[KNTT] Trắc nghiệm mĩ thuật 6 chủ đề 6: Sắc màu lễ hội
Củng cố kiến thức và ôn luyện đề thi dạng trắc nghiệm mĩ thuật 6 chủ đề 6: Sắc màu lễ hội sách Kết nối tri thức với cuộc sống. Học sinh ôn luyện bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Ở cuối bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Hãy kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Đâu là tên lễ hội ở Việt Nam:
A. Lễ hội Giỗ tổ Hùng Vương (Phú Thọ).
- B. Ngày Quốc khánh 2/9.
- C. Ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước
- D. Ngày sách Việt Nam.
Câu 2: Đâu là tên lễ hội theo vùng miền, mùa ở Việt Nam:
- A. Lễ hội đến Gióng (Hà Nội).
- B. Lễ hội Ka-tê (Ninh Thuận).
- C. Lễ hội núi Bà Đen (Tây Ninh).
D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 3: Ý nào dưới đây không đúng khi nói về ý nghĩa văn hóa của lễ hội:
- A. Lễ hội là chủ đề quen thuộc trong các sáng tác mĩ thuật.
- B. Nhiều tác phẩm sử dụng màu sắc tươi vui để thể hiện không khí rộn ràng, náo nức trong lễ hội.
C.Lễ hội tập trung chủ yếu ở miền núi, đa số không có đồng bằng.
- D. Những hoạt động như: đoàn rước, múa,…là nguồn cảm hứng để tạo nên các bố cục hấp dẫn sinh động.
Câu 4:Lễ hội nào dưới đây được diễn ra ở miền sông nước:
- A. Hội Lim.
B. Lễ hội Nghinh Ông.
- C. Lễ hội chùa Hương.
- D. Lễ hội Lồng Tồng.
Câu 5: Để tạo nên hòa sắc trong một sản phẩm mĩ thuật cần lưu ý điều gì?
- A. Lựa chọn các màu chủ đạo trong sản phẩm mĩ thuật và các màu phụ khác để thể hiện nền, các chi tiết.
- B. Màu chủ đạo và màu phụ có sự hài hòa về sắc độ, sự tương phản, gam màu.
C. Cả A và B đều đúng.
- D. Cả A và B đều sai.
Câu 6: Tranh sơn mài Lễ hội đầu năm là của họa sĩ:
- A. Bùi Xuân Phái.
- B. Tô Ngọc Vân.
C. Nguyễn Gia Trí.
- D. Huy Oánh.
Câu 7: Điền vào chỗ trống (…) cụm từ phù hợp trong câu “Những hoạt động như múa, rước là… để tạo nên các bố cục hấp dẫn, sinh động”.
A. Nguồn cảm hứng.
- B. Sự sáng tạo.
- C. Chủ đề.
- D. Đề tài.
Câu 8: Các lễ hội văn hóa theo vùng miền ở nước ta có đặc trưng về:
- A. Hình ảnh, màu sắc.
- B. Không gian, thời gian.
- C. Ý nghĩa văn hóa của lễ hội.
D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 9: Lễ hội là:
- A. Sự kiện văn hóa gắn với các nghi thức cúng bái, thờ tụng.
B. Sự kiện văn hóa gắn với đời sống tinh thần được tổ chức ở khắp mọi miền Tổ quốc bao gồm phần “lễ” và phần “hội”.
- C. Sự kiện văn hóa gắn với những hoạt động, sinh hoạt văn hóa, nghệ thuật của cộng đồng.
- D. Sự kiện văn hóa gắn với đời sống vật chất được tổ chức ở khắp mọi miền Tổ quốc bao gồm phần “lễ” và phần “hội”.
Câu 10: Đặc trưng của lễ hội Việt Nam có màu sắc cụ thể nào?
- A. Vàng.
B. Đỏ.
- C. Lam.
- D. Cam.
Câu 11: Câu hỏi nào có thể được đặt ra khi trình bày, trao đổi về thực hiện một sản phẩm mĩ thuật chủ đề lễ hội bằng hình thức nặn hoặc vẽ.
- A. Màu sắc nào được thể hiện trong sản phẩm của bạn.
- B. Bạn đã dùng hòa sắc gì để thể hiện sản phẩm mĩ thuật.
- C. Bạn có gặp khó khăn gì khi khai thác vốn văn hóa dân tộc trong sáng tạo sản phẩm mĩ thuật không, vì sao.
D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 12: Quan sát tranh sơn mài Lễ hội đầu năm (Nguyễn Gia Trí, SGK Kết nối tri thức trang 52), cho biết họa sĩ đã sử dụng hòa sắc gì để thể hiện tác phẩm?
- A. Hòa sắc màu nóng ấm.
- B. Gam màu chủ đạo là đỏ, vàng, nâu được tác giả sắp xếp khéo léo.
- C. Xen kẽ gam màu nóng ấm chủ đạo là những mảng màu xanh tạo nên nhịp điệu hài hòa, cân đối.
D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 13: Để thể hiện sản phẩm mĩ thuât về chủ đề lễ hội có thể dùng hình thức trong lĩnh vực:
- A. Mĩ thuật tạo hình 2D.
- B. Mĩ thuật tạo hình 3D.
C. Cả A và B đều đúng.
- D. Cả A và B đều sai.
Câu 14: Cho biết lễ hội Giỗ tổ Hùng Vương được diễn ra vào thời gian nào trong năm?
A. Ngày mồng 10 tháng 3 âm lịch hàng năm.
- B. Ngày mồng 3 tháng 10 âm lịch hàng năm.
- C. Ngày 2 tháng 9 dương lịch hàng năm.
- D. Ngày 30 tháng 4 dương lịch hàng năm.
Câu 15: Lễ hội theo vùng miền ở Việt Nam bao gồm mấy phần?
- A. 1.
B. 2.
- C. 3.
- D. 4.
Câu 16: Cờ ngũ sắc được sử dụng ở đâu?
- A. Khai giảng năm học mới.
B. Lễ hội.
- C. Di tích, danh lam thắng cảnh.
- D. Lễ mít tinh, chào mừng các sự kiện lớn.
Câu 17: Cơ ngũ sắc có mấy màu?
- A. 3.
- B. 4.
C. 5.
- D. 6
Câu 18: Năm màu trên lá cờ ngũ sắc tương ứng với:
A.Năm vật chất mang tính khởi nguồn theo quan niệm văn hóa phương Đông.
- B. Năm vật chất mang tính khởi nguồn theo quan niệm văn hóa phương Tây.
- C. Năm vật chất mang tính khởi nguồn theo quan niệm văn hóa Đông Nam Á.
- D. Năm vật chất mang tính khởi nguồn theo quan niệm văn hóa Việt Nam.
Câu 19: Năm màu trên lá cờ ngũ sắc tương ứng với năm vật chất mang tính khởi nguồn theo quan niệm văn hóa phương Đông, đó là:
- A. Vàng (hỏa), lục (thủy), lam (mộc), trắng (kim), đỏ (thổ).
B.Lục (mộc), đỏ (hỏa), vàng (thổ), trắng (kim), lam (thủy).
- C. Trắng (kim), đỏ (hỏa), vàng (thổ), lục (thủy), lam (mộc).
- D. Lam (thủy), lục (mộc), vàng (hỏa), đỏ (thổ).
Câu 20: Việc khai thác vốn văn hóa truyền thống trong sáng tạo mĩ thuật là:
A.Khai thác vẻ đẹp tạo hình được truyền qua nhiều thế hệ, tạo nên những sản phẩm mĩ thuật gần gũi, thân quen với cảm nhận của người xem.
- B. Khai thác vẻ đẹp nội dung ẩn sau bên trong, tạo nên những sản phẩm mĩ thuật gần gũi, thân quen với cảm nhận của người xem.
- C. Cả A và B đều đúng.
- D. Cả A và B đều sai.
Câu 21: Khi quan sát một tờ lịch treo tường, ta cần quan tâm tới những yếu tố:
- A. Hình.
- B. Chữ.
- C. Thông tin thời gian.
D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 22: Để chuẩn bị thiết kế một tờ lịch treo tường và sử dụng sắc màu lễ hội để trang trí cần lưu ý:
- A. Tìm những hình ảnh lễ hội phù hợp với chủ đề thông qua bưu thiếp, sách, báo, tạp chí, lịch treo tường, internet,…
- B. Nhớ lại những hình ảnh đã từng gặp có liên quan đến chủ đề lễ hội.
- C. Lựa chọn màu sắc để thiết kế lịch treo tường cho phù hợp.
D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 23: Ý nào dưới đây không đúng khi nói về màu sắc lễ hội trong thiết kế mĩ thuật:
- A. Biết khai thác hợp lí vẻ đẹp trong mĩ thuật truyền thống giúp cho sản phẩm mĩ thuật hấp dẫn hơn.
- B. Việc khai thác vốn văn hóa truyền thống trong sáng tạo mĩ thuật chính là khai thác vẻ đẹp tạo hình được truyền qua nhiều thế hệ, tạo nên những sản phẩm mĩ thuật gần gũi, thân quen với cảm nhận của người xem.
C. Cờ ngũ sắc thường được sử dụng trong lễ hội và vận dụng vào trong các thiết kế mĩ thuật. Ba màu trên lá cờ tương ứng với ba vật chất mang tính khởi nguồn theo quan niệm văn hóa phương Đông.
- D. Có thể sử dụng hình ảnh lễ hội hoặc hình ảnh màu cờ lễ hội để thiết kế mĩ thuật.
Câu 24: Câu hỏi có thể sử dụng khi trình bày, trao đổi về sản phẩm thiết kế một tờ lịch treo tường và sử dụng màu sắc lễ hội để trang trí là:
- A. Bạn đã sử dụng những màu nào trong cờ lễ hội để trang trí sản phẩm lịch treo tường.
- B. Trong thiết kế lịch treo tường, bạn đã sử dụng những hòa sắc nào.
- C. Tên các gam màu nóng, lạnh được sử dụng trong sản phẩm mĩ thuật của bạn.
D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 25: Đặc điểm của lịch treo tường ở nước ta là:
- A. Là một loại lịch truyền thống.
- B. Gồm 1 tờ, 5 tờ, 7 tờ hoặc 13 tờ và thường được in một mặt.
- C. Sử dụng nẹp thiếc hoặc đục lỗ lò xo để ghim các tờ lịch và treo lên móc, đinh trên tường.
D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 26: Khi xây dựng ý tưởng và thiết kế một tờ lịch treo tường sử dụng màu sắc lễ hội để trang trí cần:
- A. Lựa chọn hình ảnh cho phù hợp.
- B. Tìm ý tưởng để thiết kế lịch với bố cục, hình ảnh và màu sắc hài hòa, cân đối.
- C. Cách để thực hiện.
D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 27: Khi thiết kế một tờ lịch treo tường và sử dụng sắc màu lễ hội để trang trí cần lưu ý:
- A. Bố trí phần hình trang trí và nội dung và chức năng của lịch sao cho phù hợp.
- B. Đảm bảo mối quan hệ giữa yếu tố thẩm mĩ và công năng sử dụng.
C. Cả A và B đều đúng.
- D. Cả A và B đều sai.
Câu 28: Lịch treo tường có hình dáng như thế nào?
- A. Hình chữ nhật.
- B. Hình vuông.
- C. Hình tròn.
D. Cả A, B, C đều đúng
Câu 29: Bìa lịch treo tường gồm mấy phần:
- A. 2.
B. 3.
- C. 4.
- D. 5.
Câu 30: Sắp xếp các bước trang trí một tờ lịch treo tường có sử dụng hình ảnh lễ hội:
1. Xác định khuôn khổ bìa lịch.
2. Chọn hình trang trí.
3. Phác bố cục, phần chữ, phần hình ảnh, phần lịch rồi vẽ nét.
4. Vẽ màu.
- A. 4-3-2-1.
B. 2-1-3-4.
- C. 3-2-4-1.
- D. 1-4-2-3.
Giải bài tập những môn khác
Giải sgk 6 KNTT
Giải SBT lớp 6 kết nối tri thức
Giải SBT ngữ văn 6 kết nối tri thức
Giải SBT Toán 6 kết nối tri thức
Giải SBT Khoa học tự nhiên 6 kết nối tri thức
Giải SBT Lịch sử và địa lí 6 kết nối tri thức
Giải SBT tin học 6 kết nối tri thức
Giải SBT công dân 6 kết nối tri thức
Giải SBT công nghệ 6 kết nối tri thức
Giải SBT tiếng Anh 6 kết nối tri thức
Giải SBT hoạt động trải nghiệm 6 kết nối tri thức
Giải SBT âm nhạc 6 kết nối tri thức
Giải SBT mĩ thuật 6 kết nối tri thức
Bình luận