Tắt QC

[KNTT] Trắc nghiệm mĩ thuật 6 chủ đề 4: Mĩ thuật và thời kì tiền sử

Củng cố kiến thức và ôn luyện đề thi dạng trắc nghiệm mĩ thuật 6 chủ đề 4: Mĩ thuật và thời kì tiền sử sách Kết nối tri thức với cuộc sống. Học sinh ôn luyện bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Ở cuối bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Hãy kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Những hình được vẽ trên vách đá và trần hang động thời kì Tiền sử được gọi là:

  • A. Tranh Tiền sử.
  • B. Tranh thời kì nguyên thủy.
  • C. Tranh hang động.
  • D. Tranh vách đá.

Câu 2: Những bức tranh hang động sớm nhất mà người ta biết được có niên đại khoảng:

  • A. 30 000 năm TCN.
  • B. 40 000 năm TCN.
  • C. 50 000 năm TCN.
  • D. 60 000 năm TCN.

Câu 3:Thời kì Tiền sử là:

  • A.Thuật ngữ được dùng để miêu tả các thời kì bắt đầu có sự sống trên Trái đất, từ thời đại đồ đá cho đến khi xuất hiện các nền văn minh.
  • B. Thuật ngữ dùng để miêu tả thời kì nối tiếp sau thời kì nguyên thủy trên Trái đất, trước khi xã hội có giai cấp ra đời.
  • C. Thuật ngữ dùng để miêu tả thời kì xã hội có giai cấp.
  • D. Thuật ngữ dùng để miêu tả giai đoạn con người đã biết dùng lửa và công cụ đá.

Câu 4: Những thông tin mà chúng ta biết được về mĩ thuật thời kì Tiền sử chủ yếu là qua hiện vật tìm được của ngành:

  • A. Sử học.
  • B. Khảo cổ học.
  • C. Văn hóa học.
  • D. Lịch sử.

Câu 5: Mĩ thuật thời kì Tiền sử thường diễn tả đối tượng một cách sinh động thông qua:

  • A. Tạo hình phức tạp.
  • B. Tạo hình đơn giản.
  • C. Có tính cách điệu.
  • D. Cả B, C đều đúng.

Câu 6: Các bức vẽ trên đá của mĩ thuật thời kì Tiền sử được thể hiện bằng:

  • A. Những nét đơn giản.
  • B. Nét vẽ có tính trang trí.
  • C. Kĩ thuật dùng các chấm nối tiếp để tạo nét.
  • D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 7: Tượng thời kì mĩ thuật Tiền sử có đặc điểm:

  • A. Khối nối, khối động.
  • B. Nhiều bức tượng được đẽo gọt rõ nét.
  • C. Một số bức tượng được phóng đại chi tiết thể hiện quan niệm của người nguyên thủy về sức mạnh của đối tượng cần thể hiện.
  • D. Cả A, B, C đều đúng.

 Câu 8: Tranh hang động tại Bhimbetka có niên đại khoảng:

  • A. 8 000 năm TCN.
  • B. 9 000 năm TCN.
  • C. 10 000 năm TCN.
  • D 15 000 năm TCN.

Câu 9: Khắc trên đá tại Sahara có niên đại khoảng:

  • A. 12 000 - 11 000 năm TCN.
  • B. 11 000 - 10 000 năm TCN.
  • C. 10 000 - 6 000 năm TCN.
  • D. 6 000 - 4 000 năm TCN.

Câu 10: Phù điêu đá tìm thấy ở Val Camonica, Italia khắc hình gì?

  • A. Loài hươu.
  • B. Động vật hoang dã.
  • C. Thú rừng.
  • D. Cả A, B, C đều sai.

Câu 11: Đâu không phải là một di sản mĩ thuật thời giới thời kì Tiền sử:

  • A. Tượng voi ma mút tìm thấy tại Đức, có niên đại khoảng 25 000 năm trước TCN.
  • B. Tượng đá tìm thấy tại Wilendorf, Áo, có niên đại khoảng hơn 20 000 năm trước TCN.
  • C. Kim tự tháp Kê-ốp, Ai Cập, có niên đại khoảng 2 500 năm TCN.
  • D. Phù điêu đá tìm thấy ở Val Camonica, Italia có niên đại khoảng 10 000 năm TCN.

Câu 12: Màu sắc chính trong tranh hang động mĩ thuật Tiền sử như thế nào?

  • A. Đỏ và trắng.
  • B. Nâu.
  • C. Lam.
  • D. Đen.

Câu 13: Tượng đá tìm thấy ở Wilendorf, Áo có tạo hình như thế nào?

  • A. Động vật.
  • B. Con người.
  • C. Người hiện đại.
  • B. Người tối cổ. 

Câu 14: Tranh hang động tại Bhimbetka thuộc đất nước nào?

  • A. Ai Cập.
  • B. Ấn Độ.
  • C. Tây Phi.
  • D. Italia.

Câu 15: Khắc trên đá tại Sahara nằm ở:

  • A. Lưỡng Hà.
  • B. Nam Phi.
  • C. Bắc Phi.
  • D. Hy Lạp.

Câu 16: Một số hình ảnh từ di sản mĩ thuật thế giới thời kì Tiền sử có thể sử để trang trí sản phẩm cụ thể là:

  • A. Hình ảnh chạm khắc ngoằn ngoèo.
  • B. Cảnh cưỡi ngựa, săn bắn, nhảy múa của người nguyên thủy
  • C. Những bàn tay trừu tượng, dấu ấn bí ẩn, hình động vật (hươu, dê, chó, lợn,...).
  • D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 17: Hình ảnh những bàn tay trên hang động tìm thấy ở vùng Patagonia thuộc đất nước nào?

  • A. Argentina.
  • B. Đan Mạch.
  • C. Pháp.
  • D. Nga.

 Câu 18:Di sản mĩ thuật thời kì Tiền sử của nền văn hóa Tràng An cách ngày nay khoảng:

  • A. 100 000 năm TCN.
  • B. 200 000 năm TCN.
  • C. 300 000 năm TCN.
  • D. 400 000 năm TCN.

Câu 19: Di sản mĩ thuật thời kì Tiền sử của nền văn hóa Hòa Bình cách ngày nay khoảng:

  • A. 10 000 năm TCN.
  • B. 15 000 năm TCN.
  • C. 20 000 năm TCN.
  • D. 25 000 năm TCN.

Câu 20: Di sản mĩ thuật thời kì Tiền sử của nền văn hóa Bắc Sơn cách ngày nay khoảng:

  • A. 15 000 - 13 000 năm TCN.
  • B. 13 000 - 11 000 năm TCN.
  • C. 10 000 - 8 000 năm TCN.
  • D. 8 000 - 6 000 năm TCN.

Câu 21: Mĩ thuật thời kì Tiền sử Việt Nam chủ yếu là một số di sản mĩ thuật trên chất liệu:

  • A. Đá, đất.
  • B. Xương thú.
  • C. Vỏ sò, vỏ ốc.
  • D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 22: Hình vẽ trên một số di sản mĩ thuật thời kì Tiền sử Việt Nam có đặc điểm:

  • A. Là những hoa văn dạng hình học.
  • B. Những nét khắc đơn giản thể hiện hình ảnh con người, động vật.
  • C. Cả A và B đều đúng.
  • D. Cả A và B đều sai.

Câu 23: Hình khắc trên vách đá hang Đồng Nội (Lạc Thủy, Hòa Bình) thuộc nền văn hóa:

  • A. Tràng An.
  • B. Hòa Bình.
  • C. Bắc Sơn.
  • D. Đồng Đậu.

 Câu 24: Một số hiện vật được ngành Khảo cổ học khai quật cho thấy:

  • A.Ý thức mĩ thuật sơ khai của thời kì Tiền sử gắn liền với những vật dụng trong lao động.
  • B. Ý thức mĩ thuật sơ khai của thời kì Tiền sử gắn liền với hoạt động săn bắn, hái lượm.
  • C. Ý thức mĩ thuật sơ khai của thời kì Tiền sử gắn liền với những vật dụng trong đời sống hằng ngày.
  • D. Ý thức mĩ thuật sơ khai của thời kì Tiền sử gắn liền với quan niệm, tín ngưỡng của người nguyên thủy.

Câu 25: Ý nào dưới đây không đúng khi nói về mĩ thuật Việt Nam thời kì Tiền sử:

  • A. Mĩ thuật Việt Nam thời kì Tiền sử được biết đến qua một số nền văn hóa: Tràng An, Bắc Sơn, Hòa Bình.
  • B. Mĩ thuật Việt Nam thời kì Tiền sử chủ yếu là một di sản mĩ thuật trên chất liệu đá, đất, xương thú,…
  • C.Một số hiện vật được ngành Khảo cổ học khai quật cho thấy ý thức thẩm mĩ có sự sáng tạo vượt bậc của người nguyên thủy.
  • D. Ý thức thẩm mĩ gắn liền với những vật dụng trong lao động. 

Câu 26: Phạm vi được tìm thấy của các di sản của mĩ thuật Việt Nam thời kì tiền sử như thế nào?

  • A. Phân bố chủ yếu ở miền Bắc.
  • B. Rộng khắp đất nước.
  • C. Phân bố chủ yếu ở miền Trung.
  • D. Phân bố chủ yếu ở vùng núi.

Câu 27: Hình khắc trên vách đá hang Đồng Nội (Lạc Thủy, Hòa Bình) là hình:

  • A. Loài hươu.
  • B. Mặt người.
  • C. Vòng cổ.
  • D. Vòng tay.

 Câu 28: Học sinh có thể vận dụng một số hình ảnh mỹ thuật nào để trang trí góc học tập:

  • A. Hình ảnh đồ trang sức: đá, vỏ ốc, đất nung, vòng tay, vòng cổ,...
  • B. Hình mặt người
  • C. Các mảnh đá, rìu tay,...
  • D. Cả A, B, C đều đúng

Câu 29:Ngành nào dưới đây không nghiên cứu về mĩ thuật Việt Nam thời Tiền sử:

  • A. Khảo cổ học.
  • B. Lịch sử Mĩ thuật Việt Nam.
  • C. Lịch sử Mĩ thuật thế giới.
  • C. Văn hóa học

Câu 30: Những nét đơn giản trong các di sản mĩ thuật thời tiền sử Việt Nam không xuất hiện:

  • A. Con người.
  • B. Thần linh.
  • C. Động vật.
  • D. Công cụ lao động.

Xem đáp án

Bình luận

Giải bài tập những môn khác

Giải sgk 6 KNTT

Giải SBT lớp 6 kết nối tri thức

Giải SBT ngữ văn 6 kết nối tri thức
Giải SBT Toán 6 kết nối tri thức
Giải SBT Khoa học tự nhiên 6 kết nối tri thức
Giải SBT Lịch sử và địa lí 6 kết nối tri thức
Giải SBT tin học 6 kết nối tri thức
Giải SBT công dân 6 kết nối tri thức
Giải SBT công nghệ 6 kết nối tri thức
Giải SBT tiếng Anh 6 kết nối tri thức
Giải SBT hoạt động trải nghiệm 6 kết nối tri thức
Giải SBT âm nhạc 6 kết nối tri thức
Giải SBT mĩ thuật 6 kết nối tri thức

Giải sgk 6 CTST

Giải SBT lớp 6 chân trời sáng tạo