Giáo án 5512 âm nhạc 7 tiết 5: Ôn tập bài hát Lí cây đa. Nhạc lí Nhịp 4/4. Tập đọc nhạc TĐN số 2
Dưới đây là mẫu giáo án tiết 5: Ôn tập bài hát Lí cây đa. Nhạc lí Nhịp 4/4. Tập đọc nhạc TĐN số 2 được soạn theo công văn 5512. Bài học nằm trong chương trình âm nhạc lớp 7. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết
Tuần Ngày soạn:
Tiết Ngày dạy:
Tiết 5
- Ôn tập bài hát: Lí cây đa.
- Nhạc lí: Nhịp
- Tập đọc nhạc: TĐN số 2.
I.MỤC TIÊU:
1.Kiến thức
HS biết:
- Hát thuộc bài Lí cây đa và tập thể hiện tính chất mềm mại, nhẹ nhàng của bài hát.
- HS biết khái niệm về nhịp và cách đánh nhịp
- HS biết bài TĐN số 2 - Ánh trăng viết ở nhịp .
HS hiểu: về nhịp và hiểu về cách đánh nhịp .
HS vận dụng: đọc đúng giai điệu, ghép lời ca bài TĐN số 2, kết hợp đánh nhịp.
2.Năng lực
a.Năng lực chung
- Năng lực tự học, giải quyết vấn đề.
b.Năng lực chuyên biệt
- Hiểu biết âm nhạc.
- Thực hành âm nhạc.
3.Phẩm chất
- Yêu gia đình, quê hương, đất nước
II.THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1.Giáo viên:
- Soạn bài, SGK, SGV, Tài liệu hướng dẫn thực hiện Chuẩn kiến thức, kĩ năng.
- Nhạc cụ, bài TĐN số 2.
- Máy chiếu.
2.Học sinh:
- Phách, đặt lời ca mới cho bài Đi cấy và tìm hiểu trước bài TĐN số 5.
III.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A.HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (5p):
a)Mục tiêu: Tạo tâm thế cho HS tiếp cận bài mới.
b)Nội dung: HS hát bài hát theo yêu cầu của GV
c)Sản phẩm: HS thực hiện nhiệm vụ
d)Tổ chức thực hiện:
- Trình bày bài hát Lí cây đa kết hợp vận động 1 số động tác phụ họa?
- Cảm nhận bước đầu của em về bài hát Lí cây đa?
B.HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI (30p):
Hoạt động 1: Ôn tập bài hát Lí cây đa.(10’)
a)Mục tiêu: Giúp HS ôn tập lại bài hát Lí cây đa
b)Nội dung: HS lắng nghe hoàn thành nhiệm vụ GV giao
c)Sản phẩm: HS trả lời câu hỏi và ôn bài hát
d)Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV - HS |
Sản phẩm dự kiến |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập - Cho Hs nghe lại bài hát 1 lần - GV đàn mẫu âm cho HS luyện thanh * Chú ý nhịp lấy đà, hát nhấn vào tiếng Lên. - GV chỉ huy cho HS hát lại bài hát theo nhạc đệm của đàn. - Cho HS hát và hướng dẫn một số động tác vận động tại cho cho HS làm theo. - Hướng dẫn HS hát và thể hiện động tác phụ hoạ cho bài hát. - Cho 1 nhóm những em có động tác đẹp lên biểu diễn. - GV đưa ra nhận xét và đánh giá. - Cho 1 HS lên đơn ca. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập - HS nghe lại bài hát - HS luyện thanh - HS quan sát và làm theo hướng dẫn của GV Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - 1 nhóm HS biểu diễn. - HS nhận xét và đánh giá. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV đưa ra nhận xét và đánh giá xếp loại. |
1.Ôn tập bài hát: Lí cây đa.
|
Hoạt động 2: Tìm hiểu về nhịp, cách đánh nhịpvà ứng dụng của nhịp.
a)Mục tiêu: Giúp HS tìm hiểu về nhịp
b)Nội dung: HS lắng nghe hoàn thành nhiệm vụ GV giao
c)Sản phẩm: HS trả lời câu hỏi và tập đọc nhạc
d)Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV - HS |
Dự kiến sản phẩm |
||||
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV y/c h/s đọc sgk. - GV cho h/s thảo luận cặp đôi: + Lớp 6 chúng ta đã được học về nhịp 2/4, 3/4 . Dựa vào định nghĩa 2 loại nhịp trên cho biết Thế nào là nhịp ? - Yêu cầu HS quan sát bài TĐN số 2 để thấy được số phách trong một ô nhịp và trường độ tương ứng của một phách. - Cho HS gõ phách theo thứ tự 1, 2, 3, 4 (mạnh, nhẹ, mạnh vừa, nhẹ) - Hướng dẫn HS đánh nhịp - Đàn cho HS nghe bài Quốc ca; Em là bông hồng nhỏ. + Nhịp được sử dụng để viết những ca khúc như thế nào? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc sgk. - HS quan sát và thảo luận cặp đôi => thống nhất ý kiến. Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - Đại diện báo cáo kết quả. - HS nhận xét chéo nhóm Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét kết quả báo cáo của hs. - GV chốt kiến thức. |
2.Nhạc lí: a. Nhịp - Khái nệm: Là trong 1 ô nhịp gồm có 4 phách. Mỗi phách bằng 1 nốt đen. Phách thứ nhất là phách mạnh, phách thứ hai là phách nhẹ, phách thứ ba là phách mạnh vừa, phách thứ tư là phách nhẹ. b.Cách đánh nhịp
c. Ứng dụng của nhịp |
Hoạt động 3: Tìm hiểu và đọc, ghép lời tốt bài TĐN số 2.
a)Mục tiêu: HS học bài TĐN SỐ 2
b)Nội dung: HS lắng nghe hoàn thành nhiệm vụ GV giao
c)Sản phẩm: HS trả lời câu hỏi và tập đọc nhạc
d)Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV - HS |
Dự kiến sản phẩm |
||||||||||||
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV cho h/s trình bày cá nhân phần chuẩn bị về bài TĐN số 2 - Gv cho h/s quan sát bản nhạc bài TĐN và yêu cầu h/s thảo luận nhóm nhận xét bài (3-5p): + Gv phát phiếu học tập:
+ Hs làm vào phiếu học tập và chấm chéo nhóm. + Gv đưa thang điểm để h/s nhận xét và chấm chéo. - Gv cho h/s đọc gam Đô trưởng. - Gv tiến hành dạy TĐN: + Cho h/s đọc tên nốt nhạc + H/s đọc tên nốt kết hợp gõ đệm bài TĐN số 2. - Hướng dẫn h/s đọc từng câu kết hợp cao độ: + GV đàn câu 1: gọi h/s đọc lại -> cả lớp đọc + Đàn câu 2: gọi 1 h/s đọc lại, sau đó cả lớp cùng đọc. + Ghép câu 1 + 2: h/s đọc. - Dạy tương tự với 2 câu sau. - Gv ghép toàn bài: h/s đọc và ghép lời kết hợp gõ phách bài TĐN số 2. - Cho h/s thực hiện theo nhóm: + N1: đọc nhạc + N2: ghép lời ca. Và đảo lại. - Gv gọi 1,2 h/s đọc bài TĐN số 2. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập - Hs quan sát bản TĐN số 2, nghiên cứu tài liệu. - Hs làm việc cá nhân => thảo luận nhóm bàn, thống nhất ý kiến. - Hs đọc bài TĐN theo hướng dẫn của Gv. Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - Đại diện nhóm báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ. - Hs đọc bài TĐN số 1 theo nhóm. - Đại diện cá nhân khác nhận xét, bổ sung và đi đến thống nhất kiến thức. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - Gv nhận xét kết quả báo cáo, cách đọc bài của h/s, góp ý, bổ sung. - Gv chốt kiến thức. |
3.Tập đọc nhạc: TĐN số 2. * Nhận xét: - Nhịp - Kí hiệu : + Dấu nhắc lại - Chia câu: 4 câu
|
C.HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP (3p):
a)Mục tiêu: Củng cố kiến thức, thực hành hát.
b)Nội dung: Hs hát và gõ phách
c)Sản phẩm: HS biết gõ phách và thể hiện bài hát
d)Tổ chức thực hiện:
Hãy đánh lại nhịp 4/4?
HS: đứng tại chỗ đánh nhịp 4/4 vài lần (GV sửa tay cho HS thực hiện sai).
D.HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG (5p):
a)Mục tiêu: Củng cố kiến thức, thực hành áp dụng kiến thức vừa học.
b)Nội dung: Hs trả lời câu hỏi
c)Sản phẩm: Trình bày của HS
d)Tổ chức thực hiện:
Nội dung lời ca bài TĐN ?
HS: Lời ca bài TĐN ca ngợi ánh trăng rằm trung thu lung linh huyền ảo. Vì vậy các em phải yêu mến và bảo vệ thiên nhiên để quê hương luôn tràn ngập ánh trăng đẹp, luôn đoàn kết để cùng nhau tận hưởng niềm vui.
GV cho HS chơi trò luyện tai nghe:
* Hướng dẫn về nhà
Hãy đặt lời mới cho bài TĐN số 2 chủ đề về bè bạn, mái trường và thầy cô.
- Tìm hiểu về một vài nhạc cụ phương Tây?
Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án âm nhạc 7