[KNTT] Trắc nghiệm Mĩ thuật 6 bài 2: Xây dựng ý tưởng trong sáng tác theo chủ đề
Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm mĩ thuật 6 bài 2: Xây dựng ý tưởng trong sáng tác theo chủ đề - Sách Kết nối tri thức. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Mỗi một sản phẩm mĩ thuật cần:
- A. Có nền tảng kiến thức về mĩ thuật được tích lũy trong nhà trường.
- B. Có cảm xúc, cảm nhận riêng của mỗi người.
- C. Được thống nhất giữa nội dung và hình thức thể hiện.
D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 2: Yếu tố tạo nên cảm hứng trong sáng tác sản phẩm mĩ thuật là:
- A. Hình ảnh của cuộc sống.
- B. Hình ảnh của tự nhiên.
C. Cả A và B đều đúng.
- D. Cả A và B đều sai.
Câu 3: Khi có ý tưởng để thể hiện một chủ đề, em sẽ làm gì để cụ thể hóa thành một sản phẩm mĩ thuật:
- A. Phác hình thể hiện hình ảnh, xác định hình chính – hình phụ và vị trí muốn thể hiện.
- B. Lựa chọn màu cho hình chính, các chi tiết và nền.
- C. Đặt tên sản phẩm mĩ thuật.
D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 4: Quá trình xây dựng ý tưởng đến thực hiện sản phẩm mĩ thuật gồm mấy bước?
- A. 3.
- B. 4.
C. 5.
- D. 6.
Câu 5: Tìm hình ảnh qua quan sát thực tế, ảnh chụp, thơ văn, trí nhớ là bước nào trong quá trình xây dựng ý tưởng đến thực hiện sản phẩm mĩ thuật:
- A. Phác hình.
B. Xây dựng ý tưởng.
- C. Hoàn thiện.
- D. Đặt tên.
Câu 6: Trong bước phác hình sản phẩm mĩ thuật ta cần:
A. Thể hiện hình ảnh, xác định hình chính – hình phụ và vị trí muốn thể hiện.
- B. Lựa chọn màu cho hình chính, các chi tiết và nền.
- C. Tìm hình ảnh qua quan sát thực tế.
- D. Cả A, B, C đều sai.
Câu 7: Mỗi sản phẩm mĩ thuật thường được bắt đầu từ việc :
- A. Lựa chọn màu sắc.
B. Xây dựng ý tưởng.
- C. Đặt tên sản phẩm.
- D. Phác hình.
Câu 8: Để xây dựng ý tưởng thể hiện một chủ đề trong Mĩ thuật, việc đầu tiên ta cần phải làm là:
- A. Nhớ lại những hình ảnh đã từng gặp có liên quan đến chủ đề.
- B. Tìm được những hình ảnh phù hợp liên quan đến chủ đề muốn diễn tả.
- C. Tưởng tưởng những hình ảnh phù hợp để diễn tả chủ đề.
D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 9: Chủ đề là:
A. Gợi ý để mỗi người xây dựng ý tưởng thể hiện.
- B. Hướng dẫn để mỗi người xây dựng ý tưởng qua tưởng tượng.
- C. Gợi ý để mỗi người xây dựng ý tưởng qua trí nhớ.
- D. Gợi ý để con người quan sát cảnh vật, sinh hoạt trong cuộc sống để thể hiện vào trong tác phẩm của mình.
Câu 10: Cách tìm ý tưởng trong sáng tác mĩ thuật thông qua:
- A. Khai thác hình ảnh trong thơ văn.
- B. Quan sát cảnh sinh hoạt.
- C. Những bức ảnh được chụp lại.
D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 11: Ý nào dưới đây không đúng khi nói về việc tìm ý tưởng qua quan sát cảnh vật, sinh hoạt trong cuộc sống:
- A. Cuộc sống xung quanh mở ra cho chúng ta rất nhiều ý tưởng có thể khai thác trong sáng tác mĩ thuật.
- B. Những hình ảnh của cuộc sống và tự nhiên đã tạo nên cảm hứng để thể hiện chủ đề mĩ thuật với những hình ảnh, màu sắc tươi mới theo ý thích của mình.
- C. Có thể quan sát cảnh vật, cảnh sinh hoạt trong cuộc sống để tìm những hình ảnh phù hợp có liên quan đến chủ đề muốn diễn tả.
D. Không nên tìm những hình ảnh phù hợp với chủ đề thông qua sách báo, mạng internet,…mà cần đến trực tiếp những nơi có liên quan đến chủ đề để quan sát.
Câu 12: Phố cổ Hội An (Quảng Nam), Cánh đồng lúa Lũng Cao (Thanh Hóa), Thêu thổ cẩm (Lào Cai), Đi chợ trên sông (Sóc Trăng ) được gọi là:
A. Cảnh vật, sinh hoạt trong cuộc sống.
- B. Hiện thực cuộc sống.
- C. Thực trạng cuộc sống.
- D. Sự vật, hiện tượng.
Câu 13: Điền cụm từ vào chỗ trồng (…) sa cho phù hợp “Cuộc sống xung quanh mở ra cho chúng ta rất nhiều….có thể khai thác trong sáng tác mĩ thuật”:
- A. Chủ đề.
B. Ý tưởng.
- C. Sáng tạo.
- D. Gợi ý.
Câu 14: Lựa chọn màu cho các hình chính, các chi tiết và nền là bước thứ mấy trong quá trình xây dựng ý tưởng đến thể hiện sản phẩm mĩ thuật:
- A. Bước 1.
- B. Bước 2.
C. Bước 3.
- D. Bước 4.
Câu 15: Bước cuối cùng trong quá trình xây dựng ý tưởng đến thực hiện sản phẩm mĩ thuật là:
- A. Đặt tên cho sản phẩm mĩ thuật.
- B. Thuyết minh cho sản phẩm mĩ thuật.
C. Hoàn thiện sản phẩm mĩ thuật.
- D. Chụp lại sản phẩm mĩ thuật sau khi đã hoàn thành.
Câu 16: Những gợi ý nào có thể được đặt ra khi xây dựng và thể hiện một sản phẩm mĩ thuật về chủ đề em yêu thích:
- A. Em lựa chọn chủ đề nào.
- B. Em tìm ý tưởng để thể hiện hình ảnh về chủ đề đó bằng cách nào.
- C. Em sử dụng hình thức nào để thể hiện.
D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 17: Những câu hỏi nào có thể được đặt ra khi trao đổi về với bạn về sản phẩm mĩ thuật:
- A. Bạn đã có ý tưởng gì để thể hiện chủ đề/
- B. Bạn đã sử dụng đường nét, màu sắc như thế nào để thể hiện ý tưởng.
- C. Bạn đã vẽ những cảnh vật, nhân vật, hoạt động nào để thể hiện ý tưởng của mình.
D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 18: Tác phẩm sơn mài Bình minh trên nông trang (Nguyễn Đức Nùng, 1958) thể hiện:
A. Hình ảnh người nông dân đang gieo hạt vào một sớm bình minh.
- B. Hình ảnh người phụ nữ đang gặt hái vào một sớm bình minh.
- C. Bà con nông dân đang gieo hạt vào một sớm bình minh.
- D. Cảnh tượng thiên nhiên kì vĩ vào buổi bình minh.
Câu 19: Tác phẩm tượng thạch cao Hũ gạo nuôi quân (Trần Văn Hòe, 1962) thể hiện:
- A. Hình ảnh hai mẹ con đang nâng niu, chắt chiu từng nắm gạo bỏ vào hũ tiết kiệm.
- B. Tình cảm quân dân gắn bó.
- C. Tình cảm yêu thương của người dân ở hậu phương dành cho những người chiến sĩ đang cầm súng bảo vệ Tổ quốc.
D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 20: Sắc màu trong tác phẩm Bình minh trên nông trang được thể hiện như thế nào?
- A. Gam màu nóng chủ đạo trong tranh.
- B. Sắc màu lục lam ẩn hiện trong những rặng cây.
C. Cả A và B đều đúng.
- D. Cả A và B đều sai.
Câu 21: Điểm thu hút của tác phẩm tượng thạch cao Hũ gạo nuôi quân (Trần Văn Hòe, 1962) là:
- A. Hình ảnh hai mẹ con đang nâng niu, chắt che từng nắm gạo bỏ vào hũ tiết kiệm.
B. Hình ảnh em bé ngước nhìn mẹ và đôi bàn tay đang chờ đón nắm gạo mẹ đưa.
- C. Tình cảm mẹ con thiêng liêng.
- D. Hình ảnh em bé đáng yêu.
Giải bài tập những môn khác
Giải sgk 6 KNTT
Giải SBT lớp 6 kết nối tri thức
Giải SBT ngữ văn 6 kết nối tri thức
Giải SBT Toán 6 kết nối tri thức
Giải SBT Khoa học tự nhiên 6 kết nối tri thức
Giải SBT Lịch sử và địa lí 6 kết nối tri thức
Giải SBT tin học 6 kết nối tri thức
Giải SBT công dân 6 kết nối tri thức
Giải SBT công nghệ 6 kết nối tri thức
Giải SBT tiếng Anh 6 kết nối tri thức
Giải SBT hoạt động trải nghiệm 6 kết nối tri thức
Giải SBT âm nhạc 6 kết nối tri thức
Giải SBT mĩ thuật 6 kết nối tri thức
Bình luận