Lý thuyết trọng tâm khoa học tự nhiên 8 cánh diều bài 8: Acid

Tổng hợp kiến thức trọng tâm khoa học tự nhiên 8 cánh diều bài 8: Acid. Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

I. KHÁI NIỆM ACID

Acid là những hợp chất trong phân tử có nguyên tử hydrogen liên kết với gốc acid. Khi tan trong nước, acid tạo ra ion H+.

II. TÍNH CHẤT HÓA HỌC CỦA  ACID

1. LÀM ĐỔI MÀU CHẤT CHỈ THỊ

Dung dịch acid làm quỳ tím chuyển sang màu đỏ.

=> Quỳ tím được dùng làm chất chỉ thị màu để nhận ra dung dịch acid.

2. TÁC DỤNG VỚI KIM LOẠI

Dung dịch acid tác dụng được với nhiều kim loại tạo ra muối và khí hydrogen.

=> Phương trình tổng quát :

Acid + Kim loại → Muối + Hydrogen

III. ỨNG DỤNG CỦA MỘT SỐ ACID

1. HYDROCLORIC ACID (HDCL)

  • Hydrochloric acid có trong dạ dày của người và động vật giúp tiêu hóa thức ăn.
  • Được sử dụng nhiều trong công nghiệp.

2. SUNFURIC ACID ($H_{2}SO_{4}$)

Sulfuric acid là một hóa chất quan trọng được sử dụng nhiều trong công nghiệp.

3. ACETIC ACID ($CH_3COOH$)

Acetic acid là một acid hữu cơ có trong giấm ăn với nồng độ khoảng 4%.

 

Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm: Tóm tắt kiến thức khoa học tự nhiên 8 CD bài 8 Acid, kiến thức trọng tâm khoa học tự nhiên 8 cánh diều bài 8: Acid, Ôn tập khoa học tự nhiên 8 cánh diều bài Acid

Bình luận

Giải bài tập những môn khác