Giải SBT Sinh học 11 Kết nối Chương III: Sinh trưởng và phát triển ở sinh vật (P1)

Giải chi tiết sách bài tập Sinh học 11 Kết nối Chương IIII: Sinh trưởng và phát triển ở sinh vật. Tech12h sẽ hướng dẫn giải tất cả câu hỏi và bài tập với cách giải nhanh và dễ hiểu nhất. Hi vọng, thông qua đó học sinh được củng cố kiến thức và nắm bài học tốt hơn.

B. Bài tập và hướng dẫn giải

Câu 1: Sinh trưởng là

A. quá trình tăng về kích thước (lớn lên) của cơ thể do tăng về số lượng tế bào và các mô.

B. quá trình tăng về kích thước (lớn lên) của cơ thể do tăng về kích thước và phân hoá tế bào.

C. quá trình tăng về kích thước (lớn lên) của cơ thể do tăng về kích thước tế bào và mô.

D. quá trình tăng về kích thước (lớn lên) của cơ thể do tăng về kích thước và số lượng tế bào.

Câu 2: Dấu hiệu đặc trưng của quá trình phát triển ở sinh vật là

A. sự thay đổi khối lượng và hình thái cơ thể.

B. sự thay đổi kích thước và hình thái của sinh vật.

C. sự thay đổi khối lượng và chức năng sinh lí theo từng giai đoạn.

D. sự thay đổi hình thái và chức năng sinh lí theo từng giai đoạn.

Câu 3: Phát biểu nào dưới đây là đúng khi nói về đặc điểm sinh trưởng và phát triển ở thực vật?

A. Sinh trưởng và phát triển sẽ dừng lại khi cây bước vào giai đoạn sinh sản.

B. Quá trình sinh trưởng chỉ diễn ra ở đỉnh sinh trưởng của thân.

C. Sinh trưởng và phát triển ở thực vật ít chịu ảnh hưởng của các yếu tố ngoại cảnh.

D. Quá trình sinh trưởng và phát triển diễn ra ở các vị trí, cơ quan nhất định trên cơ thể thực vật, nơi có sự tồn tại của mô phân sinh.

Câu 4: Trong các phát biểu dưới đây, có bao nhiêu phát biểu không đúng khi nói về sinh trưởng sơ cấp?

1. Sinh trưởng sơ cấp diễn ra ở tất cả các cơ quan, bộ phận của cây hai lá mầm thân gỗ trong suốt đời sống của nó.

2. Ở cây một lá mầm, sinh trưởng sơ cấp chỉ diễn ra ở giai đoạn cây còn non.

3. Kết quả của quá trình sinh trưởng sơ cấp là cây cao lên và rễ cây dài ra.

4. Sinh trưởng sơ cấp không có sự tham gia của mô phân sinh đỉnh và mô phân sinh lóng.

Phương án trả lời đúng là:

A.1.

B. 3.

C. 2.

D. 4.

Câu 5: Cho các nhận định sau:

1. Mô phân sinh đỉnh và mô phân sinh lóng tham gia vào sinh trưởng thứ cấp, trong khi mô phân sinh bên tham gia vào sinh trưởng sơ cấp.

2. Sinh trưởng sơ cấp làm tăng chiều cao của cây do hoạt động của mô phân sinh đỉnh và mô phân sinh lóng, sinh trưởng thứ cấp làm tăng đường kính của thân dựa trên hoạt động của mô phân sinh bên.

3. Sinh trưởng sơ cấp làm tăng đường kính của rễ, trong khi sinh trưởng thứ cấp làm tăng chiều dài của rễ.

4. Sinh trưởng sơ cấp có ở thân cây còn non, sinh trưởng thứ cấp có ở thân cây trưởng thành.

5. Sinh trưởng sơ cấp xảy ra ở cả cây một lá mầm và hai lá mầm, sinh trưởng thứ cấp chủ yếu diễn ra ở cây hai lá mầm.

Những nhận định sai về sự khác nhau giữa sinh trưởng sơ cấp và sinh trưởng thứ cấp là:

A.1, 3 và 5.

B. 2, 3 và 4.

C. 1 và 3.

D. 1 và 5.

Câu 6: Nhận định nào dưới đây không đúng khi nói về hormone thực vật?

A. Là các chất hữu cơ có hoạt tính sinh học cao, tham gia điều tiết các quá trình sinh trưởng, phát triển ở thực vật.

B. Dựa vào đặc tính sinh học, hormone thực vật có thể chia thành hai nhóm là: nhóm kích thích sinh trưởng và nhóm ức chế sinh trưởng.

C. Hormone thực vật được tổng hợp tại những cơ quan, bộ phận nhất định trên cây và chỉ gây ra ảnh hưởng tại chính các cơ quan, bộ phận đó.

D. Hormone thực vật tham gia điều tiết quá trình phân chia, dãn dài và phân hoá của tế bào.

Câu 7: Sự phát triển của chồi bên chịu ảnh hưởng tương quan giữa hai loạihormone là

A. auxin và gibberellin.

B. auxin và abscisic acid.

C. auxin và cytokinin.

D. cytokinin và gibberellin.

Câu 8: Auxin ngoại sinh được sử dụng với những mục đích nào dưới đây?

1. Kích thích sự ra rễ của cành giâm, cành chiết.

2. Điều khiển sự phát sinh hình thái của mô nuôi cấy.

3. Tăng chiều cao của các cây lấy sợi và lấy gỗ.

4. Kích thích ra hoa trái vụ của cây họ Dứa.

5. Hạn chế sự rụng hoa và quả, tăng tỉ lệ đậu quả ở cây có múi.

Phương án trả lời đúng là:

A. 1, 2 và 3.

B. 1, 2 và 5.

C. 2, 4 và 5.

D. 1, 3 và 4.

Câu 9: Tương quan giữa gibberellin/abscisic acid điều khiển quá trình sinh lí nào dưới đây?

A. Chín của quả.

B. Phát triển của chồi ngọn.

C. Già hoá của mô và cơ quan.

D. Nảy mầm của hạt.

Câu 10: Phát biểu nào dưới đây là đúng khi nói về các nhóm thực vật ra hoa theo quang chu kì?

A. Một số loài thực vật như cà rốt, bắp cải chỉ ra hoa sau thời gian tiếp xúc với nhiệt độ thấp.

B. Thực vật đêm dài với các đại diện điển hình là cúc, mía, đậu tương không ra hoa trong điều kiện ngày ngắn.

C. Thực vật đêm ngắn với các đại diện điển hình là thanh long, củ cải đường chỉ ra hoa trong điều kiện ngày dài, đêm ngắn.

D. Thực vật trung sinh như cà chua, lạc, đậu tương chỉ ra hoa khi đặt trong điều kiện độ dài đêm bằng với độ dài ngày.

Câu 11: Việc sử dụng đèn chiếu sáng bổ sung khoảng 5 giờ/đêm trong 15 – 20 ngày cho cây thanh long nhằm mục đích nào dưới đây?

A. Ức chế cây ra hoa vào mùa lạnh.

B. Tăng kích thước của thân và lá.

C. Kích thích cây ra hoa trái vụ.

D. Tăng số lượng hoa, số lượng quả và kích thước quả

Câu 12: Quá trình ra hoa của thực vật phụ thuộc vào nhiệt độ thấp được gọi làhiện tượng

A. quang chu kì.

B. quang gián đoạn.

C. sốc nhiệt.

D. xuân hoá.

Câu 13: Tuổi của cây thân gỗ lâu năm có thể được xác định thông qua việc

A. đếm số lóng/cây.

B. đếm số cành/cây.

C. đếm số vòng gỗ/lát cắt ngang thân cây.

D. đếm số lần ra hoa/5 năm.

Câu 14: Các yếu tố bên ngoài tham gia điều tiết quá trình ra hoa của thực vật gồm có

A. ánh sáng, nhiệt độ, hormone.

B. ánh sáng, chế độ dinh dưỡng, yếu tố di truyền.

C. ánh sáng, nhiệt độ, chế độ dinh dưỡng.

D. yếu tố di truyền, hormone, ánh sáng.

Câu 15: Biến thái là sự thay đổi

A. đột ngột về hình thái của động vật sau khi được sinh ra hoặc nở ra từ trứng.

B. đột ngột về hình thái, cấu tạo và sinh lí của động vật sau khi được sinh ra hoặc nở ra từ trứng.

C. đột ngột về hình thái và cấu tạo của động vật sau khi được sinh ra hoặc nở ra từ trứng.

D. đột ngột về cấu tạo của động vật sau khi được sinh ra hoặc nở ra từ trứng.

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm: Giải sách bài tập Sinh học 11 kết nối, Giải SBT Sinh học 11 KNTT, Giải sách bài tập Sinh học 11 Kết nối Chương IIII: Sinh trưởng và phát triển ở sinh vật.

Bình luận

Giải bài tập những môn khác