Lý thuyết trọng tâm khoa học tự nhiên 7 chân trời bài 37: Sinh sản ở sinh vật

Tổng hợp kiến thức trọng tâm khoa học tự nhiên 7 chân trời sáng tạo bài 37: Sinh sản ở sinh vật. Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo

1. KHÁI NIỆM SINH SẢN

Sinh sản ở sinh vật là quá trình tạo ra những cá thể mới, đảm bảo sự phát triển liên tục của loài.

2. SINH SẢN VÔ TÍNH Ở SINH VẬT

  • Sinh sản vô tính là hình thức sinh sản không có sự kết hợp của giao tử đực và giao tử cái, con sinh ra giống nhau và giống cơ thể mẹ.
  • Sinh sản sinh dưỡng là hình thức sinh sản mà cơ thể mới được hình thành từ một bộ phận (rễ, thân, lá) của cơ thể mẹ.
  • Một số hình thức sinh sản vô tính ở động vật như mọc chồi, phân mảnh (tái sinh).
  • Sinh sản vô tính duy trì được một số đặc điểm tốt từ cơ thể mẹ và tạo ra số lượng lớn cá thể mới trong thời gian ngắn.
  • Trong thực tiễn, con người ứng dụng các hình thức sinh sản vô tính như giâm cành, chiết cành, ghép cành ghép cây, nuôi cấy mô thực vật để tạo số lượng lớn cây giống trong thời gian ngắn.

3. SINH SẢN HỮU TÍNH Ở SINH VẬT

a. Sinh sản hữu tính ở thực vật

  • Sinh sản hữu tính là hình thức sính sản có sự kết hợp giữa giao tử đực và giao tử cái tạo thành hợp tử, hợp tử phảt triển thành cơ thể mới. 
  • Hoa là cơ quan sinh sản hữu tính ở thực vật Hạt kín. Các bộ phận của hoa gồm: cuống hoa, đế hoa, lá đài (đài hoa), cánh hoa (tràng hoa), nhị hoa (cơ quan sinh sản đực), nhuỵ hoa (cơ quan sinh sản cái). Hoa có cả nhị và nhuỵ được gọi là hoa lưỡng tính; hoa chỉ có nhị hoặc nhuỵ gọi là hoa đơn tính.
  • Thụ phấn là hiện tượng hạt phấn tiếp xúc lên đầu nhuỵ
  • Thụ tinh là sự kết hợp của giao tử đực với giao tử cái để tạo thành hợp tử.
  • Quả do bầu nhuỵ phát triển thành, quả lớn lên được là do tế bào phân chia. Khi quả lớn lên và chuyển từ xanh đến chín, quả có độ cứng, màu sắc, hương vị đặc trưng.

b. Sinh sản hữu tính ở động vật

  • Quá trình sinh sản hữu tính ở động vật gồm ba giai đoạn: hình thành giao tử đực (tinh trùng) và giao tử cái (trứng); thụ tinh tạo thành hợp tử; phát triển phối và hình thành cơ thể mới.
  • Hình thức sinh sản hữu tính ở động vật gồm có động vật đẻ trứng (một số loài bò sát, chim), động vật đẻ con (thú)
  • Sinh sản hữu tính đã tạo ra những cá thể mới đa dạng, kết hợp được các đặc tính tốt của bố và mẹ. Vì vậy, chúng thích nghi hơn trước điều kiện môi trường luôn thay đổi.

KẾT LUẬN CHUNG

Ứng dụng sinh sản hữu tính trong thực tiễn nhằm tạo ra các giống vật nuôi và cây trồng mới cho năng suất cao, chất lượng tốt, thích nghi tốt với điều kiện môi trường và đáp ứng nhu cầu của con người.

Nội dung quan tâm khác

Từ khóa tìm kiếm: Tóm tắt kiến thức khoa học tự nhiên 7 CTST bài 37: Sinh sản ở sinh vật, kiến thức trọng tâm KHTN 7 chân trời bài 37: Sinh sản ở sinh vật, Ôn tập KHTN 7 chân trời bài Sinh sản ở sinh vật

Bình luận

Giải bài tập những môn khác