Lý thuyết trọng tâm khoa học tự nhiên 7 cánh diều bài 27: Khái quát về cảm ứng và cảm ứng ở thực vật
Tổng hợp kiến thức trọng tâm khoa học tự nhiên 7 cánh diều bài 27: Khái quát về cảm ứng và cảm ứng ở thực vật. Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
I. KHÁI NIỆM CẢM ỨNG VÀ VAI TRÒ CỦA CẢM ỨNG ĐỐI VỚI SINH VẬT
- Khái niệm: Cảm ứng là khả năng tiếp nhận và phản ứng (trả lời) thích hợp với các kích thích từ môi trường, đảm bảo cho sinh vật tồn tại và phát triển.
- Vai trò của cảm ứng: Nhờ có cảm ứng mà sinh vật trả lời được các kích thích từ môi trường, từ đó giúp sinh vật tồn tại, phát triển thích nghi với sự thay đổi của môi trường luôn biến đổi trong một giới hạn nhất định.
II. CẢM ỨNG Ở THỰC VẬT
- Ở thực vật, khi nhận kích thích, cảm ứng biểu hiện bằng sự vận động của cơ quan. Các hình thức cảm ứng như:
- Hướng sáng: với cây ưa sáng mạnh cần trồng ở nơi quang đãng, mật độ thưa, cây ưa bóng cần trồng dưới tán cây.
- Hướng tiếp xúc: Cần làm giàn cho thân cây leo (thiên lí, dưa chuột,…).
- Hướng hóa: có loại cây cần bón phân sát bề mặt đất (cây lúa, cây dừa…), loại cây khác bón phân cần đào hố (cây cam, cây mít)…
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
Nội dung quan tâm khác
Thêm kiến thức môn học
Từ khóa tìm kiếm: Tóm tắt kiến thức khoa học tự nhiên 7 CD bài 27: Khái quát về cảm ứng và cảm ứng ở thực vật, kiến thức trọng tâm KHTN 7 cánh diều bài 27: Khái quát về cảm ứng và cảm ứng ở thực vật, Ôn tập KHTN 7 cánh diều bài Khái quát về cảm ứng và cảm ứng ở thực vật
Bình luận