Lý thuyết trọng tâm khoa học tự nhiên 8 cánh diều bài 4: Mol và tỉ khối chất khí

Tổng hợp kiến thức trọng tâm khoa học tự nhiên 8 cánh diều bài 4: Mol và tỉ khối chất khí. Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

I. Khái niệm mol

  • Mol là lượng chất có chứa $6,022 × 10^{23}$ hạt vi mô (nguyên tử, phân tử,…) của chất đó. 
  • Số $6,022 × 10^{23}$ được gọi là số Avogadro, được kí hiệu là NA 
  • Ví dụ : 
    • 1 mol nguyên tử đồng (Cu) là lượng đồng có chứa $6,022 . 10^{23}$ nguyên tử Cu.
    • 1 mol phân tử nước ($H_2O$) là lượng nước có chứa $6,022 . 10^{23}$ phân tử $H_2O$.

a) 2 mol nguyên tử nhôm là lượng nhôm có chứa $2 . 6,022 . 10^{23} = 12,044 . 10^{23}$ nguyên tử nhôm

b) 1,5 mol nguyên tử carbon là lượng carbon có chứa $1,5 . 6,022 . 10^{23} = 9,033 . 10^{23}$ nguyên tử carbon 

II. Khối lượng mol

  • Khối lượng mol (kí hiệu là M) của một chất là khối lượng tính bằng gam của N nguyên tử hoặc phân tử chất đó. 
  • Đơn vị: gam/mol
  • Khối lượng mol nguyên tử hay phân tử của một chất có cùng trị số với khối lượng nguyên tử hay phân tử chất đó tính theo đơn vị amu. 
  • Ví dụ: 
    • Khối lượng nguyên tử oxygen là 16 amu, khối lượng mol nguyên tử của oxygen là 16 gam/mol.
    • Khối lượng phân tử nước là 18 amu, khối lượng mol phân tử của nước là 18 gam/mol
    • Khối lượng 1 mol nguyên tử đồng là: $M_{Cu} = 64 g/mol$
    • Khối lượng 1 mol nguyên tử sodium chloride là $M_{NaCl} = 58,5 g/mol$
    • Khối lượng mol nguyên tử hydrogen là $M_H = 1 g/mol$
    • Khối lượng mol nguyên tử nitrogen là $M_N = 14 g/mol$
    • Khối lượng mol nguyên tử magnesium là $M_{Mg}= 24 g/mol$

III. Chuyển đổi giữa số mol chất và khối lượng

Nếu đặt n là số mol chất, M là khối lượng mol chất và m là khối lượng chất, ta có công thức :

n = mM (mol)  m = n  M (gam) ; 

M = mn (gam/mol) 

Ví dụ:

Chất

Khối lượng phân tử (g/mol)

Khối lượng (g)

Số mol

Urea

60

3

0,05

Nước

18

27

1,5

Sắt

56

11,2

0,2

IV. Thể tích mol của chất khí

  • Thể tích mol của chất khí là thể tích chiếm bởi N phân tử của chất khí đó.
  • Một mol bất kì chất khí nào cũng chiếm những thể tích bằng nhau khi ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất

V. Chuyển đổi giữa lượng chất và thể tích chất khí

Nếu đặt n là số mol chất khí, V là thể tích chất khí ở điều kiện chuẩn thì ta có biểu thức:

V = 24,79  n (lít)  n = V24,79 (mol)

1. 

Thể tích 1,5 mol khí $25^{\circ}C$, 1 bar là:

V = 24,79 × 1,5 = 37,185 (l)

2. 

Số mol khí là: 1 + 4  = 5 (mol)

Thể tích hỗn hợp khí thu được là:

V = 24,79 × 5 = 123,95 (l)

VI. Tỉ khối của chất khí

  • Tỉ khối của khí A đối với khí B là tỉ số giữa khối lượng mol của khí A và khối lượng mol của khí B. 
  • Công thức:

$d_{A/B} = MAMB$

  • $d_{A/B}$  cho biết khí A nặng hay nhẹ hơn khí B bao nhiêu lần
 

Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm: Tóm tắt kiến thức khoa học tự nhiên 8 CD bài 4 Mol và tỉ khối chất khí, kiến thức trọng tâm khoa học tự nhiên 8 cánh diều bài 4: Mol và tỉ khối chất khí, Ôn tập khoa học tự nhiên 8 cánh diều bài Mol và tỉ khối chất khí

Bình luận

Giải bài tập những môn khác