Giáo án VNEN bài Kiểm tra chất lượng học kì II

Dưới đây là mẫu giáo án VNEN bài Kiểm tra chất lượng học kì II. Bài học nằm trong chương trình Khoa học tự nhiên 7. Bài mẫu có: văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích

Giáo án VNEN bài Kiểm tra chất lượng học kì II
Tuần: Ngày soạn: Ngày dạy: Tiết: KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KỲ II Thời gian: 90 phút I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Nắm được khả năng tiếp thu kiến thức của học sinh thông qua bài kiểm tra. 2. Kỹ năng - Rèn kĩ năng làm việc theo quy trình. - Rèn kĩ năng vận dụng, tái hiện kiến thức để làm bài. 3. Thái độ - Rèn tính cẩn thận, chính xác, khoa học. 4. Năng lực, phẩm chất - Năng lực chung : Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. - Năng lực chuyên biệt: Năng lực tư duy sáng tạo, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực tìm hiểu tự nhiên và xã hội, (năng lực môn Vật lí). - Phẩm chất: Trung thực, chăm chỉ, trách nhiệm. II. CHUẨN BỊ 1. Ma trận Chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Tổng số câu Số điểm Tỉ lệ TN TL TN TL TN TL Chủ đề 1. Tiêu hóa và vệ sinh tiêu hóa. - Nêu được bản chất của quá trình tiêu hóa. - Mô tả được quá trình biến đổi thức ăn trong ống tiêu hóa. - Vai trò của các cơ quan tiêu hóa và tuyến tiêu hóa... Câu 1,2 2 câu 0,4 0,4 đ 4 % Chủ đề 2. Hô hấp và vệ sinh hô hấp. - Trình bày được các khái niệm về hô hấp, các giai đoạn của quá trình hô hấp và vệ sinh hô hấp. - Mô tả được chức năng của các cơ quan hô hấp. Câu 3,4 2 câu 0,4 0,4 đ 4 % Chủ đề 3. Máu và hệ tuần hoàn - Kể tên được các cơ quan chủ yếu của hệ tuần hoàn và phân biệt chúng về cấu tạo và chức năng. - Chỉ ra được các tác nhân gây hại cũng như các biện pháp phòng tránh và rèn luyện hệ tuần hoàn. Câu 5 Câu 6 Câu 7 3 câu 0,2 0,2 0,2 0,6 đ 6% Chủ đề 4. Bài tiết và cân bằng nội môi - Liệt kê được các thành phần của hệ bài tiết nước tiểu và chức năng. - Mô tả được quá trình taọ thành nước tiểu và thải nước tiểu. - Các tác nhân gây hại cho hệ bài tiết nước tiểu và biện pháp bảo vệ. Câu 8,9,10 3 câu 0,6 0,6 đ 6% Chủ đề 5. Nội tiết và vai trò của hoocmon. - Nhận biết được 1 số đặc điểm của hệ nội tiết. - Phân biệt được tuyến nội tiết và tuyến ngoại tiết. - Vai trò của hoocmon đối với sự sinh trưởng và phát triển. - Ứng dụng vào việc phòng chống các bệnh do rối loạn nội tiết gây ra. Câu 11,12 Câu 13 3 câu 0,4 0,2 0,6 đ 6% Chủ đề 6. Thần kinh, giác quan. - Nêu được cấu tạo và chức năng các bộ phận cơ bản của hệ thần kinh và giác quan. - Nêu được biện pháp vệ sinh hệ thần kinh và giác quan. Câu 14,15 Câu 16 3 câu 0,4 0,2 0,6 đ 6% Chủ đề 7. Cơ sở khoa học của học tập. - Phân biệt được PXCĐK và PXKĐK. - Nêu đươc vai trò của tiếng nói và chữ viết trong học tập… Câu 17 Câu 26 2 câu 0,2 1 1,2 đ 12% Chủ đề 8. Sức khỏe của con người. - Mô tả được các yếu tố tác động đến sức khỏe con người. - Đề xuất các biện pháp rèn luyện để có sức khỏe đảm bảo học tập tốt. Câu 27 1 câu 2 2 đ 20% Chủ đề 9. Âm thanh - Nhận biết được 1 số nguồn âm thường gặp. - Nêu được mối liên hệ giữa âm phát ra và vật phát ra âm. - Chỉ ra được vật dao động trong 1 số nguồn âm. - Nêu được các môi trường mà âm có thể truyền qua và nhận xét được tốc độ truyên âm. - Đề ra được 1 số biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn. Câu 18 Câu 19,20 Câu 21 4 câu 0,2 0,4 0,2 0,8 đ 8% Chủ đề 10. Điện tích – Dòng điện - Mô tả được 1 số hiện tượng chứng tỏ vật bị nhiễm điện. - Giải thích được 1 số hiện tượng thực tế liên quan tới sự nhiễm điện do cọ xát. - Nhận biết được 1 số loại nguồn điện trong đời sống hàng ngày. - Vận dụng giải thích một số hiện tượng về điện trong đời sống. - Nêu được định nghĩa chất dẫn điện, chất cách điện. - Trình bày được quy ước chiều dòng điện. Câu 22 Câu 23 Câu 24,25 Câu 28 5 câu 0,2 0,2 0,4 2 2,8 đ 28% Tổng số câu Số điểm Tỉ lệ 15 câu 4 đ 30% 1 câu 1 đ 10% 5 câu 1 đ 10% 1 câu 2 đ 20% 5 câu 1 đ 10% 1 câu 2 đ 20% 28 câu 10 đ 40% 30% 30% 100% 2. Bảng mô tả CHỦ ĐỀ Câu MÔ TẢ Chủ đề 1. Tiêu hóa và vệ sinh tiêu hóa. 1 2 Nhận biết: Vai trò của các enzim tiêu hóa. Nhận biết: Vai trò của từng cơ quan trong khoang miệng. Chủ đề 2. Hô hấp và vệ sinh hô hấp. 3 4 Nhận biết: Các giai đoạn của quá trình hô hấp. Nhận biết: 1 số bệnh liên quan đến đường hô hấp. Chủ đề 3. Máu và hệ tuần hoàn 5 6 7 Nhận biết: Vai trò của môi trường trong cơ thể. Thông hiểu: Cấu tạo của tim và chức năng. Vận dụng: Phòng tránh các tác nhân gây hại và rèn luyện hệ tuần hoàn. Chủ đề 4. Bài tiết và cân bằng nội môi 8 9, 10 Nhận biết: Các thành phần cấu tạo của hệ bài tiết nước tiểu. Nhận biết: Quá trình tạo thành nước tiểu và quá trình thải nước tiểu. Chủ đề 5. Nội tiết và vai trò của hoocmon. 11 12 13 Nhận biết: Vai trò của hoocmon đối với sự sinh trưởng và phát triển. Nhận biết: Tuyến nội tiết và tuyến ngoại tiết. Vận dụng: Ứng dụng những kiến thức về nội tiết trong việc phòng chống các bệnh do rối loạn nội tiết gây ra Chủ đề 6. Thần kinh, giác quan. 14, 15 16 Nhận biết: Cấu tạo và chức năng của các bộ phận của hệ thần kinh và giác quan. Thông hiểu: Các biện pháp vệ sinh hệ thần kinh và giác quan. Chủ đề 7. Cơ sở khoa học của học tập. 17 26 (TL) Nhận biết: Phản xạ có điều kiện và phản xạ không điều kiện Nhận biết: Nêu được vai trò của tiếng nói và chữ viết trong học tập Chủ đề 8. Sức khỏe của con người. 27 (TL) Thông hiểu: Kể tên các yếu tố gây hại và tác hại của các yếu tố đó đối với sức khỏe con người. Đề xuất các biện pháp rèn luyện để có sức khỏe đảm bảo học tập tốt. Chủ đề 9. Âm thanh 18 19 20 21 Nhận biết: Các môi trường mà âm có thể truyền qua. Thông hiểu: Chỉ ra được vật dao động trong một số nguồn âm Thông hiểu: Mối liên hệ giữa âm phát ra và vật phát ra âm. Vận dụng: Đề ra được một số biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn trong những trường hợp cụ thể Chủ đề 10. Điện tích – Dòng điện ước chiều dòng điện. 22 23 24 25 28 TL Nhận biết: Một số loại nguồn điện trong cuộc sống hàng ngày. Thông hiểu: Chất dẫn điện, chất cách điện. Vận dụng: Giải thích được một số hiện tượng thực tế liên quan đến sự nhiễm điện do cọ xát. Vận dụng: Quy ước chiều dòng điện để xác định đúng chiều dòng điện trong các mạch ddienj kín đơn giản Vận dụng: Giải thích một số hiện tượng về điện trong đời sống. 3. Đề bài * ĐỀ 1 Phần 1. Trắc nghiệm (5 điểm). Chọn đáp án đúng. Câu 1. Enzim amilaza biến đổi 1 phần tinh bột trong thức ăn thành đường mantozơ có ở cơ quan nào trong hệ tiêu hóa? A. Khoang miệng. B. Ruột non. C. Dạ dày. D. Tá tràng. Câu 2. Quá trình đảo trộn, tạo viên thức ăn trong khoang miệng do bộ phận nào đảm nhận? A. Răng. B. Lưỡi. C. Hàm trên. D. Hàm dưới. Câu 3. Quá trình hô hấp gồm các giai đoạn chủ yếu nào? A. Sự thở và trao đổi khí ở tế bào. B. Sự thở và trao đổi khí ở phổi. C. Sự thở và trao đổi khí ở phổi và sự trao đổi khí ở tế bào. D. Sự trao đổi khí ở phổi và sự trao đổi khí ở tế bào. Câu 4. Trong các bệnh sau, bệnh nào liên quan đến hệ hô hấp? A. Bệnh viêm não. B. Bệnh tiểu đường. C. Bệnh huyết áp. D. Bệnh viêm phổi. Câu 5. Vai trò của môi trường trong cơ thể là A. giúp các cơ quan liên lạc với nhau. B. bao quanh tế bào để bảo vệ tế bào. C. giúp tế bào trao đổi chất với môi trường ngoài. D. giúp tế bào thải các chất thừa trong quá trình sống. Câu 6. Ngăn tim có thành cơ tim mỏng nhất là A. tâm thất phải. B. tâm nhĩ trái. C. tâm thất trái. D. tâm nhĩ phải. Câu 7. Biện pháp nào sau đây bảo vệ hệ tuần hoàn tránh khỏi tác nhân có hại? A. Ăn đồ ăn nhanh. B. Tập thể dục. C. Uống rượu bia. D. Hút thuốc lá. Câu 8. Cơ quan quan trọng nhất của hệ bài tiết nước tiểu là A. ống đái. B. thận. C. bóng đái. D. ống dẫn nước tiểu. Câu 9. Nước tiểu đầu được hình thành là do quá trình lọc máu xảy ra ở A. nang cầu thận. B. ống thận. C. cầu thận. D. bể thận. Câu 10. Sự tạo thành nước tiểu diễn ra ở đâu? A. Nang cầu thận. B. Ống dẫn nước tiểu. C. Đơn vị chức năng. D. Bóng đái. Câu 11. Hoocmon nào điều hòa lượng đường trong máu? A. Insulin. B. Tiroxin. C. Ơstrogen. D. Testosterone. Câu 12. Hoocmôn do tuyến nội tiết tiết ra sẽ A. ngấm thẳng vào máu và đến cơ quan đích. B. đổ vào ống dẫn chất tiết rồi mới đến cơ quan đích. C. đi thẳng đến cơ quan đích qua hệ tiêu hóa. D. đi thẳng đến cơ quan đích qua hệ hô hấp. Câu 13. Gần đây bà A thấy trong người hay mệt mỏi và bị sút cân, hay khát nước, hay thèm ăn đồ ngọt hơn. Khi đi viện khám, bác sĩ kết luận bà A bị bệnh tiểu đường. Theo em, bà A nên có chế độ ăn uống như thế nào để tốt nhất cho sức khỏe? A. Ăn nhiều rau, hoa quả có hàm lượng đường ít. B. Ăn nhiều thịt, trứng và uống sữa. C. Ăn thức ăn nhanh, nước uống có ga. D. Thường xuyên ăn thêm bánh kẹo. Câu 14. Đơn vị cấu tạo của hệ thần kinh là A. tế bào cơ. B. tế bào que. C. tế bào nón. D. nơron. Câu 15. Cơ quan phân tích thị giác có chức năng A. cảm nhận ánh sáng. B. cảm nhận mùi. C. cảm nhận âm thanh. D. cảm nhận vị. Câu 16. Thợ hàn xì làm việc phải đeo kính hoặc dùng tấm kính chắn ánh sáng phát ra khi hàn với mục đích để bảo vệ A. mũi. B. tai. C. mắt. D. miệng. Câu 17. Phản xạ có điều kiện là phản xạ A. có sẵn, thông qua học tập. B. không có sẵn, phải học tập. C. có sẵn, mang tính bẩm sinh. D. không có sẵn, mang tính bẩm sinh. Câu 18. Khi nói về môi trường truyền âm, ý kiến nào đúng? A. Ở cùng điều kiện nhiệt độ, chất rắn truyền âm tốt hơn chất lỏng. B. Không khí càng loãng thì truyền âm càng tốt. C. Ở cùng nhiệt độ, chất khí truyền âm tốt hơn chất lỏng. D. Chân không truyền âm tốt hơn chất khí. Câu 19. Khi ta thổi còi ,âm này được tạo ra là do A. miệng của người thổi. B. phần nhựa của chiếc còi. C. khối không khí trong cái còi. D. phổi của người thổi. Câu 20. Trong các phát biểu sau đây, phát biểu nào là đúng? A. Siêu âm là âm thanh gây ra ô nhiễm tiếng ồn nhiều nhất vì siêu âm là âm có tần số rất lớn. B. Hạ âm là âm thanh gây ra ô nhiễm tiếng ồn ít nhất vì hạ âm là âm có tần số nhỏ. C. Cả siêu âm và hạ âm đều gây ra ô nhiễm tiếng ồn. D.Các phát biểu A,B,C đều sai. Câu 21. Cách giải thích về biện pháp chống ô nhiễm do tiếng ồn nào dưới đây không đúng? A. Trồng cây xanh để âm đi theo hướng khác. B. Tác động vào nguồn âm bằng cách không mở loa đài to vào buổi trưa và vào ban đêm. C. Cấm bóp còi từ 10 giờ đêm để phân tán âm trên đường truyền của chúng. D. Xây tường chắn để ngăn đường truyền âm. Câu 22. Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về đinamô xe đạp? A. Đinamô là một vật trang trí của xe đạp. B. Đinamô là nguồn điện. C. Đinamô không là nguồn điện. D. Bánh xe đạp quay là nguồn điện vì nó làm quay đinamô. Câu 23. Vật nào dưới đây là vật dẫn điện? A. Thanh gỗ khô. B. Một đoạn bút chì. C. Một đoạn dây nhựa. D. Thanh thủy tinh. Câu 24. Cánh quạt trần bị bụi nhiều là do A. bụi rơi xuống cánh quạt. B. trong không khí có nhiều bụi. C. cánh quạt quay cọ xát không khí nên hút bụi. D. cánh quạt để lâu ngày không lau bụi bám vào. Câu 25. Trong các sơ đồ mạch điện dưới đây, sơ đồ biểu diễn đúng chiều dòng điện trong mạch là Phần II. Tự luận (5 điểm) Câu 26 (1 điểm) Nêu vai trò của tiếng nói và chữ viết trong học tập? Câu 27 (2 điểm) Kể tên các yếu tố gây hại cho sức khỏe con người? Theo em tại sao các yếu tố đó lại gây hại cho sức khỏe con người? Câu 28 (2điểm) Trong hình vẽ dưới đây là sơ đồ mạch điện của một chuông điện, khi bấm và giữ nút bấm(đóng khóa K), chuông kêu, tắt, kêu, tắt liên tục cho đến khi thôi bấm. Em hãy giải thích tại sao ĐỀ 2 Phần I. Trắc nghiệm (5 điểm). Chọn đáp án đúng. Câu 1. Enzim pepsin giúp biến đổi Protein thành peptit có ở cơ quan nào trong hệ tiêu hóa? A. Khoang miệng. B. Ruột non. C. Dạ dày. D. Tá tràng. Câu 2. Quá trình cắn xé, nghiền nhỏ thức ăn trong khoang miệng do bộ phận nào đảm nhận? A. Răng. B. Lưỡi. C. Hàm trên. D. Hàm dưới. Câu 3. Quá trình hô hấp gồm mấy giai đoạn? A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 4. Để tránh một số bệnh liên quan đến hệ hô hấp thì biện pháp nào sau đây được coi cần thiết nhất? A. Đeo khẩu trang bảo vệ khi tiếp xúc với môi trường khói bụi. B. Ăn chín uống sôi, hạn chế đồ ăn nhanh. C. Hạn chế thức ăn có nhiều dầu mỡ và có hàm lượng đường cao. D. Ăn ngủ đúng giờ, điều độ, khoa học. Câu 5. Tế bào muốn trao đổi chất với môi trường ngoài phải thông qua A. hệ hô hấp. B. hệ tiêu hóa. C. hệ tuần hoàn. D. môi trường trong. Câu 6. Ngăn tim có thành cơ tim dày nhất là A. tâm thất phải. B. tâm nhĩ trái. C. tâm thất trái. D. tâm nhĩ phải. Câu 7. Tác nhân nào gây hại cho hệ tuần hoàn? A. Tập thể dục thường xuyên. B. Thường xuyên dùng rượu, bia. C. Ăn uống khoa học, đảm bảo vệ sinh. D. Không dùng đồ ăn nhanh, nước uống có ga. Câu 8. Trong hệ bài tiết, bộ phận nào có chức năng dự trữ nước tiểu? A. ống đái. B. thận. C. bóng đái. D. ống dẫn nước tiểu. Câu 9. Nước tiểu chính thức được dẫn từ thận xuống bóng đái qua A. ống đái. B. đơn vị chức năng C. bóng đái. D. ống dẫn nước tiểu. Câu 10. Nước tiểu đầu được hình thành ở đâu? A. Nang cầu thận. B. Ống dẫn nước tiểu. C. Đơn vị chức năng. D. Bóng đái. Câu 11. Tuyến nội tiết nào tiết hoocmon điều khiển, điều hòa hoạt động của các tuyến nội tiết khác? A. Tuyến tụy. B. Tuyến giáp. C. Tuyến yên. D. Tuyến sinh dục. Câu 12. Tuyến nào sau đây là tuyến nội tiết? A. Tuyến yên. B. Tuyến gan. C. Tuyến nước bọt. D. Tuyến ruột. Câu 13. Gần đây ông B thấy trong người hay mệt mỏi và bị sút cân, hay khát nước, hay thèm ăn đồ ngọt hơn. Khi đi viện khám, bác sĩ kết luận ông B bị bệnh tiểu đường. Theo em, ông B không nên làm gì để tốt nhất cho sức khỏe? A. Ăn nhiều rau, hoa quả có hàm lượng đường ít. B. Tập thể dục đều đặn, vừa sức. C. Kiểm tra sức khỏe định kì. D. Ăn đồ ngọt(bánh, kẹo...) thường xuyên. Câu 14. Cơ thể người có bao nhiêu giác quan? A. 2. B. 3. C. 4. D. 5. Câu 15. Cơ quan phân tích thính giác có chức năng A. cảm nhận ánh sáng. B. cảm nhận mùi. C. cảm nhận âm thanh. D. cảm nhận vị. Câu 16. Công nhân làm việc trong nhà máy thường xuyên có âm thanh rất mạnh, người ta có thể dùng nhiều cách để giảm âm lượng với mục đích bảo vệ A. cơ quan thị giác. B. cơ quan thính giác. C. cơ quan xúc giác. D. cơ quan khứu giác. Câu 17. Phản xạ không có điều kiện là phản xạ A. có sẵn, thông qua học tập. B. không có sẵn, phải học tập. C. có sẵn, mang tính bẩm sinh. D. không có sẵn, mang tính bẩm sinh. Câu 18. Khi nói về môi trường truyền âm, ý kiến nào đúng? A. Ở cùng điều kiện nhiệt độ, chất rắn truyền âm tốt hơn chất lỏng. B. Không khí càng loãng thì truyền âm càng tốt. C. Ở cùng nhiệt độ, chất khí truyền âm tốt hơn chất lỏng. D. Chân không truyền âm tốt hơn chất khí. Câu 19. Khi ta thổi còi ,âm này được tạo ra là do A. miệng của người thổi. B. phần nhựa của chiếc còi. C. khối không khí trong cái còi. D. phổi của người thổi. Câu 20. Trong các phát biểu sau đây, phát biểu nào là đúng? A. Siêu âm là âm thanh gây ra ô nhiễm tiếng ồn nhiều nhất vì siêu âm là âm có tần số rất lớn. B. Hạ âm là âm thanh gây ra ô nhiễm tiếng ồn ít nhất vì hạ âm là âm có tần số nhỏ. C. Cả siêu âm và hạ âm đều gây ra ô nhiễm tiếng ồn. D. Các phát biểu A,B,C đều sai. Câu 21. Cách giải thích về biện pháp chống ô nhiễm do tiếng ồn nào dưới đây không đúng? A. Trồng cây xanh để âm đi theo hướng khác. B. Tác động vào nguồn âm bằng cách không mở loa đài to vào buổi trưa và vào ban đêm. C. Cấm bóp còi từ 10 giờ đêm để phân tán âm trên đường truyền của chúng. D. Xây tường chắn để ngăn đường truyền âm. Câu 22. Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về đinamô xe đạp? A. Đinamô là một vật trang trí của xe đạp. B. Đinamô là nguồn điện. C. Đinamô không là nguồn điện. D. Bánh xe đạp quay là nguồn điện vì nó làm quay đinamô. Câu 23. Vật nào dưới đây là vật dẫn điện? A. Thanh gỗ khô. B. Một đoạn bút chì. C. Một đoạn dây nhựa. D. Thanh thủy tinh. Câu 24. Cánh quạt trần bị bụi nhiều là do A. bụi rơi xuống cánh quạt. B. trong không khí có nhiều bụi. C. cánh quạt quay cọ xát không khí nên hút bụi. D. cánh quạt để lâu ngày không lau bụi bám vào. Câu 25. Trong các sơ đồ mạch điện dưới đây, sơ đồ biểu diễn đúng chiều dòng điện trong mạch là Phần II. Tự luận (5 điểm) Câu 26 (1 điểm) Nêu vai trò của tiếng nói và chữ viết trong học tập? Câu 27 (2 điểm) Em hãy đề xuất các biện pháp rèn luyện để có một sức khỏe tốt? Câu 28 (2điểm) Trong hình vẽ dưới đây là sơ đồ mạch điện của một chuông điện, khi bấm và giữ nút bấm (đóng khóa K), chuông kêu, tắt, kêu, tắt liên tục cho đến khi thôi bấm. Em hãy giải thích tại sao? 4. Hướng dẫn chấm ĐỀ 1 Phần 1. Trắc nghiệm (5 điểm). Mỗi đán án đúng được 0,2 điểm Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 Đán án A B C D C D B B C C A A A D A 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 C B A C D C B B C B Phần 2. Tự luận (5 điểm) CÂU Hướng dẫn chấm Điểm 26 - Vai trò của tiếng nói và chữ viết: giao tiếp, cung cấp thông tin, mô tả sự vật, hiện tượng… 1 điểm 27 - Kể tên được 1 số yếu tố gây hại cho sức khỏe con người: rác thải sinh hoạt, thức ăn ôi thiu… - Giải thích được tại sao các yếu tố đó lại gây hại cho sức khỏe con người 1 điểm 1 điểm 28 Khi bấm chuông thì dòng điện đi qua cuộn dây khi đó cuộn dây trở thành nam châm điện nên hút miếng sắt làm cho đầu gõ chuông đạp vào chuông nên chuông kêu, khi miếng sắt bị hút về phía đầu cuộn dây thì mạch lại hở nên cuộn dâu không là nam châm điện nữa và lại nhả miếng sắt về vị trí cũ nên chuông không kêu nữa, khi miếng sắt về vị trí cũ, lúc này mạch điện kín nên cuộn dây trở thành nam châm điện lại tiếp tục hút miếng sắt và làm chuông kêu, cứ như vậy chuông sẽ kêu, tắt,kêu, tắt liên tục cho đến khi thôi bấm. 2 điểm ĐỀ 2 Phần 1. Trắc nghiệm (5 điểm). Mỗi đáp án đúng được 0,2 điểm Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 Đán án C A C A D C B C D A C A D D C 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 B C A C D C B B C B Phần 2. Tự luận (5 điểm) CÂU Hướng dẫn chấm Điểm 26 - Vai trò của tiếng nói và chữ viết: giao tiếp, cung cấp thông tin, mô tả sự vật, hiện tượng… 1 điểm 27 - Kể tên và giải thích được vai trò của một số biện pháp rèn luyện để có một sức khỏe tốt như: Tập thể dục, ăn uống điều độ, ngủ nghỉ khoa học... 2 điểm 28 Khi bấm chuông thì dòng điện đi qua cuộn dây khi đó cuộn dây trở thành nam châm điện nên hút miếng sắt làm cho đầu gõ chuông đạp vào chuông nên chuông kêu, khi miếng sắt bị hút về phía đầu cuộn dây thì mạch lại hở nên cuộn dâu không là nam châm điện nữa và lại nhả miếng sắt về vị trí cũ nên chuông không kêu nữa, khi miếng sắt về vị trí cũ, lúc này mạch điện kín nên cuộn dây trở thành nam châm điện lại tiếp tục hút miếng sắt và làm chuông kêu, cứ như vậy chuông sẽ kêu, tắt,kêu, tắt liên tục cho đến khi thôi bấm. 2 điểm III. TỔ CHỨC KIỂM TRA 1. Ổn định tổ chức. 2. Tiến hành kiểm tra - GV: Phát đề, giám sát HS. - HS: Làm bài IV. THỐNG KÊ KẾT QUẢ SỐ ĐIỂM Điểm HTT HT CHT Số lượng Tỉ lệ V. NHẬN XÉT ............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án môn sinh 7

Hệ thống có đầy đủ: Giáo án word đồng bộ giáo án Powerpoint các môn học. Đầy đủ các bộ sách: Kết nối tri thức, chân trời sáng tạo, cánh diều. Và giáo án có đủ cả năm. Các tài liệu khác như đề thi, dạy thêm, phiếu học tập, trắc nghiệm cũng có sẵn. Và rất giúp ích cho việc giảng dạy. Các tài liệu đều sẵn sàng và chuyển tới thầy cô ngay và luôn
Từ khóa tìm kiếm: giáo án khoa học tự nhiên 7, giáo án khoa học tự nhiên 7 môn sinh, giáo án VNEN sinh 7, giáo án chi tiết bài Kiểm tra chất lượng học kì II, giáo án 5 hoạt động khoa học tự nhiên 7

Tải giáo án:

Giải bài tập những môn khác