Giáo án PTNL bài 32: Thực hành - Mổ cá chép

Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài 32: Thực hành - Mổ cá chép. Bài học nằm trong chương trình sinh học 7. Bài mẫu có: văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích

Giáo án PTNL bài 32: Thực hành - Mổ cá chép
Tuần:………. Ngày……… tháng………năm……… Ngày soạn: ................... Ngày dạy: ................... Tiết số: ................... BÀI 32: THỰC HÀNH: MỔ CÁ CHÉP I. MỤC TIÊU 1.Kiến thức: học sinh xác định được vị trí và nêu rõ vai trò một số cơ quan của cá trên mẫu mổ. 2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng mổ trên động vật có xương sống, kĩ năng trình bày mẫu mổ. 3. Thái độ: Giáo dục ý thức nghiêm túc cẩn thận chính xác. 4. Năng lực: - Năng lực tư duy sáng tạo, tự học, tự giải quyết vấn đề - Năng lực phản hồi, lắng nghe tích cực, hợp tác trong quá trình thảo luận. II. ĐÔ DÙNG DẠY HỌC - Giáo viên: Mẫu cá chép; Bộ đồ mổ khay mổ, đinh ghim; Mô hình não cá. - Học sinh: Mỗi nhóm một con cá chép (giếc) III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC 1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của HS 3. Bài mới A, Khởi động. 5p - Mục tiêu: Tạo tình huống/vấn đề học tập mà học sinh chưa thể giải quyết được ngay...kích thích nhu cầu tìm hiểu, khám phá kiến thức mới. B1: Giáo viên hỏi cả lớp: Hãy kể tên các hệ cơ quan của cá chép? Dự kiến câu trả lời của học sinh: Hệ hô hấp, tuần hoàn, bài tiết, tiêu hóa, hệ thần kinh, hệ vận động, hệ sinh dục B2: Giáo viên tổ chức cho học sinh thảo luận theo nhóm câu hỏi sau: Hãy dự đoán về đặc điểm của từng hệ cơ quan giúp cá chép thích nghi với đời sống ở nước? Nhóm 1: thảo luận về bộ xương và tiêu hóa Nhóm 2: thảo luận về hệ hô hấp và tuần hoàn Nhóm 3: thảo luận về bài tiết , thần kinh và giác quan HS thảo luận và ghi đáp án vào bảng phụ B3: Giáo viên thu bảng phụ B4: Giáo viên dẫn dắt vào bài mới: Ở bài trước các em đã tìm hiểu về đặc điểm cấu tạo ngoài của cá chép thích nghi với môi trường nước, và lối sống tự do bơi lội. Hôm nay chúng ta tiếp tục tìm hiểu về đặc điểm cấu tạo trong của cá chép, để thấy được mức độ tiến hoá trong cơ thể của các loài động vật. B. Hình thành kiến thức - Mục tiêu: Trang bị cho học sinh những KT mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập nêu ra ở HĐ Khởi động. Hoạt động 1: Tổ chức thực hành Mục tiêu: học sinh xác định được vị trí và nêu rõ vai trò một số cơ quan của cá trên mẫu mổ Hoạt động của GV - HS Nội dung kiến thức trọng tâm a. Cách mổ: B1: Giáo viên trình bày kĩ thuật giải phẫu (SGK tr.106) chú ý vị trí đường cắt để nhìn rõ nội quan của cá. - Biểu diễn thao tác mổ (dựa vào H32.1) SGK. - Sau khi mổ cho học sinh quan sát vị trí tự b. Quan sát cấu tạo trong trên mẫu mổ: - Giáo viên hướng dẫn học sinh xác định vị trí các nội quan: Lá mang, tim, dạ dày, ruột, gan, mật, thận, tinh hoàn hoặc buồng trứng đối chiếu với H.32.3 SGK nhiên của các nội quan chưa gỡ. B2: Giáo viên cho các nhóm tiến hành mổ cá dưới sự điều hành của tổ trưởng và thư kí ghi lại đặc điểm quan sát được. B3: Giáo viên theo dõi thao tác mổ của các nhóm, nhắc nhở và sửa chữa thao tác còn lúng túng ở một số nhóm. - Cho các nhóm trao đổi mẫu mổ, nhận xét và rút kinh nghiệm. - Giáo viên hướng dẫn học sinh gỡ nội quan để quan sát rõ các cơ quan đối chiếu với mô hình cấu tạo trong của cá chép. Thảo luận nhóm và hoàn thành bảng “Cấu tạo nội quan của cá” - Quan sát mẫu bộ não cá và nhận xét màu sắc và các đặc điểm khác. - Học sinh thực hành theo nhóm. Giáo viên quan sát và nhắc nhở các nhóm mổ theo quy trình. Hoạt động 2: Thu hoạch Mục tiêu: - Mỗi nhóm báo cáo nhận xét về vị trí, vai trò của 1 hệ cơ quan, các nhóm khác bổ sung. - Giáo viên nhận xét kết quả thực hành của các nhóm. Tên cơ quan Nhận xét vị trí và vai trò Mang (hệ hô hấp) Nằm dưới xương nắp mang trong phần đầu, gồm các lá mang gắn với xương cung mang, có và trò trao đổi khí. Tim Nằm phía trước khoang thân ứng với vây ngực, co bóp để đẩy máu và động mạnh, giúp cho sự tuần hoàn máu. Hệ tiêu hoá Phân hoá rõ Bóng hơi Trong khoang thân, sát cột sống, giúp cá chìm nổi dễ dàng trong nước. Thân Hai dãi sát cột sống lọc từ máu các chất không cần thiết để thải ra ngoài. Tuyến sinh dục Trong khoang thân: ở cá đực là hai dãi tinh hoàn, ở cá cái là hai buồng trứng phát triển trong mùa sinh sản. Não Não nằm trong hộp sọ, ngoài ra còn có tuỷ sống nằm trong các cung đốt sống, điều khiển , điều hoà hoạt động của cá. 4. Củng cố: - Mục tiêu: Giúp học sinh hoàn thiện KT vừa lĩnh hội được. - Giáo viên đánh giá nhận xét tinh thần, thái độ của các nhóm. - Học sinh thu dọn vệ sinh. 5. Vận dụng tìm tòi mở rộng. - Mục tiêu: + Giúp học sinh vận dụng được các KT-KN trong cuộc sống, tương tự tình huống/vấn đề đã học. + Giúp học sinh tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học tập suốt đời. - Nêu những đặc điểm cấu tạo trong giúp cá thích nghi với môi trường nước? - Vai trò của nghề nuôi cá ở nước ta và địa phương em? - Nêu các cơ quan bên trong của cá thể hiện sự thích nghi với đời sống ở 6. Hướng dẫn về nhà: - Hoàn thành thu hoạch - Nghiên cứu bài mới: Bài cấu tạo trong của cá chép * Rút kinh nghiệm bài học:

Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án môn sinh 7

Hệ thống có đầy đủ: Giáo án word đồng bộ giáo án Powerpoint các môn học. Đầy đủ các bộ sách: Kết nối tri thức, chân trời sáng tạo, cánh diều. Và giáo án có đủ cả năm. Các tài liệu khác như đề thi, dạy thêm, phiếu học tập, trắc nghiệm cũng có sẵn. Và rất giúp ích cho việc giảng dạy. Các tài liệu đều sẵn sàng và chuyển tới thầy cô ngay và luôn
Từ khóa tìm kiếm: giáo án bài Giáo án PTNL sinh học 7 bài 32 thực hành mổ cá chép, giáo án phát triển năng lực sinh học 7 bài 32 thực hành mổ cá chép, giáo án sinh học 7 hay bài 32 thực hành mổ cá chép giáo án PTNL , giáo án sinh học 7 chi tiết bài 32 thực hành mổ cá chép, giáo án PTNL sinh học 7 bài 32 thực hành mổ cá chép

Tải giáo án:

 

 

Giải bài tập những môn khác