Giải SBT Sinh học 11 Kết nối Chương II: Cảm ứng ở sinh vật (P3)

Giải chi tiết sách bài tập Sinh học 11 Kết nối Chương II: Cảm ứng ở sinh vật (P3). Tech12h sẽ hướng dẫn giải tất cả câu hỏi và bài tập với cách giải nhanh và dễ hiểu nhất. Hi vọng, thông qua đó học sinh được củng cố kiến thức và nắm bài học tốt hơn.

B. Bài tập và hướng dẫn giải

Câu 41: Cho các phát biểu sau đây về chức năng thăng bằng của tai:

1. Cơ quan tiền đình nằm ở tai trong tham gia vào chức năng thăng bằng của cơ thể gồm nang cầu, nang bầu dục và hai ống bán khuyên.

2. Dịch lỏng trong các bộ phận của cơ quan tiền đình có thể chuyển dịch theo nhiều hướng khác nhau.

3. Chuyển dịch của dịch lỏng làm tế bào có lông hưng phấn, xuất hiện xung thần kinh truyền về hành não và tiểu não.

4. Xung thần kinh truyền về hành não và tiểu não đi theo hai hướng: giúp cơ thể giữ thăng bằng hoặc cảm nhận về vị trí, chuyển động của cơ thể.

Có bao nhiêu phát biểu ở trên đúng?

A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 4.

Câu 42: Biểu đồ cho thấy hàm lượng serotonin trên hai nhóm chuột. Những con chuột thuộc nhóm “KO” bị trầm cảm và nhóm “Con” là nhóm đối chứng. Kết luận nào có thể được rút ra từ biểu đồ này?

 Biểu đồ cho thấy hàm lượng serotonin trên hai nhóm chuột. Những con chuột thuộc nhóm “KO” bị trầm cảm và nhóm “Con” là nhóm đối chứng. Kết luận nào có thể được rút ra từ biểu đồ này?

A. Những con chuột bị trầm cảm không sản xuất bất kì lượng serotonin nào.

B. Những con chuột bị trầm cảm sản xuất cùng một lượng serotonin như những con chuột khác.

C. Những con chuột bị trầm cảm sản xuất nhiều serotonin hơn những con chuột khác.

D. Những con chuột bị trầm cảm sản xuất ít serotonin hơn những con chuột khác.

Câu 43: Tập tính là những hành động của động vật trả lời lại kích thích từ môi trường ...(1)..., đảm bảo cho động vật ...(2)....

Các từ/cụm từ cần điền vào vị trí (1) và (2) lần lượt là:

A. 1 – trong và ngoài, 2 – phát triển.

B. 1 – trong, 2 – tồn tại và phát triển.

C. 1 – ngoài, 2 – tồn tại và phát triển.

D. 1 – trong và ngoài, 2 – tồn tại và phát triển.

Câu 44: Tập tính của động vật không có vai trò nào sau đây?

A. Tăng khả năng sinh tồn của động vật.

B. Đảm bảo cho sự thành công sinh sản.

C. Đảm bảo cho động vật phát triển.

D. Tăng số lượng con trong mỗi lần sinh sản.

Câu 45: Trong các tập tính sau đây, có bao nhiêu tập tính học được?

1. Ếch đực kêu vào mùa sinh sản.

2. Khi tham gia giao thông, thấy tín hiệu đèn đỏ thì dừng lại.

3. Gà chạy tới quanh quẩn dưới chân của người khi nghe tiếng gọi cho ăn.

4. Ve kêu vào mùa hè.

5. Chuột nghe tiếng mèo thì bỏ chạy.

6. Tinh tinh đặt quả cọ dầu lên phiến đá và cầm cục đá khác đập vỡ quả cọ dầu để lấy nhân ăn.

A. 6.

B. 5.

C. 4.

D. 3.

Câu 46: Ở một số loài chim, chim đực đậu trên cành cây cao và cất tiếng hót thông báo cho các con chim đực khác cùng loài biết khu vực này đã có chủ. Đây là dạng tập tính phổ biến nào của động vật?

A. Tập tính kiếm ăn.

B. Tập tính bảo vệ lãnh thổ.

C. Tập tính xã hội.

D. Tập tính di cư.

Câu 47: Thả một hòn đá nhỏ vào cạnh con rùa, rùa sẽ rụt đầu và chân vào mai. Lặp lại hành động thả đá nhiều lần thì rùa không rụt đầu và chân vào mai nữa. Hình thức học tập nào của động vật được mô tả trong ví dụ trên?

A. Bắt chước.

B. Quen nhờn.

C. Học nhận biết không gian.

D. Học liên hệ.

Câu 48: Trong tổ ong mật, các con ong thợ kiếm ăn cho cả đàn ong, chúng cũng sẵn sàng chiến đấu hi sinh thân mình để bảo vệ tổ và ong chúa. Đó là biểu hiện của tập tính nào sau đây?

A. Thứ bậc.

B. Vị tha.

C. Bảo vệ lãnh thổ.

D. Kiếm ăn.

Câu 49: Ghép mỗi ví dụ ở cột A với một hình thức học tập tương ứng của động vật ở cột B trong bảng sau:

Cột A – Ví dụ

Cột B – Hình thức học tập của động vật

1. Tinh tinh biết xếp chồng các hộp lên nhau và trèo lên hộp để lấy chuối.

a) Quen nhờn

2. Vừa bật đèn, vừa cho chó ăn, sau nhiều lần lặp lại thì sau đó chỉ cần bật đèn chó đã chạy lạivàchảy nước bọt.

b) In vết

3. Ong bắp cày quan sát và ghi nhớ các “cột mốc” quanh tổ của mình trước khi chúng bay đi kiếm ăn.

c) Học xã hội

4. Vịt con mới nở sẽ đi theo vịt mẹ hoặc chủ lò ấp hoặc vật chuyển động đầu tiên chúng nhìn thấy.

d) Học liên hệ

5. Tinh tinh con quan sát cách bẻ hạt cọ dầu của con trưởng thành khác.

e) Học nhận biết không gian

6. Doạ phạt trẻ em khi chúng làm sai nhưng không thực hiện, nhiều lần sẽ không làm chúng sợ nữa.

f) Học nhận biết và giải quyết vấn đề

A. 1-f, 2-d, 3-e, 4-b, 5-c, 6-a.

B. 1-f, 2-d, 3-c, 4-b, 5-e, 6-a.

C. 1-e, 2-d, 3-f, 4-b, 5-c, 6-a.

D. 1-e, 2-d, 3-c, 4-b, 5-f, 6-a.

Câu 50: Loại thụ thể nào tiếp nhận tín hiệu pheromone ở động vật?

A. Thụ thể cơ học.

B. Thụ thể hoá học.

C. Thụ thể điện từ.

D. Thụ thể nhiệt.

Câu 51: Dạng tập tính và vai trò của nó đối với động vật được mô tả ở hình bên là

 Dạng tập tính và vai trò của nó đối với động vật được mô tả ở hình bên là

A. tập tính kiếm ăn; đảm bảo cho động vật có nguồn dinh dưỡng để tồn tại và phát triển.

B. tập tính bảo vệ lãnh thổ; bảo vệ nguồn thức ăn, nơi ở và nơi sinh sản.

C. tập tính chăm sóc con non; tăng tỉ lệ sống sót của con non, đảm bảo sự tồn tại và phát triển liên tục của loài.

D. tập tính di cư; giúp động vật tránh khỏi sự khắc nghiệt hoặc không phù hợp của môi trường.

Câu 52: Thí nghiệm kinh điển của I. Pavlov được mô tả như hình dưới:

Đây là hình thức học tập nào của động vật?

A. Điều kiện hoá hành động.

B. Điều kiện hoá đáp ứng.

C. Học xã hội.

D. Học giải quyết vấn đề.

Câu 53: Thí nghiệm kinh điển của I. Pavlov được mô tả như hình dưới:

Có bao nhiêu nhận định sau đây về thí nghiệm cho chó ăn của I. Pavlov là đúng?

1. Chó có thói quen tiết nước bọt trước khi ăn.

2. Tiếng chuông gây cảm giác nguy hiểm nên chó không tiết nước bọt.

3. Rung chuông làm chó tiết nước bọt sau nhiều lần rung chuông trước đó là do hành vi quen nhờn.

4. Sau nhiều lần kết hợp vừa rung chuông vừa cho chó ăn, sau đó chỉ cần rung chuông chó sẽ tiết nước bọt do mối liên hệ giữa hai kích thích đã được hìnhthành trong thần kinh trung ương.

A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 4.

Câu 54: Đặc điểm nào sau đây đúng khi nói về hình thức học tập này?

A. Hình thành mối liên hệ mới trong thần kinh trung ương dưới tác động của các kích thích đồng thời.

B. Hình thành mối liên hệ mới trong thần kinh trung ương dưới tác động của các kích thích liên tiếp nhau.

C. Hình thành mối liên hệ mới trong thần kinh trung ương dưới tác động củacác kích trước và sau.

D. Hình thành mối liên hệ mới trong thần kinh trung ương dưới tác động của các kích thích rời rạc nhau.

Câu 55: Các con gấu xám Bắc Mỹ dành hàng giờ để đào sóc đất Bắc Cực trong hang, chúng phớt lờ những con mồi lớn như tuần lộc.Việc đào bới tìm sóc sẽ tiết kiệm năng lượng hơn và có thể sẽ giúp chúng bắt được con mồi. Hành vi này là một ví dụ về dạng tập tính nào và tại sao gấu không bắt tuần lộclàm thức ăn?

A. Tập tính kiếm ăn; Vì các con tuần lộc lớn, có khả năng cao sẽ trốn thoát, gấu mất nhiều năng lượng hơn.

B. Tập tính bảo vệ lãnh thổ; Vì các con tuần lộc lớn, có khả năng cao sẽ trốn thoát, gấu mất nhiều năng lượng hơn.

C. Tập tính kiếm ăn; Vì các con tuần lộc có kích thước lớn, gấu không bắt được để làm thức ăn.

D. Tập tính bảo vệ lãnh thổ; Vì các con tuần lộc có kích thước lớn, gấu không bắt được để làm thức ăn.

Câu 56: Cô giáo cho một ví dụ về hình thức học tập ở động vật và yêu cầu học sinh xác định loại hình thức học tập nào tương ứng.Đây là ví dụ về hình thức

A. học liên hệ.

B. học xã hội.

C. học nhận thức và giải quyết vấn đề.

D. học nhận biết không gian.

Câu 57: Khi nói về cơ chế học tập ở người, có bao nhiêu nhận định sau đây đúng?

1. Học tập làm tăng cường liên kết thần kinh trong vỏ não.

2. Học tập nhiều làm tổn hại các neuron truyền dẫn truyền xung thần kinh.

3. Học tập gồm các giai đoạn tiếp nhận, xử lí, tăng cường và củng cố thông tin.

4. Kết quả của học tập là thay đổi sự hiểu biết, thái độ, hành vi, ... ở người.

A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 4.

Câu 58: Quá trình học tập diễn ra gồm các giai đoạn:

A. Tiếp nhận, dẫn truyền, tăng cường và củng cố thông tin.

B. Tiếp nhận, xử lí, tăng cường và củng cố thông tin.

C. Tiếp nhận, xử lí, tăng cường và phát triển thông tin.

D. Tiếp nhận, dẫn truyền, xử lí và củng cố thông tin.

Câu 59: Có bao nhiêu ví dụ sau đây là ứng dụng sự hiểu biết về tập tính của động vật vào trong cuộc sống?

1. Đặt bù nhìn hình người trong ruộng lúa, nương rẫy để đuổi chim, chuột phá hoại cây trồng.

2. Nuôi mèo để bắt chuột.

3. Dùng pheromone nhân tạo làm chất dẫn dụ để bắt côn trùng hại cây ăn quả.

4. Nuôi heo lấy thịt.

5. Sử dụng chó nghiệp vụ để bắt kẻ gian, phát hiện ma tuý.

A. 2.

B. 3.

C. 4.

D. 5.

Câu 60: Cho biết tính đúng, sai của các phát biểu dưới đây bằng cách ghi Đ (đúng) hoặc S (sai) vào cột tương ứng trong bảng sau:

Phát biểu

Đúng/Sai

Cảm ứng của thực vật được chia thành 2 kiểu là hướng động và ứng động.

 

Hướng động là phản ứng của thực vật đối với các kích thích không có hướng.

 

Ứng động là các phản ứng đáp ứng với các kích thích có hướng xác định.

 

Hướng sáng, hướng nước, hướng hoá, hướng trọng lực và hướng tiếp xúc thuộc kiểu hướng động.

 

Ứng động sinh trưởng và ứng động không sinh trưởng là hai kiểu biểu hiện của ứng động.

 

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm: Giải sách bài tập Sinh học 11 kết nối, Giải SBT Sinh học 11 KNTT, Giải sách bài tập Sinh học 11 Kết nối Chương II: Cảm ứng ở sinh vật (P3)

Bình luận

Giải bài tập những môn khác