Đáp án Công dân 9 cánh diều Bài 5: Bảo vệ hoà bình

Đáp án Bài 5: Bảo vệ hoà bình. Bài giải được trình bày ngắn gọn, chính xác giúp các em học Công dân 9 Cánh diều dễ dàng. Từ đó, hiểu bài và vận dụng vào các bài tập khác. Đáp án chuẩn chỉnh, rõ ý, dễ tiếp thu. Kéo xuống dưới để xem chi tiết

BÀI 5. BẢO VỆ HOÀ BÌNH

MỞ ĐẦU

Em hãy nêu những việc mà nhân dân Việt Nam đã làm để bảo vệ hoà bình và cho biết ý nghĩa của những việc làm đó

Đáp án chuẩn:

Chúng ta coi “binh đao” là việc bất đắc dĩ, nhưng khi đất nước bị xâm lăng, cả nước cùng đồng tâm kháng chiến bảo vệ độc lập chủ quyền, quyết không khuất phục; quyết chiến, quyết thắng.

1. Hoà bình và biểu hiện của hoà bình 

Em hãy đọc thông tin dưới đây và trả lời câu hỏi:

a) Sự kiện Việt Nam và Hoa Kỳ kí kết Hiệp định Pari đã đem lại những thay đổi gì cho dân tộc Việt Nam? Theo em, những thay đổi đó có ý nghĩa như thế nào đối với công cuộc tái thiết, xây dựng đất nước sau thời kì chiến tranh chống Mỹ, cứu nước?

b) Em hãy nêu những biểu hiện của hoà bình được thể hiện qua thông tin trên. Theo em, hòa bình là gì?

Đáp án chuẩn:

a. Chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Việt Nam, Hoa Kỳ và các nước khác tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam, quyền tự quyết và bảo đảm các quyền tự do dân chủ của nhân dân miền Nam Việt Nam 

b. Có quyền quyết định tương lai chính, đồng bào đoàn kết, thương yêu nhau

Hoà bình là tình trạng không có chiến tranh hay xung đột vũ trang, con người được sống trong hoà bình, an toàn

2. Bảo vệ hoà bình và biện pháp bảo vệ hoà bình

Em hãy đọc các thông tin dưới đây và trả lời câu hỏi: 

a) Từ thông tin 1, theo em để bảo vệ hoà bình, nhân dân Việt Nam đã thực hiện những biện pháp nào?

b) Từ thông tin 2, theo em việc Quân đội Mỹ rải chất độc hóa học xuống Việt Nam đã để lại những hậu quả nào? Từ những hậu quả đó, em hãy làm rõ sự cần thiết của việc bảo vệ hòa bình.

c) Em hãy cho biết để bảo vệ hòa bình cần phải thực hiện các biện pháp nào

Đáp án chuẩn:

a. Thà hi sinh chứ không chịu mất nước, sử dụng biện pháp vũ trang

b. Làm cho 4.8 triệu người Việt Nam bị phơi nhiễm chất độc đi-ô-xin, 3 triệu người là nạn nhân chất độc màu da cam

c. Giải quyết mâu thuẫn bằng biện pháp hoà bình, tránh xung đột vũ trang

3. Xung đột sắc tộc và chiến tranh phi nghĩa 

Em hãy đọc thông tin và trả lời câu hỏi: 

a) Từ thông tin trên, em hãy nêu nhận xét của mình về cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ nhất.

b) Em hãy lấy ví dụ về xung đột sắc tộc và cho biết hậu quả của xung đột sắc tộc đó.

c) Theo em, tại sao cần phản đối chiến tranh phi nghĩa và xung đột sắc tộc?

Đáp án chuẩn:

a. Cuộc chiến tranh phi nghĩa, không mang lại lợi ích cho nhân loại, gây ra hậu quả nặng nề

b. Cuộc xung đột giữa người Công giáo với người Hồi giáo ở Philippines

c. Vì chiến tranh phi nghĩa và xung đột sắc tộc gây ra hậu quả không chỉ với nước bị xâm lược mà cả đất nước đi xâm lược. 

LUYỆN TẬP

Câu 1: Em đồng tình, không đồng tình với ý kiến nào dưới đây? Vì sao?

A. Bảo vệ hòa bình là trách nhiệm của toàn nhân loại.

B. Chỉ có những quốc gia đang chiến tranh mới mong ước hòa bình.

C. Tất cả các cuộc chiến tranh trên thế giới đều là chiến tranh phi nghĩa.

D. Các nước khi đã có hoà bình thì không cần phải bảo vệ hòa bình.

Đáp án chuẩn:

a.c -  Đồng tình; b.d - Không đồng tình

Câu 2: Theo em, học sinh có thể tham gia tuyên truyền về hòa bình và bảo vệ hòa bình bằng những hình thức, việc làm cụ thể nào dưới đây? Em hãy cho biết ý nghĩa của những việc làm đó.

A. Tham gia các cuộc thi trong nước và quốc tế để tuyên truyền về hoà bình và khát vọng hòa bình.

B. Nghiên cứu về lịch sử các cuộc chiến tranh và hậu quả nặng nề của chúng để nỗ lực rèn luyện bản thân, sẵn sàng tham gia bảo vệ hòa bình khi đủ điều kiện.

C. Vận động gia đình, người thân, bạn bè sẵn sàng tham gia bảo vệ hoà bình.

D. Lên án, phê phán các cuộc chiến tranh phi nghĩa và xung đột sắc tộc thông qua bài viết, bài thơ và tác phẩm hội hoạ,...

Đáp án chuẩn:

Tất cả vì quy mô lớn, đủ sức lan toả, bản thân chúng ta đều có thể thực hiện được

Câu 3: Em hãy đọc trường hợp dưới đây và nêu nhận xét của em về các ý kiến của mỗi nhân vật.

Sau khi xem bản tin về tình hình xung đột ở một số quốc gia trên thế giới trong giai đoạn hiện nay, K lên tiếng phản đối việc dùng bạo lực để giải quyết mâu thuẫn giữa các nước. T thì cho rằng xung đột chỉ có thể chấm dứt bằng cách sử dụng sức mạnh vũ trang

Đáp án chuẩn:

Ý kiến của K là vô cùng sáng suốt 

Câu 4: Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: "Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước". Em hãy trình bày hiểu biết của em về lời dạy của Bác.

Đáp án chuẩn:

Sau khi thắng lợi trong cuộc kháng chiến chống Pháp, Bác Hồ cùng Trung ương Đảng, Chính phủ, Quốc hội, Mặt trận và các đoàn thể trở về tiếp quản Thủ đô Hà Nội theo Hiệp định Giơ-ne-vơ (1954). Tại Đền Giếng trong khu di tích Đền Hùng, Bác đã gặp gỡ và giao nhiệm vụ cho cán bộ, chiến sĩ Đại đoàn Quân Tiên Phong, nhắc nhở: “Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”. Câu nói này của Bác đã in sâu trong tâm trí mỗi người dân, thể hiện tư tưởng lớn về dựng nước và giữ nước.

VẬN DỤNG 

Câu 1: Em hãy sưu tầm những câu chuyện về các nhân vật nồi tiếng đã có cống hiến cho hòa bình và chia sẻ với các bạn trong lớp.

Đáp án chuẩn:

Ellen Johnson-Sirleaf, chủ nhân giải Nobel Hòa bình năm 2011 vì cuộc đấu tranh phi bạo lực cho sự an toàn của phụ nữ và quyền tham gia công cuộc xây dựng hòa bình của phái đẹp. 

Câu 2: Từ những hiểu biết về hòa bình và bảo vệ hoà bình, em hãy viết một đoạn ngắn/sáng tác một bài thơ/vẽ tranh/thiết kế thông điệp bày tỏ nguyện vọng của em về một thể giới hòa bình.

Đáp án chuẩn:

BÀI 5. BẢO VỆ HOÀ BÌNH

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Bình luận

Giải bài tập những môn khác