Lý thuyết trọng tâm Công nghệ 9 Chế biến thực phẩm cánh diều bài 3: Lựa chọn thực phẩm

Tổng hợp kiến thức trọng tâm Công nghệ 9 Chế biến thực phẩm cánh diều bài 3: Lựa chọn thực phẩm. Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo

BÀI 3. LỰA CHỌN THỰC PHẨM

A - MỤC TIÊU BÀI HỌC

- Giới thiệu chung về các nhóm thực phẩm: nhóm các loại hạt đậu đỗ và có dầu; nhóm lương thực; nhóm dầu ăn, mỡ; nhóm trứng và các sản phẩm từ trứng; nhóm sữa và các sản phẩm từ sữa; nhóm thịt, cá và hải sản; nhóm rau, củ, quả có màu vàng, da cam, đỏ, xanh thẫm; nhóm rau, củ, quả khác.

- Cách lựa chọn các loại thực phẩm thông dụng: các loại hạt; khoai củ; sữa; thịt lợn (thịt heo), thịt bò; cá và các loại thủy hải sản; trứng; rau, củ và quả; dầu ăn; thực phẩm chế biến sẵn.

B - NHỮNG KIẾN THỨC CẦN GHI NHỚ

I. CÁC NHÓM THỰC PHẨM

Tám nhóm thực phẩm:

  • Nhóm các loại hạt đậu đỗ và có dầu

  • Nhóm sữa và các sản phẩm từ sữa

  • Nhóm lương thực

  • Nhóm thịt, cá và hải sản

  • Nhóm dầu ăn, mỡ

  • Nhóm rau, củ, quả có màu vàng, da cam, đỏ, xanh thẫm

  • Nhóm trứng và các sản phẩm từ trứng

  • Nhóm rau, củ, quả khác

II. CÁCH LỰA CHỌN THỰC PHẨM

Thực phẩm tuy đa dạng nhưng có thể lựa chọn theo những tiêu chí chung sau:

  • Màu sắc: tự nhiên, đặc trưng cho từng loại sản phẩm, không có đốm màu khác lạ

  • Mùi: mùi thơm đặc trưng của sản phẩm đối với các loại hạt, không có mùi lạ

  • Trạng thái: rau, củ, quả không dập nát, không có các biểu hiện thối, hỏng; thịt, cá không chảy nước, mềm nhũn

  • Nguồn gốc xuất xứ: thông tin sản phẩm rõ ràng, đồ hộp có đầy đủ nhãn mác

1. Các loại hạt

  • Hạt tươi: chọn hạt đồng đều, màu sắc tươi sáng, không đổi màu, không dính đất và tạp chất, không mọc mầm

  • Hạt khô: chọn hạt điều nhau, màu sắc tự nhiên, có mùi thơm đặc trưng, không mọc mầm, không mối mọt

2. Khoai củ

  • Chọn khoai nguyên củ, không dập nát, gãy vụn, chảy nhựa

  • Không chọn củ bị hà, có sâu, mùi hôi chua, mốc hoặc mùi lạ

3. Sữa

  • Chọn sản phẩm có đầy đủ nhãn mác, hạn sử dụng, thông tin dinh dưỡng đặc biệt là hàm lượng chất béo, chất đạm, calcium, lượng đường bổ sung

  • Lựa chọn sản phẩm phù hợp với lứa tuổi hoặc đối tượng sử dụng.

4. Thịt lợn (thịt heo), thịt bò

  • Chọn thịt lợn có màu đỏ tươi, bề mặt hơi se lại, bì (da) trắng mềm; phần mỡ có màu sáng, chắc, có mùi đặc trưng, miếng thịt dẻo

  • Chọn thịt bò có màu đỏ tươi, mỡ có màu vàng nhạt, gân bò có màu trắng

5. Các loại gia cầm

  • Đối với con còn sống, nên chọn con khỏe mạnh, màu đỏ tươi, lông trơn mượt, mắt sáng/ nhìn linh hoạt

  • Khi mua thịt thì chọn thịt có mặt ngoài hơi khô ráo, đeo găng tay nylon chạm vào thịt không có cảm giác dính, dùng ngón tay đè mạnh xuống thịt lập tức đàn hồi trở lại

6. Cá và các loại thủy hải sản

  • Đối với cá và các loại thủy hải sản sống, nên chọn con mắt sáng trong, hơi lồi ra ngoài, bơi quẫy mạnh nếu chạm vào; vảy cá xếp đều, trắng, không bong tróc; mang có màu hồng tươi

  • Nên mua các loại thủy, hải sản khi chúng còn sống

7. Trứng

  • Chọn trứng có vỏ còn nguyên vẹn, sạch sẽ, không bị rạn nứt

  • Không chọn trứng có vỏ ngoài màu xám hoặc có đường vân, đốm đen trên vỏ

8. Rau, củ và quả

  • Có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng

  • Chọn theo mùa

  • Chọn rau không bị héo; có màu xanh hoặc đặc trưng; cuống lá xanh, cứng

  • Chọn củ, quả không bị nứt; vỏ không bị thủng; không dập nát

9. Dầu ăn

  • Nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, còn hạn sử dụng

  • Không chọn dầu có mùi lạ, mùi ôi, khét

10. Thực phẩm chế biến sẵn

  • Nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, còn hạn sử dụng, không bị phồng méo (đồ hộp), được bao gói an toàn, trên bao bì có đầy đủ thông tin về thành phần và thông tin dinh dưỡng

  • Hạn chế sử dụng các sản phẩm chứa nhiều đường, muối, chất béo

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

Tóm tắt kiến thức Công nghệ 9 Chế biến thực phẩm CD bài 3: Lựa chọn thực phẩm, kiến thức trọng tâm Công nghệ 9 Chế biến thực phẩm cánh diều bài 3: Lựa chọn thực phẩm, Ôn tập Công nghệ 9 Chế biến thực phẩm cánh diều bài 3: Lựa chọn thực phẩm

Bình luận

Giải bài tập những môn khác