Tắt QC

[KNTT] Trắc nghiệm Mĩ thuật 6 bài 9: Trò chơi dân gian

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm mĩ thuật 6 bài 9: Trò chơi dân gian - Sách Kết nối tri thức. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Trò chơi dân gian được hình thành từ khi nào?

  • A. Từ thế kỉ X.
  • B. Từ thế kỉ VII.
  • C. Từ thời xa xưa. 
  • D. Từ trong truyền thuyết. 

Câu 2: Tranh khắc gỗ là:

  • A. Một hình thức của Điêu khắc. 
  • B. Một hình thức của Đồ họa tranh in.
  • C. Một thể loại của Mĩ thuật ứng dụng.
  • D. Một hình thức của Thiết kế công nghiệp. 

Câu 3; Đặc điểm của tranh khắc gỗ là:

  • A. Dạng tranh được thực hiện bằng cách khắc trên gỗ và in nhiều màu với những bản khắc khác nhau.
  • B. Chỉ in một nét để to màu.
  • C. Cả A và B đều đúng.
  • D. Cả A và B đều sai. 

Câu 4: Biểu hiện của nguyên lí cân bằng trong hội họa được thể hiện ở:

  • A. Sự cân bằng trong tổng thể các thành phần trên - dưới tạo cảm giác vững chắc, hài hòa,.
  • B. Sự phân bố của màu sắc hài hòa tạo sự cân bằng về thị giác, không gây ra cảm giác lệch về một bên hay chưa hoàn chỉnh.
  • C. Sự cân bằng trong tổng thể các thành phần trước - sau
  • D. Sự cân bằng trong tổng thể các thành phần trái - phải tạo sự cân bằng về thị giác, không gây ra cảm giác lệch về một bên hay chưa hoàn chỉnh. 

Câu 5: Đâu không phải là một trò chơi dân gian:

  • A. Ô ăn quan. 
  • B. Trồng nụ trồng hoa.
  • C. Cướp cờ. 
  • D. Đẩy gậy.

Câu 6: Biểu hiện của nguyên lí cân bằng trong điêu khắc được thể hiện ở:

  • A. Sự phân bố của đường nét, hình khối hài hòa tạo sự cân bằng về thị giác.
  • B. Không gây ra cảm giác lệch về một bên hay chưa hoàn chỉnh.
  • C. Sự cân bằng trong tổng thể các thành phần trên - dưới, trái - phải tạo cảm giác vững chắc, hài hòa. 
  • D. Sự phân bố của màu sắc hài hòa tạo sự cân bằng về thị giác.

Câu 7: Ý nào dưới đây là đúng khi nói về trò chơi dân gian:

  • A. Có từ thời xa xưa.
  • B. Được truyền lại đến ngày nay.
  • C. Chủ đề trò chơi dân gian được thể hiện trong nhiều dòng tranh dân gian giúp bảo tồn, phát huy những giá trị nghệ thuật qua nhiều thế hệ.
  • D. Cả A, B, C đều đúng. 

Câu 8: Khi thể hiện dáng người, đặc điểm trong trò chơi dân gian cần chú ý điều gì?

  • A. Động tác, mối quan hệ tương quan giữa tỉ lệ giữa đầu, thân, tay, chân sao cho hài hòa, thuận mắt.
  • B. Biểu cảm bộc lộ sự thoải mái và vui vẻ của người chơi.
  • C. Cả A và B đều đúng,
  • D. Cả A và B đều sai. 

Câu 9: Đâu là tên một sản phẩm mĩ thuật thuộc dòng tranh dân gian Đông Hồ:

  • A. Tứ bình.
  • B. Bịt mắt bắt dê.
  • C. Ngũ hổ.
  • D. Hội bài chòi.

Câu 10: Đâu là tên một sản phẩm mĩ thuật thuộc dòng tranh dân gian Hàng Trống:

  • A. Đám cưới chuột.
  • B. Hứng dừa. 
  • C. Hổ vàng.
  • D. Lợn ỷ có xoáy. 

Câu 11: Những hình thức nào được dùng để thể hiện trò chơi dân gian trong sản phẩm mĩ thuật:

  • A. Vẽ.
  • B. Xé, dán.
  • C. Nặn dáng đơn, dáng đôi (tùy vào trò chơi dân gian).
  • D. Cả A, B, C đều đúng. 

Câu 12: Ý nghĩa của trò chơi dân Bịt mặt bắt dê được thể hiện trong tranh dân gian Đông Hồ là:

  • A. Rèn luyện khả năng phối hợp đồng đội và di chuyển linh hoạt.
  • B. Là trò chơi vận động bổ ích, rèn luyện thính giác.
  • C. Là trò chơi có khả năng định hướng âm thanh cho trẻ.
  • D. Cả A, B, C đều đúng. 

Câu 13: Trò chơi tăng cường tốc độ, sự cân bằng, sức chịu đựng và sức bật, củng cố, tèn luyện tính chuẩn xác, tính linh hoạt và tính nhịp nhàng là:

  • A. Nhảy bao bố. 
  • B. Rồng rắn lên mây. 
  • C. Nhảy dây. 
  • D. Đẩy gậy. 

 

Câu 14: Nguyên lí cân bằng trong Tác phẩm Bác Hồ với thiếu nhi (Huy Oánh, 1980, SGK Kết nối tri thức trang 43) được thể hiện ở:

  • A. Bố cục – tác giả vẽ hình ảnh Bác Hồ ở giữa trung tâm của bức tranh. Hình ảnh các cháu thiếu nhi được sắp xếp cân đối xung quanh.
  • B. Màu sắc – tác giả sắp xếp cân đối các mảng màu ghi trắng, tím, xanh đậm, hồng gần như đối xứng và tiếp nối thành bố cục tròn xoay quanh mảng màu vàng ở trọng tâm bức tranh. 
  • C. Cả A và B đều đúng.
  • D. Cả A và B đều sai. 

Câu 15: Nguyên lí cân bằng trong mĩ thuật được thể hiện qua các yếu tố:

  • A. Màu.
  • B. Hình.
  • C. Đậm, nhạt.
  • D. Cả A, B, C đều đúng. 

Câu 16: Trò chơi dân gian nào không dùng sức mạnh đôi chân là chủ yếu:

  • A. Trồng nụ trồng hoa.
  • B. Nhảy dây.
  • C. Rước đèn. 
  • D. Nhảy bao bố.

Câu 17: Làng tranh Đông Hồ nằm ở tỉnh, thành phố nào của nước ta?

  • A. Thừa Thiên Huế.
  • B. Hà Nội.
  • C. Bắc Ninh.
  • D. Bắc Giang. 

Câu 18: Làng tranh Hàng Trống nằm ở tỉnh, thành phố nào của nước ta:

  • A. Thái Nguyên.
  • B. Hà Nội.
  • C. Bắc Ninh.
  • D. Hải Phòng. 

Câu 19: Tranh dân gian Hàng Trống có gam màu chủ đạo là:

  • A. Lam, hồng.
  • B. Lục, đỏ.
  • C. Da cam.
  • D. Vàng. 

Câu 20: Câu thơ của Tú Xương nói về dong tranh nào:

“Đì đoẹt ngoài sân tràng pháo chuột

Loẹt lòe trên vách bức tranh gà”.

  • A. Tranh Đông Hồ.
  • B. Tranh Hàng Trống.
  • C. Tranh làng Sình.
  • D. Cả A, B, C đều đúng. 

Xem đáp án

Bình luận

Giải bài tập những môn khác

Giải sgk 6 kết nối tri thức

Giải SBT lớp 6 kết nối tri thức

Giải SBT ngữ văn 6 kết nối tri thức
Giải SBT Toán 6 kết nối tri thức
Giải SBT Khoa học tự nhiên 6 kết nối tri thức
Giải SBT Lịch sử và địa lí 6 kết nối tri thức
Giải SBT tin học 6 kết nối tri thức
Giải SBT công dân 6 kết nối tri thức
Giải SBT công nghệ 6 kết nối tri thức
Giải SBT tiếng Anh 6 kết nối tri thức
Giải SBT hoạt động trải nghiệm 6 kết nối tri thức
Giải SBT âm nhạc 6 kết nối tri thức
Giải SBT mĩ thuật 6 kết nối tri thức

Giải sgk 6 chân trời sáng tạo

Giải SBT lớp 6 chân trời sáng tạo

Giải sgk 6 cánh diều

Giải SBT lớp 6 cánh diều

Trắc nghiệm 6 cánh diều