Giải VBT Công dân 9 cánh diều bài 5: Bảo vệ hoà bình

Giải chi tiết VBT Công dân 9 cánh diều bài 5: Bảo vệ hoà bình. Tech12h sẽ hướng dẫn giải tất cả câu hỏi và bài tập với cách giải nhanh và dễ hiểu nhất. Hi vọng, thông qua đó học sinh được củng cố kiến thức và nắm bài học tốt hơn.

BÀI 5: BẢO VỆ HÒA BÌNH

Bài tập 1 trang 36 sách bài tập GDCD 9: Em đồng tình hay không đồng tình với nhận định nào dưới đây? Vì sao?

A. Chiến tranh gây ra hậu quả tàn khốc cho nhân loại.

B. Hoà bình chỉ là khát vọng của những người dân ở các nước đang có chiến tranh.

C. Hoà bình là một trong những giá trị sống cơ bản của con người.

D. Đấu tranh để bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ chính là bảo vệ hoà bình

E. Bảo vệ hoà bình chính là dùng vũ lực để giải quyết các mâu thuẫn của quốc gia, dân tộc.

F. Chỉ có các nước lớn và các tổ chức quốc tế mới bảo vệ được hoà bình.

Bài giải chi tiết: 

A. Đồng tình. Vì chiến tranh không chỉ gây thiệt hại về con người và vật chất mà còn gây ra sự mất mát lớn về tinh thần, phá hoại nền văn hóa và sự phát triển của các quốc gia.

B. Không đồng tình. Vì hòa bình là khát vọng chung của tất cả mọi người trên thế giới, không chỉ ở những quốc gia đang có chiến tranh.

C. Đồng tình. Vì hòa bình giúp con người sống trong an lành, phát triển và thăng tiến trong mọi mặt của cuộc sống.

D. Đồng tình. Vì bảo vệ lãnh thổ và chủ quyền quốc gia là bảo vệ nền hòa bình của một quốc gia và toàn thế giới.

E. Không đồng tình. Vì dùng vũ lực chỉ làm gia tăng xung đột và bạo lực, không phải là cách để bảo vệ hòa bình.

F. Không đồng tình. Vì bảo vệ hòa bình là trách nhiệm của mọi quốc gia và người dân, không chỉ của các nước lớn hay các tổ chức quốc tế.

Bài tập 2 trang 36 sách bài tập GDCD 9: Em hãy cho biết hành vi, việc làm nào dưới đây là biểu hiện của hoà bình. Vì sao?

A. Dùng bạo lực để giải quyết mâu thuẫn với bạn bè.

B. Giữ gìn sự đoàn kết giữa các dân tộc, tôn giáo.

C. Thiết lập quan hệ hợp tác, hữu nghị giữa các dân tộc.

D. Phân biệt đối xử giữa các dân tộc.

E. Đàm phán, đối thoại để giải quyết những vấn đề toàn cầu.

Bài giải chi tiết: 

A. Không phải biểu hiện của hòa bình. Vì hòa bình được thể hiện qua sự khoan dung, đối thoại và giải quyết mâu thuẫn bằng hòa giải, không phải bạo lực.

B. Biểu hiện của hòa bình. Vì đoàn kết và tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc và tôn giáo giúp duy trì hòa bình và ổn định trong xã hội.

C. Biểu hiện của hòa bình. Vì quan hệ hợp tác và hữu nghị giữa các dân tộc giúp giảm thiểu xung đột và thúc đẩy sự phát triển bền vững.

D. Không phải biểu hiện của hòa bình. Phân biệt đối xử tạo ra sự chia rẽ, gây căng thẳng và xung đột, đi ngược lại tinh thần hòa bình.

E. Biểu hiện của hòa bình. Vì đàm phán và đối thoại là cách thức hòa bình để giải quyết các vấn đề chung mà không cần dùng đến bạo lực.

Bài tập 3 trang 36 sách bài tập GDCD 9: Em đồng tình hay không đồng tình với những suy nghĩ, việc làm nào dưới đây? Vì sao?

A. Bạn N ngại giao tiếp với người nước ngoài vì sự khác biệt màu da và vǎn hoá.

B. Bố của bạn M là hải quân, phải xa gia đình để giữ gìn cuộc sống hoà bình cho đất nước. M thường xuyên viết thư động viên bố yên tâm hoàn thành tốt nhiệm vụ.

C. K luôn ước mơ trở thành bộ đội để bảo vệ nền hoà bình của đất nước.

D. Bạn P luôn biết kiềm chế bản thân trước những xích mích trong gia đình.

Bài giải chi tiết: 

A. Không đồng tình. Vì sự khác biệt về màu da và văn hóa không nên là lý do khiến người ta ngại giao tiếp. Việc học hỏi và tôn trọng sự khác biệt giúp xây dựng một thế giới hòa bình và đa dạng.

B. Đồng tình. Việc bạn M động viên bố và ủng hộ nhiệm vụ bảo vệ hòa bình của quốc gia là biểu hiện của sự đoàn kết và ý thức bảo vệ quốc gia.

C. Đồng tình. Đây là một ước mơ cao đẹp, thể hiện lòng yêu nước và ý thức bảo vệ hòa bình.

D. Đồng tình. Việc kiềm chế và giải quyết mâu thuẫn một cách bình tĩnh là biểu hiện của tinh thần hòa bình trong cuộc sống hàng ngày.

Bài tập 4 trang 37 sách bài tập GDCD 9: Em hãy liệt kê các biểu hiện của hoà bình và các biện pháp bảo vệ hoà bình:

Bài giải chi tiết: 

Tech12h

Bài tập 5 trang 37 sách bài tập GDCD 9: Đọc Bài tập chuyện và quan sát hình ảnh

Câu chuyện 1. Trong thập niên 50 của thế kỉ XX, nhân dân Pháp trên toàn quốc sôi nổi tham gia phong trào chống chiến tranh do thực dân Pháp tiến hành ở Việt Nam và Đông Dương. Bà Raymonde Dien là một trong những người có tiếng nói mạnh mẽ nhất ủng hộ khát vọng hoà bình, độc lập, tự do của nhân dân Việt Nam.

Ngày 23/02/1950, tại một nhà ga tàu hỏa ở Paris, bà Raymonde Dien đã vận động một nhóm người tới chặn đoàn tàu chở vũ khí của thực dân Pháp sang Việt Nam. Khi đoàn tàu tiến vào ga, cô gái Raymonde Dien, khi đó mới 21 tuổi, đã nằm xuống đường ray tàu, lấy thân mình ngǎn đoàn tàu chạy đi. Đoàn tàu dùng lại khấn cấp khi mũi tàu chỉ cách bà vài gang tay. Bà Raymonde Dien sau đó bị bắt. Toà án quân sự kết án bà một nǎm tù giam. Bài tập chuyện xả thân quả cảm của bà Raymonde Dien đã gây nên sự xúc động mạnh mẽ cho nhân dân yêu chuộc hoà bình trên khắp thế giới. Phong trào đấu tranh đòi thả bà Raymonde Dien đã lan rộng tới mức thược dân Pháp đã phải trả tự do cho bà sau 10 tháng kể từ ngày bà bị bắt giữ.

Tech12h

(Theo báo điện tử nhandan.vn, Raymonde Dien - biểu tượng cho phong trào đoàn kết quốc tế ủng hộ nhân dân Việt Nam, ngày 20/08/2022)

Câu chuyện 2. Sadako Sasaki là một nạn nhân của vụ ném bom nguyên tử ở tỉnh Hiroshima và tỉnh Nagasaki. Cô bé bị nhiễm phóng xạ của bom nguyên tử, phát bệnh ung thư bạch cầu vào năm 10 tuổi và qua đời chỉ 2 năm sau đó. Tuy nhiên, sự kiên cường chiến đấu với bệnh tật của Sadakoo Sasaki đã truyền cảm hứng chô nhiều người, cô bé đã trở thành một nhân vật biểu tượng cho hoà bình ở tỉnh Hiroshima. Trong thời gian chữa trị tại bệnh viện, có một hôm Sadakoo Sasaki nhận được 1000 con hạc giấy do người dân Nagoya gửi tặng cho bệnh viện với lời chúc sức khoẻ cho các bệnh nhân, vì theo truyền thuyết, nếu ai gấp được 1000 con hạc giấy thì điều ước của người đó sẽ trở thành sự thật.

Với niềm tin vào truyền thuyết đó, Sadako Sasaki đã đặt ra thử thách gấp 1 000 con hạc giấy với điều ước mình sẽ khoẻ lại. Tuy nhiên, dù đã rất nghị lực để chống lại bênh tật, ngày 25/10/1955, Sadako Sasaki đã ra đi sau 8 tháng nằm viện,...Sau khi Sadako Sasaki mất đi, phong trào “Phản đối vũ khí hạt nhân và chạy đua vũ trang” đã diễn ra trên toàn nước Nhật. Người dân Nhật Bản quyết định xây dựng một tượng đài trẻ em vì hoà bình thế giới để tưởng niệm Sadako Sasaki và những trẻ em đã chết vì bom nguyên tử. Tượng đài với biểu tượng cô bé Sadako Sasaki đúng trên qua bom nguyên tử, tay giơ cao con hạc giấy,... tượng trưng cho hoà bình, khát vọng sống, nghị lực, niềm tin và hi vọng.

(Theo Sadako Sasaki, Cô bé giàu nghị lực, Báo Tây Ninh online, baotayninh.vn)

a) trang 37 sách bài tập GDCD 9: Theo em, hành động của bà Raymonde Dien và những người đồng chí của mình thể hiện điều gì?

Bài giải chi tiết: 

Hành động của bà Raymonde Dien và đồng chí thể hiện tinh thần dũng cảm, kiên quyết phản đối chiến tranh và ủng hộ hòa bình, tự do cho Việt Nam, sẵn sàng hy sinh vì lẽ phải.

b) trang 37 sách bài tập GDCD 9: Từ Bài tập chuyện 2, em hãy cho biết nguyên nhân nào dẫn đến bệnh tật và cái chết của cô bé Sadako Sasaki. Em hãy chia sẻ thêm những hiểu biết của em về những hậu quả của chiến tranh để lại.

Bài giải chi tiết: 

Nguyên nhân khiến Sadako Sasaki mắc bệnh và qua đời là do nhiễm phóng xạ từ vụ ném bom nguyên tử ở Hiroshima.

Hậu quả của chiến tranh:

- Thiệt hại về người và tài sản.

- Tàn phá môi trường và sức khỏe cộng đồng (phóng xạ, hóa chất).

- Ảnh hưởng tinh thần, gây rối loạn tâm lý.

- Xã hội bị bất ổn, kinh tế suy thoái.

Bài tập 6 trang 39 sách bài tập GDCD 9: Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945) là cuộc chiến tranh lớn nhất, khốc liệt nhất và tàn phá nặng nề nhất trong lịch sử loài người (bằng tất cả các cuộc chiến tranh trong 1 000 năm trước đó cộng lại).

Bảng so sánh hai cuộc chiến tranh thế giới

Tech12h

Chiến tranh thế giới thứ hai là cuộc đụng đầu và sự thử thách quyết liệt, toàn diện giữa hai thế lực tiến bộ và phản động trên phạm vi toàn thế giới, mở ra một thời kì mới của lịch sử thế giới hiện đại. Thắng lợi của cuộc chiến tranh chống phát xít có ý nghĩa lịch sử trọng đại, làm thay đổi căn bản tình hình thế giới, đã tạo ra những tiền đề thuận lợi để sự nghiệp đấu tranh vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội phát triển sang một thời kì mới.

(Theo Nguyễn Anh Thái (Chủ biên), Lịch sử thế giới hiện đại, NXB Giáo dục, Hà Nội, 2006)

Em hãy làm rõ những hậu quả của chiến tranh được thể hiện qua thông tin trên và cho biết ý nghĩa của bảo vệ hoà bình đối với cuộc sống con người, quốc gia, dân tộc và nhân loại.

Bài giải chi tiết: 

- Hậu quả của chiến tranh:

+ Hàng chục triệu người chết và bị thương (60 triệu người chết, 90 triệu người tàn tật trong Chiến tranh thế giới thứ hai).

+ Tổn thất lên đến hàng nghìn tỉ đô la, làm tàn phá nặng nề nền kinh tế toàn cầu.

+ Gây ra sự đau thương, mất mát, làm suy yếu sự phát triển của nhiều quốc gia và để lại hậu quả lâu dài về tâm lý, sức khỏe cộng đồng.

- Ý nghĩa của bảo vệ hòa bình:

+ Giúp con người được sống trong môi trường an toàn, không có xung đột, chiến tranh, từ đó thúc đẩy sự phát triển và nâng cao chất lượng cuộc sống.

+ Đảm bảo sự ổn định chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội, giúp quốc gia phát triển bền vững và phồn thịnh.

+ Tạo điều kiện cho hợp tác quốc tế, giải quyết các vấn đề toàn cầu, thúc đẩy hòa bình và tiến bộ xã hội trên toàn thế giới.

Bài tập 7 trang 40 sách bài tập GDCD 9: Trong chuyến đi trải nghiệm để tìm hiểu về di sản văn hoá, nhóm học sinh lớp 9A đã gặp một đoàn khách nước ngoài đang bị một số đối tượng ép giá ở khu tham quan, T định nói với những người bán hàng không nên làm như vậy nhưng các bạn khuyên T đừng nói để tránh gây xích mích với nguồi bán hàng. Khi thấy không khí hai bên trở nên căng thẳng, T muốn cùng các bạn can ngăn, nhưng các bạn không muốn vì cho rằng đấy không phải việc của mình

a) trang 40 sách bài tập GDCD 9: Em hãy nhận xét việc thực hiện trách nhiệm của học sinh để giữ mối quan hệ hoà thuận trong tình huống trên.

Bài giải chi tiết: 

Việc các bạn học sinh trong tình huống trên không muốn can thiệp để tránh xích mích cho thấy sự thiếu trách nhiệm trong việc bảo vệ lẽ phải và giữ gìn mối quan hệ hòa thuận, công bằng. Để duy trì hòa bình và sự hài hòa, cần có sự can đảm và ý thức bảo vệ công lý, nhất là khi thấy người khác bị đối xử bất công.

b) trang 40 sách bài tập GDCD 9: Nếu là T, em sẽ ứng xử như thế nào ở tình huống đó?

Bài giải chi tiết: 

Nếu em là T, em sẽ cố gắng giữ bình tĩnh, sau đó có thể nhẹ nhàng nhắc nhở người bán hàng không nên ép giá để giữ hình ảnh đẹp cho khu tham quan và tạo thiện cảm với du khách. Em cũng sẽ khuyến khích các bạn cùng can ngăn với thái độ hòa nhã để tránh gây căng thẳng và duy trì sự hòa hợp trong giao tiếp.

Bài tập 8 trang 40 sách bài tập GDCD 9: Khi biết tin nhà trường cử một số bạn trong lớp đi tham dự giao lưu vǎn hoá với học sinh các nước trong khu vực ASEAN, bạn Quân đã chủ động tìm hiểu về văn hoá, phong tục, tập quán của các nước trong khu vực để tránh những bất đồng do không biểu biết về văn hoá. Bạn thân của Quân cho rằng việc làm này không cần thiết.

a) trang 40 sách bài tập GDCD 9: Em có nhận xét gì về việc làm của bạn Quân trong tình huống trên?

Bài giải chi tiết: 

Việc làm của Quân rất đúng đắn, thể hiện sự chủ động và ý thức tìm hiểu văn hóa để tránh hiểu lầm khi giao lưu, giúp tăng cường sự hiểu biết và hòa hợp giữa các nước.

b) trang 40 sách bài tập GDCD 9: Nếu là Quân, em sẽ giải thích thế nào cho bạn hiểu?

Bài giải chi tiết: 

Nếu là Quân, em sẽ giải thích rằng tìm hiểu văn hóa các nước rất quan trọng để tránh xung đột văn hóa, thể hiện sự tôn trọng và giúp giao lưu thuận lợi hơn.

Bài tập 9 trang 40 sách bài tập GDCD 9: Đọc các trường hợp và trả lời Bài tập hỏi:

Trường hợp 1. Trong lớp 9A, bạn N và S có xảy ra xích mích nhỏ do hiểu lầm nên đã đánh nhau. Bạn H thấy vậy liền vào can ngăn, hoà giải để hai bạn không đánh nhau nữa.

Trường hợp 2. Nhóm học sinh trong khi đi dạo trên phố thì bắt gặp một đoàn du khách người da màu với nhiều trang phục lạ lẫm. Một vài bạn đã chỉ chỏ và cười khúc khích.

Nếu em chứng kiến hành vi của các bạn học sinh trong những trường hợp trên, em sẽ thể hiện thái độ và hành động như thế nào cho đúng?

Bài giải chi tiết: 

Trường hợp 1: Nếu em chứng kiến N và S đánh nhau, em sẽ can ngăn ngay lập tức để ngăn chặn xung đột và tìm cách hòa giải giữa hai bạn. Em có thể nói với họ rằng xung đột không phải là giải pháp và khuyến khích họ trò chuyện để giải quyết hiểu lầm.

Trường hợp 2: Nếu em thấy các bạn chỉ chỏ và cười khúc khích về đoàn du khách, em sẽ thể hiện thái độ phản đối. Em có thể nhắc nhở các bạn rằng hành vi đó là không tôn trọng và phân biệt. Em sẽ khuyến khích mọi người tôn trọng sự đa dạng văn hóa và thể hiện sự chào đón với du khách.

Bài tập 10 trang 41 sách bài tập GDCD 9: Em hãy tìm hiểu, bày tỏ quan điểm của mình về một số cuộc chiến tranh phi nghĩa và xung đột sắc tộc trên thế giới.

Bài giải chi tiết: 

Xung đột sắc tộc tại Myanmar: Cuộc xung đột giữa chính phủ Myanmar và các nhóm dân tộc thiểu số, đặc biệt là người Rohingya, đã dẫn đến cuộc khủng hoảng nhân đạo tồi tệ. Việc chính quyền phân biệt và đàn áp các nhóm sắc tộc là một ví dụ rõ ràng của việc vi phạm nhân quyền, cần phải được cộng đồng quốc tế lên án và giải quyết.

Cuộc chiến tranh tại Ukraine (2022): Cuộc xung đột này đã gây ra nhiều đau thương cho người dân Ukraine và khiến hàng triệu người phải rời bỏ nhà cửa. Cuộc chiến này được xem là phi nghĩa khi xâm phạm chủ quyền và quyền tự quyết của một quốc gia, dẫn đến nhiều tác động nghiêm trọng không chỉ cho Ukraine mà còn cho toàn cầu.

Bài tập 11 trang 41 sách bài tập GDCD 9: Từ những hiểu biết về hoà bình và biểu hiện của hoà bình, em hãy viết một đoạn ngắn bày tỏ nguyện vọng của em về một thế giới hoà bình.

Bài giải chi tiết: 

Em ước mơ về một thế giới hòa bình, nơi mà mọi người không còn phải lo lắng về chiến tranh hay bạo lực. Hòa bình không chỉ là việc không có xung đột, mà còn là sự tôn trọng và chấp nhận lẫn nhau giữa các dân tộc và văn hóa khác nhau. Em mong rằng mọi người sẽ có cơ hội sống trong hòa bình, được thể hiện bản thân mà không sợ bị phân biệt hay áp bức.

Một thế giới hòa bình sẽ là nơi mà trẻ em có thể lớn lên an toàn, được học hành đầy đủ, và theo đuổi ước mơ của mình. Em hy vọng rằng mỗi cá nhân sẽ nỗ lực vì hòa bình, từ những hành động nhỏ hàng ngày, như giúp đỡ người khác, truyền cảm hứng và lan tỏa thông điệp yêu thương, tạo dựng mối quan hệ tốt đẹp giữa con người. Em tin rằng nếu tất cả chúng ta cùng nhau hành động vì hòa bình, tương lai sẽ trở nên tươi sáng hơn.

Bài tập 12 trang 41 sách bài tập GDCD 9: Em hãy sưu tầm, tìm hiểu và kể lại một tấm gương học sinh tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ hoà bình theo gợi ý:

- Thông tin cơ bản về tấm gương mà em định kể, những hoạt động bảo vệ hoà bình mà bạn học sinh đó đã tham gia.

- Chia sẻ ý nghĩa của hoạt động đó.

- Em học tập được điều gì từ tấm gương đó?

Bài giải chi tiết: 

Hôm nay, mình muốn kể về một bạn rất đặc biệt trong lớp mình, đó là Nguyễn Thị Hồng Nhung. Nhung học lớp 9 và luôn là một tấm gương sáng trong các hoạt động bảo vệ hòa bình. Bạn ấy không chỉ học giỏi mà còn rất tích cực tham gia các hoạt động xã hội. Nhung rất năng nổ trong phong trào "Nói không với bạo lực học đường," tổ chức các buổi ngoại khóa để mọi người cùng nhau bàn về cách ngăn chặn bạo lực và xây dựng môi trường học tập an toàn.

Mình rất ngưỡng mộ những việc làm của Nhung. Nhờ có bạn ấy, mình nhận ra rằng mỗi chúng ta đều có thể góp phần xây dựng hòa bình từ những hành động nhỏ bé hàng ngày. Mình cũng quyết tâm sẽ tham gia vào các hoạt động vì hòa bình như bạn ấy, để tạo nên một thế giới tốt đẹp hơn!

Bài tập 13 trang 41 sách bài tập GDCD 9: Em hãy kể tên một số hoạt động bảo vệ hoà bình mà học sinh có thể tham gia.

Bài giải chi tiết: 

Một số hoạt động bảo vệ hoà bình mà học sinh có thể tham gia:

- Học sinh có thể tham gia các chiến dịch tuyên truyền và tổ chức các hoạt động nhằm ngăn chặn bạo lực học đường, tạo môi trường học tập an toàn và thân thiện.

- Học sinh có thể tham gia các sự kiện giao lưu với bạn bè quốc tế để hiểu thêm về văn hóa của các dân tộc khác, từ đó thúc đẩy sự đồng cảm và tôn trọng lẫn nhau.

- Học sinh có thể làm video, tranh vẽ, hoặc poster tuyên truyền về hòa bình, gửi thông điệp tích cực đến cộng đồng.

- Học sinh có thể tham gia các cuộc thi viết bài về hòa bình, hoặc các hoạt động nghệ thuật như biểu diễn văn nghệ để tuyên truyền thông điệp hòa bình.

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

Giải VBT Công dân 9 cánh diều , Giải VBT Công dân 9 CD, Giải VBT Công dân 9 bài 5: Bảo vệ hoà bình

Bình luận

Giải bài tập những môn khác