Dễ hiểu giải Công dân 9 cánh diều bài 5: Bảo vệ hoà bình
Giải dễ hiểu bài 5: Bảo vệ hoà bình. Trình bày rất dễ hiểu, nên tiếp thu Công dân 9 Cánh diều dễ dàng. Học sinh nắm được kiến thức và biết suy rộng ra các bài tương tự. Thêm 1 dạng giải mới để mở rộng tư duy. Danh mục các bài giải trình bày phía dưới
BÀI 5. BẢO VỆ HOÀ BÌNH
MỞ ĐẦU
Em hãy nêu những việc mà nhân dân Việt Nam đã làm để bảo vệ hoà bình và cho biết ý nghĩa của những việc làm đó
Giải nhanh:
Từ thuở cha ông dựng nước và giữ nước, khát vọng hòa bình đã hun đúc ý chí, quyết tâm đánh giặc ngoại xâm, cố kết tinh thần đại đoàn kết dân tộc. Chúng ta coi “binh đao” là việc bất đắc dĩ, nhưng khi đất nước bị xâm lăng, cả nước cùng đồng tâm kháng chiến bảo vệ độc lập chủ quyền, quyết không khuất phục; quyết chiến, quyết thắng.
1. Hoà bình và biểu hiện của hoà bình
Em hãy đọc thông tin dưới đây và trả lời câu hỏi:
a) Sự kiện Việt Nam và Hoa Kỳ kí kết Hiệp định Pari đã đem lại những thay đổi gì cho dân tộc Việt Nam? Theo em, những thay đổi đó có ý nghĩa như thế nào đối với công cuộc tái thiết, xây dựng đất nước sau thời kì chiến tranh chống Mỹ, cứu nước?
b) Em hãy nêu những biểu hiện của hoà bình được thể hiện qua thông tin trên. Theo em, hòa bình là gì?
Giải nhanh:
a. Chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Việt Nam, Hoa Kỳ và các nước khác tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam, quyền tự quyết và bảo đảm các quyền tự do dân chủ của nhân dân miền Nam Việt Nam
b. Có quyền quyết định tương lai chính, đồng bào đoàn kết, thương yêu nhau
Hoà bình là tình trạng không có chiến tranh hay xung đột vũ trang, con người được sống trong hoà bình, an toàn
2. Bảo vệ hoà bình và biện pháp bảo vệ hoà bình
Em hãy đọc các thông tin dưới đây và trả lời câu hỏi:
a) Từ thông tin 1, theo em để bảo vệ hoà bình, nhân dân Việt Nam đã thực hiện những biện pháp nào?
b) Từ thông tin 2, theo em việc Quân đội Mỹ rải chất độc hóa học xuống Việt Nam đã để lại những hậu quả nào? Từ những hậu quả đó, em hãy làm rõ sự cần thiết của việc bảo vệ hòa bình.
c) Em hãy cho biết để bảo vệ hòa bình cần phải thực hiện các biện pháp nào
Giải nhanh:
a. Thà hi sinh chứ không chịu mất nước, sử dụng biện pháp vũ trang
b. Làm cho 4.8 triệu người Việt Nam bị phơi nhiễm chất độc đi-ô-xin, 3 triệu người là nạn nhân chất độc màu da cam
c. Giải quyết mâu thuẫn bằng biện pháp hoà bình, tránh xung đột vũ trang
3. Xung đột sắc tộc và chiến tranh phi nghĩa
Em hãy đọc thông tin và trả lời câu hỏi:
a) Từ thông tin trên, em hãy nêu nhận xét của mình về cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ nhất.
b) Em hãy lấy ví dụ về xung đột sắc tộc và cho biết hậu quả của xung đột sắc tộc đó.
c) Theo em, tại sao cần phản đối chiến tranh phi nghĩa và xung đột sắc tộc?
Giải nhanh:
a. Cuộc chiến tranh phi nghĩa, không mang lại lợi ích cho nhân loại, gây ra hậu quả nặng nề
b. Philippines có khoảng gần 100 triệu dân, trong đó có 85% người theo Công giáo, 5% tín đồ Hồi giáo,... Cuộc xung đột giữa người Công giáo với người Hồi giáo do tổ chức Hồi giáo Abu Sayyaf gây ra ở quần đảo Mindanao, phía Nam Philippines với khoảng 20% người dân trên đảo theo đạo Hồi.
c. Chiến tranh phi nghĩa hiểu đơn giản là cuộc chiến do một quốc gia (phe đối lập) gây ra với mục đích xâm chiếm lãnh thổ, áp bức dân tộc yếu thế hơn, nhằm cướp đi tài nguyên, nhân lực hoặc đồng hóa, gây ra thiệt hại về người, vật chất cho người dân đất nước bị xâm chiếm. Chiến tranh phi nghĩa và xung đột sắc tộc gây ra hậu quả không chỉ với nước bị xâm lược mà cả đất nước đi xâm lược.
LUYỆN TẬP
Câu 1: Em đồng tình, không đồng tình với ý kiến nào dưới đây? Vì sao?
A. Bảo vệ hòa bình là trách nhiệm của toàn nhân loại.
B. Chỉ có những quốc gia đang chiến tranh mới mong ước hòa bình.
C. Tất cả các cuộc chiến tranh trên thế giới đều là chiến tranh phi nghĩa.
D. Các nước khi đã có hoà bình thì không cần phải bảo vệ hòa bình.
Giải nhanh:
a. Đồng tình. Đây là trách nhiệm của toàn nhân loại, không phải của riêng ai hết
b. Không đồng tình. Tất cả quốc gia trên thế giới đều mong muốn có được hoà bình
c. Đồng tình. Chung quy lại xem xét dựa trên nguồn gốc của chiến tran
d. Không đồng tình. Bảo vệ hoà bình phải được diễn ra mọi lúc mọi nơi
Câu 2: Theo em, học sinh có thể tham gia tuyên truyền về hòa bình và bảo vệ hòa bình bằng những hình thức, việc làm cụ thể nào dưới đây? Em hãy cho biết ý nghĩa của những việc làm đó.
A. Tham gia các cuộc thi trong nước và quốc tế để tuyên truyền về hoà bình và khát vọng hòa bình.
B. Nghiên cứu về lịch sử các cuộc chiến tranh và hậu quả nặng nề của chúng để nỗ lực rèn luyện bản thân, sẵn sàng tham gia bảo vệ hòa bình khi đủ điều kiện.
C. Vận động gia đình, người thân, bạn bè sẵn sàng tham gia bảo vệ hoà bình.
D. Lên án, phê phán các cuộc chiến tranh phi nghĩa và xung đột sắc tộc thông qua bài viết, bài thơ và tác phẩm hội hoạ,...
Giải nhanh:
Tất cả vì quy mô lớn, đủ sức lan toả, bản thân chúng ta đều có thể thực hiện được
Câu 3: Em hãy đọc trường hợp dưới đây và nêu nhận xét của em về các ý kiến của mỗi nhân vật.
Sau khi xem bản tin về tình hình xung đột ở một số quốc gia trên thế giới trong giai đoạn hiện nay, K lên tiếng phản đối việc dùng bạo lực để giải quyết mâu thuẫn giữa các nước. T thì cho rằng xung đột chỉ có thể chấm dứt bằng cách sử dụng sức mạnh vũ trang
Giải nhanh:
Ý kiến của K là vô cùng sáng suốt. Hiện nay có rất nhiều biện pháp bảo vệ hoà bình mà không nhất thiết phải sử dụng vũ trang, có thể kể đến như: đàm phán, nhân nhượng, ngoại giao
Câu 4: Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: "Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước". Em hãy trình bày hiểu biết của em về lời dạy của Bác.
Giải nhanh:
Sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, Bác Hồ với Trung ương Đảng, Chính phủ, Quốc hội, Mặt trận và các đoàn thể từ “Thủ đô gió ngàn” Việt Bắc trở về tiếp quản Thủ đô Hà Nội do chính quyền Pháp bàn giao theo Hiệp định Giơ-ne-vơ (1954) về đình chiến ở Đông Dương. Bác Hồ đã gặp mặt, căn dặn và giao nhiệm vụ cho cán bộ, chiến sĩ Đại đoàn Quân Tiên Phong về tiếp quản Thủ đô tại Đền Giếng trong khu di tích Đền Hùng. Bác giảng giải nhiều điều và căn dặn: “Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”. Câu nói nổi tiếng đó của Bác như lời hịch của non sông đã in đậm trong tâm trí của mỗi người dân, thể hiện tư tưởng lớn của bậc vỹ nhân về dựng nước và giữ nước…
VẬN DỤNG
Câu 1: Em hãy sưu tầm những câu chuyện về các nhân vật nồi tiếng đã có cống hiến cho hòa bình và chia sẻ với các bạn trong lớp.
Giải nhanh:
Ellen Johnson-Sirleaf, chủ nhân giải Nobel Hòa bình năm 2011 vì cuộc đấu tranh phi bạo lực cho sự an toàn của phụ nữ và quyền tham gia công cuộc xây dựng hòa bình của phái đẹp.
Câu 2: Từ những hiểu biết về hòa bình và bảo vệ hoà bình, em hãy viết một đoạn ngắn/sáng tác một bài thơ/vẽ tranh/thiết kế thông điệp bày tỏ nguyện vọng của em về một thể giới hòa bình.
Giải nhanh:
Thêm kiến thức môn học
Giải bài tập những môn khác
Môn học lớp 9 KNTT
5 phút giải toán 9 KNTT
5 phút soạn bài văn 9 KNTT
Văn mẫu 9 kết nối tri thức
5 phút giải KHTN 9 KNTT
5 phút giải lịch sử 9 KNTT
5 phút giải địa lí 9 KNTT
5 phút giải hướng nghiệp 9 KNTT
5 phút giải lắp mạng điện 9 KNTT
5 phút giải trồng trọt 9 KNTT
5 phút giải CN thực phẩm 9 KNTT
5 phút giải tin học 9 KNTT
5 phút giải GDCD 9 KNTT
5 phút giải HĐTN 9 KNTT
Môn học lớp 9 CTST
5 phút giải toán 9 CTST
5 phút soạn bài văn 9 CTST
Văn mẫu 9 chân trời sáng tạo
5 phút giải KHTN 9 CTST
5 phút giải lịch sử 9 CTST
5 phút giải địa lí 9 CTST
5 phút giải hướng nghiệp 9 CTST
5 phút giải lắp mạng điện 9 CTST
5 phút giải cắt may 9 CTST
5 phút giải nông nghiệp 9 CTST
5 phút giải tin học 9 CTST
5 phút giải GDCD 9 CTST
5 phút giải HĐTN 9 bản 1 CTST
5 phút giải HĐTN 9 bản 2 CTST
Môn học lớp 9 cánh diều
5 phút giải toán 9 CD
5 phút soạn bài văn 9 CD
Văn mẫu 9 cánh diều
5 phút giải KHTN 9 CD
5 phút giải lịch sử 9 CD
5 phút giải địa lí 9 CD
5 phút giải hướng nghiệp 9 CD
5 phút giải lắp mạng điện 9 CD
5 phút giải trồng trọt 9 CD
5 phút giải CN thực phẩm 9 CD
5 phút giải tin học 9 CD
5 phút giải GDCD 9 CD
5 phút giải HĐTN 9 CD
Trắc nghiệm 9 Kết nối tri thức
Trắc nghiệm 9 Chân trời sáng tạo
Trắc nghiệm 9 Cánh diều
Tài liệu lớp 9
Văn mẫu lớp 9
Đề thi lên 10 Toán
Đề thi môn Hóa 9
Đề thi môn Địa lớp 9
Đề thi môn vật lí 9
Tập bản đồ địa lí 9
Ôn toán 9 lên 10
Ôn Ngữ văn 9 lên 10
Ôn Tiếng Anh 9 lên 10
Đề thi lên 10 chuyên Toán
Chuyên đề ôn tập Hóa 9
Chuyên đề ôn tập Sử lớp 9
Chuyên đề toán 9
Chuyên đề Địa Lý 9
Phát triển năng lực toán 9 tập 1
Bài tập phát triển năng lực toán 9
Bình luận