Giáo án PTNL bài 33: Cấu tạo trong của cá chép
Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài 33: Cấu tạo trong của cá chép. Bài học nằm trong chương trình sinh học 7. Bài mẫu có: văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích
Tuần:……….
Ngày……… tháng………năm………
Ngày soạn: ...................
Ngày dạy: ...................
Tiết số: ...................
BÀI 33: CẤU TẠO TRONG CỦA CÁ CHÉP
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: học sinh chỉ ra được sự thống nhất giữa cấu tạo và chức năng của từng hệ cơ quan đảm bảo sự thống nhất trong cơ thể với môi trường nước. Trình bày được tập tính của cá.
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng quan sát tranh và kĩ năng hoạt động nhóm.
3. Thái độ: GD lòng yêu thích môn học.
4. Năng lực:
- Năng lực tư duy sáng tạo, tự học, tự giải quyết vấn đề
- Năng lực phản hồi, lắng nghe tích cực, hợp tác trong quá trình thảo luận.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Giáo viên: Tranh cấu tạo trong của cá chép.
- Mô hình não cá chép. Tranh sơ đồ hệ thần kinh cá chép
III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ: Nêu các đặc điểm cấu tạo ngoài thích nghi với đời sống?
3. Bài mới:
A. Khởi động .5P
- Mục tiêu: Tạo tình huống/vấn đề học tập mà học sinh chưa thể giải quyết được ngay...kích thích nhu cầu tìm hiểu, khám phá kiến thức mới.
B1: Giáo viên cho học sinh xem video về các loại cá
B2: Giáo viên đặt câu hỏi:
? Các loài cá có những đặc điểm chung gì để phù hợp với môi trường sống ở nước?
HS trả lời
B3: Giáo viên dẫn dắt vào bài mới
* Mở bài: Cá là động vật có xương sống hoàn toàn sống ở nước. Cá có số lượng loài lớn nhất trong ngành động vật có xương sống. Chúng phân bố ở các môi trường nước trên thế giới và đóng một vai trò quan trọng trong tự nhiên và trong đời sống con người
B. Hình thành kiến thức mới
- Mục tiêu: Trang bị cho học sinh những KT mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập nêu ra ở HĐ Khởi động.
Hoạt động 1: Các cơ quan dinh dưỡng.
- Mục tiêu: Học sinh nắm được cấu tạo và hoạt động của bốn cơ quan dinh dưỡng: Tuần hoàn, hô hấp, tiêu hoá và bài tiết.
Hoạt động của GV - HS: Nội dung kiến thức trọng tâm
B1: Giáo viên yêu cầu các nhóm quan sát tranh kết hợp với kết quả quan sát trên mẫu mô bài thực hành→ hoàn thành bài tập.
- Các nhóm thảo luận → hoàn thành bài tập.
- Đại diện nhóm hoàn thành trên bảng phụ của Giáo viên → các nhóm khác nhận xét bổ sung.
B2: Giáo viên cung cấp thêm thông tin về tuyên tiêu hóa
- Hoạt động tiêu hóa thức ăn diễn ra như thế nào?
- Nêu chức năng của hệ tiêu hóa?
- Học sinh nêu được:
+ Thức ăn được nghiền nát nhờ răng hàm, dưới tác dụng của enzim tiêu hóa thức ăn biến đổi thành chất dinh dưỡng ngấm qua thành ruột vào máu
+ Các chất cặn bã được thải ra ngoài qua hậu môn.
B3: Giáo viên cung cấp thêm thông tin về vai trò của bóng hơi.
- Giáo viên cho học sinh thảo luận
+ Cá hô hấp bằng gì ?
+ Hãy giải thích hiện tượng cá có cử động há miệng liên tiếp kết hợp với cử động khép mở nắp mang?
+ Vì sao trong bể nuôi cá người ta thường thả rong hoặc cây thủy sinh?
B4: Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát sơ đồ hệ tuần hoàn→ thảo luận :
+ Hệ tuần hoàn gồm những cơ quan nào ?
+ Hoàn thành bài tập điền vào chỗ trống .
- Giáo viên chốt lại kiến thức
- Hệ bài tiết nằm ở đâu? Có chức năng gì ?
- Học sinh rút ra các đặc điểm cấu tạo trong phù hợp với đời sống bơi lội.
1. Các cơ quan dinh dưỡng.
* Hệ tiêu hóa: Có sự phân hóa :
- Các bộ phận:
+ Ống tiêu hóa: Miệng→ hầu → thực quản→ dạ dày→ ruột → hậu môn
+ Tuyến tiêu hóa: Gan mật tuyến ruột.
- Chức năng: biến đổi thức ăn thành chất dinh dưỡng, thải chất cặn bã.
- Bóng hơi thông với thực quản→ giúp cá chìm nổi trong nước.
* Hô hấp:
Cá hô hấp bằng mang, lá mang là những nếp da mỏng có nhiều mạch máu→ trao đổi khí.
* Tuần hoàn:
- Tim 2 ngăn: 1 tâm nhĩ, 1 tâm thất.
- Một vòng tuần hoàn, máu đi nuôi cơ thể: đỏ tươi.
* Bài tiết: 2 dải thận màu đỏ, nằm sát sống lưng→ lọc từ máu các chất độc để thải ra ngoài.
Hoạt động 2: Thần kinh và các giác quan của cá.
Mục tiêu: Nắm được cấu tạo và chức năng của hệ thần kinh, thành phần bộ não của cá chép và vai trò của các giác quan .
Hoạt động của GV - HS Nội dung kiến thức trọng tâm
B1: Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát H33.2-3 SGK và mô hình não→ trả lời câu hỏi:
+ Hệ thần kinh của cá gồm những bộ phận nào?
B2: Giáo viên gọi 1 học sinh trình bày cấu tạo não cá trên mô hình.
+ Nêu vai trò của giác quan?
+ Vì sao thức ăn có mùi lại hấp dẫn cá?
- Học sinh quan sát tranh SGK và mô hình não cá trả lời được:
Hệ thần kinh
+ Trung ương thần kinh: não tủy sống
+ Dây thần kinh: đi từ trung ương đến các giác quan.
- Cấu tạo não cá: 5 phần.
- Giác quan: mắt không có mí lên chỉ nhìn gần.
- Mũi đánh hơi tìm mồi.
- Cơ quan đường bên nhận biết áp lực tốc độ dòng nước, vật cản. 2.Thần kinh và các giác quan của cá:
- Hệ thần kinh:
+ Trung ương thần kinh: não, tủy sống.
+ Dây thần kinh: đi từ trung ưng thần kinh đến các cơ quan.
Chức năng : Điều khiển, điều hoà các hoạt động trong cơ thể
- Bộ não gồm 5 phần.
+ Não trước chưa phát triển
+ Não trung gian
+ Não giữa : Lớn là trung khu của thị giác.
+ Tiểu não phát triển điều hoà các cử động phức tạp.
+ Hành tuỷ điều khiển các nội quan.
- Các giác quan :
+ Mắt không có mí nên chỉ nhìn gần.
+ Mũi : Đánh hơi tìm mồi .
+ Cơ quan đường bên: Nhận biết áp lực, tốc độ dòng nước, vật cản
4. Củng cố:
- Mục tiêu: Giúp học sinh hoàn thiện KT vừa lĩnh hội được.
- Nêu các cơ quan bên trong của cá thể hiện sự thích nghi với đời sống ở nước?
- Làm bài tập số 3.
5. Vận dụng tìm tòi mở rộng.
- Mục tiêu:
+ Giúp học sinh vận dụng được các KT-KN trong cuộc sống, tương tự tình huống/vấn đề đã học.
+ Giúp học sinh tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học tập suốt đời.
- Vận dụng. Em hãy kể về những lợi ích của nghề nuôi cá chép ở địa phương em ?
- Tìm tòi: Em hãy so sánh lợi ích của cá nước ngọt và cá nước mặn , cá nào đem lại lợi ích cho nền kinh tế nước ta cao hơn ?
6. Hướng dẫn học ở nhà:
- Học bài theo câu hỏi SGK .
- Vẽ sơ đồ cấu tạo não cá chép .
- Sưu tầm tranh ảnh về các loại cá
* Rút kinh nghiệbài học:
Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án môn sinh 7
Hệ thống có đầy đủ: Giáo án word đồng bộ giáo án Powerpoint các môn học. Đầy đủ các bộ sách: Kết nối tri thức, chân trời sáng tạo, cánh diều. Và giáo án có đủ cả năm. Các tài liệu khác như đề thi, dạy thêm, phiếu học tập, trắc nghiệm cũng có sẵn. Và rất giúp ích cho việc giảng dạy. Các tài liệu đều sẵn sàng và chuyển tới thầy cô ngay và luôn
Từ khóa tìm kiếm: giáo án bài Giáo án PTNL sinh học 7 bài 33 cấu tạo trong của cá chép, giáo án phát triển năng lực sinh học 7 bài 33 cấu tạo trong của cá chép, giáo án sinh học 7 hay bài 33 cấu tạo trong của cá chép giáo án PTNL , giáo án sinh học 7 chi tiết bài 33 cấu tạo trong của cá chép, giáo án PTNL sinh học 7 bài 33 cấu tạo trong của cá chép
Tải giáo án: