Giải vbt toán 5 tập 2 bài 167: luyện tập - Trang 116, 117, 118
Giải sách bài tập toán 5 tập 2, giải chi tiết và cụ thể bài 167: luyện tập trong SBT toán 5 tập 2 trang Trang 116, 117, 118. Thông qua bài học này, các em học sinh, các bậc phụ huynh sẽ nắm được cách làm bài tập nhanh chóng và dễ hiểu nhất
Bài tập 1: Trang 116 vở bt toán 5 tập 2
Một nền nhà hình chữ nhật có chiều dài 9m, chiều rộng bằng $\frac{2}{3}$ chiều dài. Người ta lát nền nhà bằng các viên gạch hình vuông cạnh 3dm. Mỗi viên gạch giá 12000 đồng. Tính số tiền mua gạch để lát cả nền nhà đó. (Diện tích phần mạch vữa không đáng kể).
hướng dẫn:
Chiều rộng nền nhà= $\frac{2}{3}$ x 9
Diện tích nền nhà = chiều dài x chiều rộng
Diện tích một viên gạch hoa = cạnh x cạnh
Số viên gạch hoa dùng để lát nền nhà = Diện tích nền nhà : Diện tích một viên gạch hoa
Số tiền mua gạch hoa = giá 1 viên gạch x Số viên gạch hoa dùng để lát nền nhà
=> Giải:
3dm = 30cm
Chiều rộng nền nhà là :
9 : 3 ⨯ 2 = 6 (m)
Diện tích nền nhà là :
9 ⨯ 6 = 54 (m2)
= 540000cm2
Diện tích một viên gạch hoa :
30 ⨯ 30 = 900 (cm2)
Số viên gạch hoa dùng để lát nền nhà :
540000 : 900 = 600 (viên)
Số tiền mua gạch hoa là :
12000 ⨯ 600 = 7200000 (đồng)
Đáp số : 7 200 000 đồng
Bài tập 2: Trang 117 vở bt toán 5 tập 2
Cho hình dưới đây, với kích thước như trên hình vẽ.
a. Tính chu vi hình chữ nhật ABCD
b. Tính diện tích hình thang EBCD
c. Tính diện tích hình tam giác EDM (biết MB = MC)
hướng dẫn:
Chu vi hình chữ nhật ABCD= (chiều dài + chiều rộng) x 2
Chiều dài cạnh EB = DC – AE
Diện tích hình thang EBCD = $\frac{1}{2}$ x (độ dài đáy lớn + độ dài đáy nhỏ) x chiều cao
Độ dài cạnh BM hoặc MC = độ dài cạnh AC : 2
Diện tích tam giác EBM =$\frac{1}{2}$ x Chiều dài cạnh EB x Độ dài cạnh BM
Diện tích tam giác DMC =$\frac{1}{2}$ x Chiều dài cạnh DC x Độ dài cạnh BM
Tổng diện tích tam giác EBM và DMC = Diện tích tam giác EBM + Diện tích tam giác DMC
Diện tích tam giác EDM = Diện tích hình thang EBCD - Tổng diện tích tam giác EBM và DMC
=> Giải:
Chu vi hình chữ nhật ABCD là :
(45 + 15) ⨯ 2 = 120 (cm)
Chiều dài cạnh EB là :
EB = DC – AE = 45 – 15 = 30 (cm)
Diện tích hình thang EBCD là :
(30+45)×15 : 2= 562,5(cm$^{2}$)
Độ dài cạnh BM hoặc MC :
15 : 2 = 7,5 (cm)
Diện tích tam giác EBM là :
7,5×30 : 2= 112,5(cm$^{2}$)
Diện tích tam giác DMC là :
7,5×45 : 2=168,75(cm$^{2}$)
Tổng diện tích tam giác EBM và DMC là :
112,5 + 168,75 = 281,25 (cm2)
Diện tích tam giác EDM là :
562,5 – 281,25 = 281,25 (cm2)
Đáp số : a. 120cm ;
b. 562,5cm2
c. 281,25cm2
Bài tập 3: Trang 118 vở bt toán 5 tập 2
Một thửa ruộng hình thang có tổng độ dài hai đáy là 90m. Diện tích thửa ruộng đó bằng diện tích một khu đất hình vuông có chu vi 180m.
a. Tính chiều cao của thửa ruộng hình thang.
b. Biết hiệu độ dài hai đáy là 12m, tính độ dài mỗi cạnh đáy của thửa ruộng hình thang.
hướng dẫn:
Cạnh của khu đất hình vuông= chu vi : 4
Diện tích khu đất hình vuông cũng chính là diện tích của thửa ruộng hình thang = cạnh x cạnh
Chiều cao của thửa ruộng hình thang = diện tích của thửa ruộng hình thang x 2 : tổng độ dài 2 đáy
Độ dài đáy lớn của thửa ruộng = (tổng độ dài 2 đáy + hiệu độ dài 2 đáy) : 2
Độ dài đáy nhỏ của thửa ruộng = tổng độ dài 2 đáy - Độ dài đáy lớn của thửa ruộng
=> Giải:
Cạnh của khu đất hình vuông :
180 : 4 = 45 (m)
Diện tích khu đất hình vuông cũng chính là diện tích của thửa ruộng hình thang :
45 ⨯ 45 = 2025 (m2)
a.
Chiều cao của thửa ruộng hình thang :
2025 ⨯ 2 : 90 = 45 (m)
b. Độ dài đáy lớn của thửa ruộng là :
(90 + 12) : 2 = 51 (m)
Độ dài đáy nhỏ của thửa ruộng là :
90 – 51 = 39 (m)
Đáp số : a. 45m ; b. 51m, 39m
Bình luận