Giáo án 5512 âm nhạc 7 bài 2 - tiết 4: Học hát bài Lí cây đa. Bài đọc thêm Hội lim
Dưới đây là mẫu giáo án bài 2 - tiết 4: Học hát bài lí cây đa. Bài đọc thêm hội lim được soạn theo công văn 5512. Bài học nằm trong chương trình âm nhạc lớp 7. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết
Tiết 4 – Bài 2
- Học hát: Bài Lí cây đa.
- Bài đọc thêm: Hội Lim.
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức
- HS biết: bài Lí cây đa là một bài dân ca quan họ Bắc Ninh.
- HS hiểu và hát đúng giai điệu, lời ca của bài hát và thể hiện được những tiếng có dấu luyến.
- HS vận dụng: hát kết hợp gõ phách theo đúng nhịp của bài hát Lí cây đa.
2. Năng lực
a. Năng lực chung
- Năng lực tự học, giải quyết vấn đề.
b. Năng lực chuyên biệt
- Hiểu biết âm nhạc.
- Thực hành âm nhạc.
c. Phẩm chất
- Yêu gia đình, quê hương, đất nước
II.THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1.Giáo viên:
- SGK, Hướng dẫn thực hiện chuẩn KT-KN
- Nhạc cụ; băng hát mẫu và bảng phụ bài hát Lí cây đa.
- Máy chiếu.
2.Học sinh:
- SGK, vở ghi, thanh phách.
- Tìm hiểu về bài hát trước khi lên lên lớp.
III.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A.HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (5p):
a)Mục tiêu: Tạo tâm thế cho HS tiếp cận bài mới.
b)Nội dung: HS hát bài hát theo yêu cầu của GV
c)Sản phẩm: HS thực hiện nhiệm vụ
d)Tổ chức thực hiện:
Hs1.Nêu đôi nét về cuộc đời và sự nghiệp của nhạc sĩ Hoàng Việt? Cảm nhận của em về bài hát Nhạc rừng?
Hs2.1 nhóm đọc và ghép lời ca bài TĐN số 1 kết hợp gõ phách, 1 nhóm hát và vận động 1 số động tác phụ họa bài hát Mái trường mến yêu.
B.HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI (30p):
Hoạt dộng 1: Tìm hiểu bài hát và học hát bài Lí cây đa (10p)
a)Mục tiêu: Giúp HS tìm hiểu về tác giả và bài hát Lí cây đa
b)Nội dung: GV hướng dẫn HS tìm hiểu
c)Sản phẩm: HS lắng nghe và trả lời câu hỏi
d)Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV - HS | Sản phẩm dự kiến | ||||||||||||
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chiếu bài hát: - GV cho h/s trình bày cá nhân phần chuẩn bị về bài hát. - Gv cho h/s quan sát bài hát và yêu cầu h/s thảo luận nhóm nhận xét bài (3-5p): + Gv phát phiếu học tập:
+ Hs làm vào phiếu học tập và chấm chéo nhóm. + Gv đưa thang điểm để h/s nhận xét và chấm chéo. - Gv cho h/s luyện thanh. - Gv tiến hành dạy bài hát: + Cho h/s đọc tên nốt nhạc + H/s đọc lời ca. - Hướng dẫn h/s hát từng câu theo lối móc xích: + GV đàn câu 1: gọi h/s hát lại -> cả lớp cùng hát. + Đàn câu 2: gọi 1 h/s hát lại, sau đó cả lớp cùng hát. + Ghép câu 1 + 2: h/s hát. - Dạy tương tự với các câu sau. - Gv ghép toàn bài: h/s hát và kết hợp gõ phách bài hát. - Cho h/s thực hiện theo nhóm: + N1: hát câu 1,3. + N2: hát câu 2,4. Cả lớp hát đoạn 2. - Gv gọi 1,2 h/s hát lại bài hát kết hợp vận động 1 số động tác. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập - Hs quan sát bản nhạc, nghiên cứu tài liệu. - Hs làm việc cá nhân => thảo luận nhóm bàn, thống nhất ý kiến. Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - Đại diện nhóm báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ. - Hs hát bài hát theo nhóm, cá nhân, song ca. - Đại diện cá nhân khác nhận xét, bổ sung và đi đến thống nhất kiến thức. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - Gv nhận xét kết quả báo cáo, cách đọc bài của h/s, góp ý, bổ sung. - Gv chốt kiến thứC. | Học hát bài: Lí cây đa. 1.Giới thiệu về tác giả và bài hát. a.Tác giả : - Bắc Ninh là một tỉnh phía bắc giáp thủ đô Hà Nội - Là vùng đất nổi tiếng với những làn điệu dân ca quan họ duyên dáng, trữ tình và có một phong cách rất riêng biệt
b.Tác phẩm: - Nhịp 2/4 - Kí hiệu: Dấu luyến, dấu nối, dấu lặng đen - Chia câu: 2 câu
2.Học hát
|
Hoạt động 2: Tìm hiểu bài đọc thêm
a)Mục tiêu: Giúp HS tìm hiểu bài đọc thêm
b)Nội dung: GV hướng dẫn HS tìm hiểu
c)Sản phẩm: HS trình bày bài hát
d)Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS | Dự kiến sản phẩm |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập - Gọi 1 HS đọc phần đọc thêm (SGK) - GV cho h/s làm việc cá nhân: + Em hiểu thế nào là hát quan họ? + Hát quan họ được diễn ra vào những dịp nào trong năm? + Tại sao lễ hội này lại có tên là Hội Lim? - Gv bổ sung : Hội Lim là lễ hội chùa làng Lim, được tổ chức hàng năm vào ngày 13 tháng Giêng âm lịch. Họ coi đây như ngày Tết thứ 2 của mình, họ tập trung ca hát, sinh hoạt văn hoá mang đậm bản sắc dân tộC.Vào lúc đầu họ hát lề lối sau chuyển sang giọng vặt và giã bạn để chia tay...... - Gv hát cho HS nghe 1 vài bài hát dựa theo làn diệu dân ca QH Bắc ninh như: Nhớ đêm giã bạn, Những cô gái quan họ.......... Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc sgk - HS làm việc cá nhân trả lời theo y/c của gv. Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - HS nhận xét về kết quả báo cáo của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét đánh giá báo cáo của hs. - Chốt kiến thức |
2.Bài đọc thêm: Hội Lim.
|
C.HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP (4p):
a)Mục tiêu: Củng cố kiến thức, thực hành hát.
b)Nội dung: Hs hát và gõ phách
c)Sản phẩm: HS biết gõ phách và thể hiện bài hát
d)Tổ chức thực hiện:
GV đàn cho HS hát kết hợp vận động 1 vài động tác bài hát “Lí cây đa”.
Làm 1 số bài tập trong VBT.
D.HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG (4p):
a)Mục tiêu: Củng cố kiến thức, thực hành áp dụng kiến thức vừa học.
b)Nội dung: Hs trả lời câu hỏi
c)Sản phẩm: Trình bày của HS
d)Tổ chức thực hiện:
Bài hát “Lí cây đa” là dân ca gì? Bản thân em cần phải làm gì để phát triển dân ca?
TL: Luôn trân trọng và có ý thức giữ gìn các làn điệu dân ca Việt Nam (Trong đó có làn điệu dân ca quan họ).
Nội dung bài hát Lí cây đa gợi lên điều gì?
TL: Với chất nhạc vui tươi - dí dỏm, bài hát gợi lên không khí của ngày hội quan họ.
* Hướng dẫn về nhà
- Em hãy tìm hiểu về Hội Lim qua các tài liệu thông tin khác.
- Sưu tầm các làn điệu dân ca quan họ Bắc Ninh
- Thử đặt lời ca mới theo điệu Lí cây đa với chủ đề về quê hương, mái trường, thầy cô, bạn bè,...
Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án âm nhạc 7