Giải siêu nhanh khoa học tự nhiên 8 chân trời Bài 15 Khối lượng riêng
Giải siêu nhanh Bài 15 Khối lượng riêng sách khoa học tự nhiên 8 chân trời sáng tạo. Bài giải đáp toàn bộ câu hỏi và bài tập trong sách giáo khoa mới. Với phương pháp giải tối giản, hi vọng học sinh sẽ tiếp cận nhanh bài làm mà không phải mất quá nhiều thời gian.
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
Câu 1: Làm thế nào để xác định khối lượng nước chứa đầy trong một bồn đặt ở trên cao?
Trả lời:
Sử dụng công thức tính khối lượng: m = D.V.
Với D là khối lượng riêng của nước (kg/$m^{3}$), V là thể tích nước chứa trong bồn ($m^{3}$).’
1. KHỐI LƯỢNG RIÊNG - ĐƠN VỊ KHỐI LƯỢNG RIÊNG
Tìm hiểu khái niệm khối lượng riêng
Câu 1: Trong hai phương án ở bên, phương án nào là thuận tiện nhất. Vì sao?
Trả lời:
Phương án thứ hai
Vì thực hiện phép đo khối lượng của một thể tích nước xác định hơn là thực hiện phép đo khối lượng cho toàn bộ lượng nước chứa trong bồn.
Câu 2: Biết rằng 1l nước có khối lượng 1 kg, hãy trả lời câu hỏi đã nêu ở phần Mở đầu bài học.
Trả lời:
500l nước có khối lượng 500 kg.
Cần biết khối lượng của một đơn vị thể tích nước đó rồi suy ra khối lượng nước toàn bình.
Tìm hiểu đơn vị đo khối lượng riêng
Câu 3: Nói khối lượng riêng của đồng là 8 900 kg/$cm^{3}$ có nghĩa là gì? Đổi khối lượng riêng này ra đơn vị g/$cm^{3}$.
Trả lời:
- Là khối lượng của 1 $m^{3}$ của chất đồng là 8900 kg.
8900kg/$m^{3}$ = $\frac{8900.10^{3}}{10^{6}}$ = 8,9 g/$cm^{3}$
Câu 4: Cho biết 2$m^{3}$ sắt có khối lượng là 15 600 kg. Tính khối lượng riêng của sắt.
Trả lời:
D=$\frac{m}{V}$ = $\frac{15600}{2}$=7800 kg/$m^{3}$
2. XÁC ĐỊNH KHỐI LƯỢNG RIÊNG
Thí nghiệm xác định khối lượng riêng của khối hộp chữ nhật
Câu 1: Hãy xác định khối lượng riêng của vật có dạng khối lập phương trong hình dưới đây.
Trả lời:
Thể tích:
V = 2$^{3}$ = 8$cm^{3}$
Khối lượng riêng:
D = $\frac{m}{V}$ = $\frac{7,2}{8}$ = 0,9 g/$cm^{3}$
Thí nghiệm xác định khối lượng riêng của vật rắn có hình dạng bất kì
Câu 2: Với thí nghiệm Hình 15.2, ta có thể xác định khối lượng riêng của những vật nào thường gặp trong cuộc sống hằng ngày?
Trả lời:
Ổ khóa, chìa khóa, ly rượu nhỏ, chén trà nhỏ, …..
Câu 3: Cho một thanh sắt và một ống sắt hình trụ tròn, có cùng chiều dài và đường kính ngoài (hình dưới). Hãy trình bày cách xác định khối lượng riêng của từng vật.
Trả lời:
- Thanh sắt:
Bước 1: đo khối lượng m của thanh sắt.
Bước 2: Đo chiều dài h (cm) của thanh sắt, đường kính hình tròn mặt đáy của thanh sắt d (cm).
Thể tích: V=.$\pi .(\frac{d}{2})^{2}.h$
Bước 3: Dùng công thức D = $\frac{m}{V}$ (g/$cm^{3}$)
- Ống sắt:
Bước 1: đo khối lượng m của ống sắt.
Bước 2: Đo chiều dài của ống sắt h (cm), đường kính ngoài và đường kính trong hình tròn mặt đáy của ống sắt lần lượt là d1 (cm) và d2 (cm)
Thể tích: V = $\pi .h.(\frac{d_{1}^{2}}{2}-\frac{d_{2}^{2}}{2})$
Bước 3: Dùng công thức D = $\frac{m}{V}$ (g/$cm^{3}$)
Thí nghiệm xác định khối lượng riêng của chất lỏng
Câu 4: Bồn chứa của một chiếc xe chở xăng có thể tích 26 $m^{3}$. Tính khối lượng xăng tối đa có thể chứa trong bồn, biết khối lượng riêng của xăng là 750 kg/$m^{3}$.
Trả lời:
m = D. V = 750 . 26 = 19 500 kg
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
Bình luận