 37: ĐỘT BIẾN NHIỄM SẮC THỂ

- Đột biến lặp đoạn;

BÀI 37: ĐỘT BIẾN NHIỄM SẮC THỂ

- Đột biến đảo đoạn;

BÀI 37: ĐỘT BIẾN NHIỄM SẮC THỂ

- Đột biến chuyển đoạn

BÀI 37: ĐỘT BIẾN NHIỄM SẮC THỂ

3. Tác hại và ý nghĩa

Tác hại

- Thay đổi số lượng, trật tự các gene.

- Ảnh hưởng đến mối quan hệ của các gene, sức sống của sinh vật.

Ví dụ: 

+ Đột biến chuyển đoạn giữa NST số 9 và số 22 dẫn đến bệnh ung thư bạch cầu tủy cấp tính;

BÀI 37: ĐỘT BIẾN NHIỄM SẮC THỂ

+ Đột biến làm mất một đoạn trên cánh ngắn của NST số 5 gây ra hội chứng cri-du-chat (hội chứng mèo kêu), trẻ mang đột biến này có tiếng khóc giống mèo kêu và thường tử vong trong năm đầu đời sau sinh.

BÀI 37: ĐỘT BIẾN NHIỄM SẮC THỂ

+ Mất đoạn cánh dài NST số 11 gây hội chứng Jacobsen.

BÀI 37: ĐỘT BIẾN NHIỄM SẮC THỂ BÀI 37: ĐỘT BIẾN NHIỄM SẮC THỂ

Ý nghĩa

- Nguồn biến dị cho tiến hóa và chọn giống.

Ví dụ: 

+ Đột biến chuyển đoạn NST xảy ra ở tổ tiên chung của người và tinh tinh làm dung hợp hai NST tâm mút thành NST tâm giữa, tạo nên NST số 2 ở người. Vì vậy, người có 46 NST, còn tinh tinh vẫn giữa nguyên bộ NST của tổ tiên chung là 48 NST.

+ Sử dụng đột biến mất đoạn để loại bỏ các gene quy định các tính trạng bất lợi ở một số giống cây trồng.

III. ĐỘT BIẾN SỐ LƯỢNG NHIỄM SẮC THỂ

1. Khái niệm

- Đột biến số lượng nhiễm sắc thể là những thay đổi về số lượng xảy ra ở một hoặc một số cặp nhiễm sắc thể hoặc cả bộ nhiễm sắc thể.

2. Phân loại

- Đột biến lệch bội:  2n + 1, 2n – 1,...

- Đột biến đa bội: 3n, 4n,..., (2n loài A + 2n loài B).

3. Tác hại và ý nghĩa

Tác hại

- Mất cân bằng hệ gene, ảnh hưởng sức sống, sức sinh sản của sinh vật.

Ví dụ: 

+ Người mắc hội chứng Edward mang đột biến lệch bội có 3 NST số 18 (2n + 1 = 47).

+ Người mắc hội chứng Turner chỉ có một NST X, 2n = 45.

+ Người mắc hội chứng Down, có 3 NST số 21, 2n = 46.

+ Người mắc hội chứng siêu nữ có 3 NST X (XXX)

Ý nghĩa

- Nguyên liệu cho chọn, tạo giống quả không hạt, sinh vật có năng suất cao hơn.

Ví dụ: 

+ Giống chuối nhà hay dưa hấu, nho, cam,... tam bội (3n) thường không có hạt.   

+ Tôm sú 3n,...

- Nguyên liệu cho quá trình tiến hóa và chọn giống.

Ví dụ: 

+ Cà độc dược (Datura stramonium, 2n = 24 phát hiện 12 kiểu hình đột biến.

+ Nhiều giống cây đột biến đa bội cho năng suất cao

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

Tóm tắt kiến thức Khoa học tự nhiên 9 CD bài 37: Đột biến nhiễm sắc thể, kiến thức trọng tâm Khoa học tự nhiên 9 Cánh diều bài 37: Đột biến nhiễm sắc thể, Ôn tập Khoa học tự nhiên 9 Cánh diều bài 37: Đột biến nhiễm sắc thể

Bình luận

Giải bài tập những môn khác