[KNTT] Trắc nghiệm mĩ thuật 6 chủ đề 7: Cuộc sống thường ngày
Củng cố kiến thức và ôn luyện đề thi dạng trắc nghiệm mĩ thuật 6 chủ đề 7: Cuộc sống thường ngày sách Kết nối tri thức với cuộc sống. Học sinh ôn luyện bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Ở cuối bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Hãy kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Dáng người thể hiện về hoạt động thường ngày là:
- A. Ngồi, đứng.
- B. Bán thân, toàn thân.
- C. Chính diện, ¾, ½.
D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 2: Hiệu quả thị giác hay chất cảm mà mỗi chất liệu đem đến khi thực hiện sản phẩm mĩ thuật về Chủ đề cuộc sống thường ngày theo hình thức tự chọn là:
- A. Nhẵn hay thô ráp.
- B. Cảm giác về mặt phẳng.
- C. Không gian ba chiều.
D. Cả A, B, C đều đúng
Câu 3: Đâu không phải là một hoạt động trong cuộc sống thường ngày:
- A. Giặt quần áo.
B. Biểu diễn nghệ thuật chào mừng Quốc khánh 2/9.
- C. Khám bệnh.
- D. Đi học.
Câu 4: Mai Trung Thứ là họa sĩ được biết đến với những tác phẩm tranh lụa về đề tài:
- A. Phố cổ Hà Nội.
B. Phụ nữ, trẻ em trong sinh hoạt hàng ngày.
- C. Lễ hội dân gian.
- D. Tết cổ truyền của dân tộc.
Câu 5: Mai Trung Thứ được biết đến là họa sĩ vẽ về đề tài phụ nữ, trẻ em trong sinh hoạt thường ngày trên chất liệu:
- A. Giấy.
- B. Cát.
C. Lụa.
- D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 6: Đặc trưng trong những tác phẩm mĩ thuật của Mai Trung Thứ là:
A.Những mảng màu tươi sáng với lối tạo hình đơn giản, mang tính trang trí cao.
- B. Những mảng màu trầm, tối, ấm, thể hiện được dáng người trong sinh hoạt thường ngày của trẻ em.
- C. Mang tính trừu tượng cao, chứa đựng nhiều triết lí về cuộc sống.
- D. Tạo hình phức tạp.
Câu 7: Khi thể hiện dáng người, cần chú ý điều gì?
A.Mối tương quan giữa tay chân đầu, thân người sao cho hài hòa, thuận mắt.
- B. Vẽ được dáng người một cách đẹp nhất, hài hòa nhất, cân đối với mọi vật xung quanh.
- C. Chép được dáng người giống với nguyên mẫu.
- D. Mối tương quan giữa dáng người và các cảnh vật xung quanh.
Câu 8: Khi thực hiện sản phẩm mĩ thuật về chủ đề Cuộc sống thường ngày theo hình thức tự chọn, cần lưu ý điều gì về ý tưởng thực hiện:
- A. Thể hiện việc làm nào.
- B. Dáng và động tác tiêu biểu của việc làm này như thế nào.
- C. Ngoài hình ảnh thể hiện việc làm, có thể hiện thêm hình ảnh nào khác không.
D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 9: Trường Cao đẳng Mĩ thuật Đông Dương nay là:
- A. Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội.
- B. Trường Đại học Văn hóa Hà Nội.
C. Trường Đại học Mĩ thuật Việt Nam.
- D. Trường Đại học Khoa học xã hội nhân văn.
Câu 10: Nên sử dụng màu sắc như thế nào trong sản phẩm mĩ thuật với hình ảnh trong cuộc sống hàng ngày?
- A. Trầm, tối.
B. Tươi sáng.
- C. Hài hóa, có cả gam màu nóng và gam màu lạnh.
- D. Gam màu nóng.
Câu 11: Có thể thực hiện sản phẩm mĩ thuật về đề tài cuộc sống hàng ngày bằng:
- A. Đất nặn.
- B. Màu bột.
- C. Sáp màu.
D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 12: Hoạt động thường ngày nào dưới đây không phù hợp với học sinh lớp 6:
- A. Ôn bài.
- B. Tham gia hoạt động tình nguyện.
C. Đi học bằng xe máy.
- D. Tập đàn Piano.
Câu 13: Khi thực hiện sản phẩm mĩ thuật về chủ đề Cuộc sống thường ngày theo hình thức tự chọn, cần lưu ý điều gì về cách thể hiện:
- A. Lựa chọn hình thức thể hiện bằng chất liệu gì.
- B. Một chất liệu hay kết hợp nhiều chất liệu.
- C. Chú ý về hiệu quả thị giác hay chất cảm mà mỗi chất liệu đem đến.
D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 14: Sắp xếp theo đúng thứ tự các bước thực hành một sản phẩm mĩ thuật thể hiện việc làm trong cuộc sống:
1. Tạo hình ghế từ bìa và que kem.
2. Vẽ, trang trí bìa hình học sinh, quyển sách và cắt rời.
3. Vẽ trang trí trên bìa tạo thảm cỏ.
4. Cắt bìa tạo hình chân ghế.
5. Gắn que kem lên chân ghế.
6. Gắn hình trang trí học sinh, quyển sách lên ghế, đặt chân lên thảm cỏ và hoàn thiện sản phẩm.
- A. 2-5-1-3-4-3.
- B. 6-5-4-1-3-2.
C. 4-5-1-2-3-6.
- D. 5-1-4-2-6-3.
Câu 15: Khi thiết kế biểu tượng cho thời gian biểu cần chú ý:
- A. Tính tượng trưng – khi nói về các hoạt động thường ngày, đồng hồ có tính tượng trưng cao vì qua đó thể hiện giờ nào vào việc nấy.
- B. Tính cách điệu – khai thác những động tác đặc trưng để xây dựng những biểu tượng.
C. Cả A, B đều đúng.
- D. Cả A, B đều sai.
Câu 16: Khi thiết kế biểu tượng và trang trí một thời gian biểu hằng ngày cần lưu ý về:
- A. Về thời gian biểu – Thể hiện thời gian biểu cho một hoạt động hay cho một ngày/ tuần/ tháng.
- B. Về ý tưởng xây dựng biểu tượng – Sử dụng hình ảnh có tính tượng trưng, dáng cách điệu.
- C. Về cách thể hiện – Lựa chọn chất liệu nào để thể hiện, một chất liệu hay kết hợp nhiều chất liệu.
D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 17: Đâu không phải là một hoạt động thường ngày trong thời gian biểu:
- A. Giúp bố mẹ nấu cơm.
B. Biểu diễn văn nghệ chào mừng nhân ngày 20/11.
- C. Tập thể dục.
- D. Dọn nhà.
Câu 18: Ý nào dưới đây không đúng khi nói về thời gian biểu:
- A. Là một danh sách các công việc cần làm hàng ngày, bao gồm cả ăn uống, ngủ nghỉ… được sắp xếp theo một trình tự phụ thuộc vào người làm thời gian biểu.
- B. Thời gian biểu hợp lý sẽ giúp người lập nên nó không bị quên công việc và biết kiểm soát các công việc của mình một cách tốt nhất.
C. Chỉ cần thiết lập thời gian biểu cá nhân vào sáng, trưa, chiều.
- D. Là một công cụ quản lý thời gian hiệu quả.
Câu 19: Câu hỏi nào có thể được đưa ra khi trình bày, trao đổi sản phẩm mĩ thuật thiết kế thời gian biểu hằng ngày cho bản thân:
- A. Bạn đã sử dụng những hình ảnh tiêu biểu nào để thiết kể biểu tượng.
- B. Cách lựa chọn những hình ảnh này đã phù hợp hay chưa, vì sao.
- C. Bạn thích hình ảnh nào nhất trong sản phẩm mĩ thuật đã hoàn chỉnh, vì sao.
D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 20: Khi tự thiết kế được thời gian biểu và thực hiện các hoạt động theo đúng thời gian biểu, chúng ta sẽ:
- A. Biết quý trọng sử dụng thời gian hiệu quả.
- B. Luôn có ý thức lên kế hoạch cho bản thân.
C. Cả A và B đều đúng.
- D. Cả A và B đều sai.
Câu 21: Kĩ năng cần có khi thiết kế thời gian biểu:
- A. Biết cách sử dụng hình ảnh, biểu tượng thiết kế thời gian biểu hằng ngày.
- B. Biết sử dụng nét tạo hình cách điệu một số việc làm thường ngày.
- C. Ứng dụng được kiến thức, kĩ năng trong môn Mĩ thuật tạo sản phẩm trang trí thời gian biểu.
D.Cả A, B, C đều đúng.
Câu 22: Đối với học sinh, thời gian biểu là thứ không thể thiếu vì:
- A. Học sinh có thể tự theo dõi, tự sắp xếp kế hoạch học tập, phân bố thời gian chuẩn bị bài phù hợp cho mỗi môn học để đạt kết quả tốt nhất.
- B. Giúp học sinh phân bố được thời gian học tập, nghỉ ngơi, vui chơi, bố trí được thời gian khoa học.
C. Cả A và B đều đúng.
- D. Cả A và B đều sai.
Câu 23: Khi thiết kế thời gian biểu, để tạo sự sinh động cho sản phẩm mĩ thuật ta có thể:
- A. Cách điệu hóa chiếc đồng hồ gắn liền với yếu tố thời gian.
- B. Vẽ một số biểu tượng đồng hồ được cách điệu theo một số dáng người để minh họa về một số hoạt thường ngày.
C. Cả A và B đều đúng.
- D. Cả A và B đều sai.
Câu 24: Hiện nay, để thiết kế thời gian biểu trên máy tính có thể sử dụng phần mềm:
- A. Adobe Photoshop.
B. SmartScheduler.
- C. AutoCad.
- D. 3D Max.
Câu 25: Khi thiết kế thời gian biểu, cần có kế hoạch chuẩn bị về:
- A. Danh sách các hoạt động thực hiện hàng ngày.
- B. Lựa chọn phong cách, kiểu dáng thời gian biểu.
- C. Chuẩn bị những dụng cụ cần thiết để thực hiện thiết kế.
D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 26: Ý nào dưới đây không đúng khi nói về thời gian biểu:
- A. Là một danh sách các công việc cần làm hàng ngày, bao gồm cả ăn uống, ngủ nghỉ… được sắp xếp theo một trình tự phụ thuộc vào người làm thời gian biểu.
- B. Thời gian biểu hợp lý sẽ giúp người lập nên nó không bị quên công việc và biết kiểm soát các công việc của mình một cách tốt nhất.
C. Chỉ cần thiết lập thời gian biểu cá nhân vào sáng, trưa, chiều.
- D. Là một công cụ quản lý thời gian hiệu quả.
Câu 26: Câu hỏi nào có thể được đưa ra khi trình bày, trao đổi sản phẩm mĩ thuật thiết kế thời gian biểu hằng ngày cho bản thân:
- A. Bạn đã sử dụng những hình ảnh tiêu biểu nào để thiết kể biểu tượng.
- B. Cách lựa chọn những hình ảnh này đã phù hợp hay chưa, vì sao.
- C. Bạn thích hình ảnh nào nhất trong sản phẩm mĩ thuật đã hoàn chỉnh, vì sao.
D.Cả A, B, C đều đúng.
Câu 27: Khi tự thiết kế được thời gian biểu và thực hiện các hoạt động theo đúng thời gian biểu, chúng ta sẽ:
- A. Biết quý trọng sử dụng thời gian hiệu quả.
- B. Luôn có ý thức lên kế hoạch cho bản thân.
C.Cả A và B đều đúng.
- D. Cả A và B đều sai.
Giải bài tập những môn khác
Giải sgk 6 KNTT
Giải SBT lớp 6 kết nối tri thức
Giải SBT ngữ văn 6 kết nối tri thức
Giải SBT Toán 6 kết nối tri thức
Giải SBT Khoa học tự nhiên 6 kết nối tri thức
Giải SBT Lịch sử và địa lí 6 kết nối tri thức
Giải SBT tin học 6 kết nối tri thức
Giải SBT công dân 6 kết nối tri thức
Giải SBT công nghệ 6 kết nối tri thức
Giải SBT tiếng Anh 6 kết nối tri thức
Giải SBT hoạt động trải nghiệm 6 kết nối tri thức
Giải SBT âm nhạc 6 kết nối tri thức
Giải SBT mĩ thuật 6 kết nối tri thức
Bình luận