Giải SBT Sinh học 11 Kết nối Chương II: Cảm ứng ở sinh vật (P1)

Giải chi tiết sách bài tập Sinh học 11 Kết nối Chương II: Cảm ứng ở sinh vật. Tech12h sẽ hướng dẫn giải tất cả câu hỏi và bài tập với cách giải nhanh và dễ hiểu nhất. Hi vọng, thông qua đó học sinh được củng cố kiến thức và nắm bài học tốt hơn.

B. Bài tập và hướng dẫn giải

Câu 1: Điều nào sau đây đúng khi nói về cảm ứng ở sinh vật?

A. Cảm ứng ở thực vật liên quan đến sự sinh trưởng của các tế bào nên diễn ra chậm.

B. Cảm ứng ở động vật là những phản ứng trả lời kích thích từ môi trường bên ngoài.

C. Cảm ứng ở động vật diễn ra với tốc độ nhanh và đa dạng.

D. Cảm ứng ở thực vật bao gồm những phản ứng phức tạp, không quan sát được bằng mắt thường.

Câu 2: Nối mỗi hiện tượng cảm ứng ở cột A với một vai trò tương ứng ở cột B.

Cột A – Hiện tượng cảm ứng

Cột B - Vai trò

1. Khí khổng đóng khi cường độ ánh sáng cao

a) giúp hạ nhiệt độ cơ thể.

2. Ngọn cây hướng về phía ánh sáng

b) tránh bị tổn thương.

3. Đồng tử mắt co lại khi bị ánh sáng chiếu vào

c) tránh mất nước.

4. Cơ thể người toát mồ hôi khi trời nóng

d) lấy được ánh sáng.

Phương án ghép đúng giữa cột A và cột B là:

A. 1-c, 2-d, 3-b, 4-a.

B. 1-a, 2-d, 3-b, 4-c.

C. 1-a, 2-b, 3-d, 4-c.

D. 1-c, 2-b, 3-d, 4-a.

Câu 3: Cơ chế cảm ứng ở sinh vật có sự tham gia của các bộ phận và theo thứ tự như sau:

A. Tiếp nhận kích thích → Đáp ứng → Dẫn truyền thông tin kích thích → Xử lí thông tin.

B. Tiếp nhận kích thích → Dẫn truyền thông tin kích thích → Xử lí thông tin → Đáp ứng.

C. Tiếp nhận kích thích → Xử lí thông tin → Dẫn truyền thông tin kích thích → Đáp ứng.

D. Xử lí thông tin → Dẫn truyền thông tin kích thích → Tiếp nhận kích thích → Đáp ứng.

Câu 4: Các giai đoạn trong cơ chế cảm ứng và diễn biến tương ứng của chúng được thể hiện như bảng dưới đây:

Các giai đoạn

Diễn biến

1. Tiếp nhận kích thích

a) Các kích thích từ môi trường, khi tác động vào các cơ quan tiếp nhận được các thụ thể đặc hiệu tiếp nhận.

2. Dẫn truyền thông tin kích thích

b) Phân tích, tổng hợp thông tin, quyết định hình thức và mức độ phản ứng của sinh vật.

3. Xử lí thông tin

c) Sự tương tác giữa tín hiệu kích thích và thụ thể sẽ được dẫn truyền đến bộ phận xử lí thông tin.

4. Đáp ứng

d) Các cơ quan thực hiện phản ứng để trả lời kích thích từ môi trường.

Các thông tin được cho ở bảng có một số vị trí bị nhầm, đó là các vị trí:

A. 2-b và 3-c.

B. 1-a và 2-b.

C. 1-a và 4-d

D. 3-b và 4-d.

Câu 5: Trong phản ứng rụt tay lại khi tay vô tình chạm vào gai nhọn như hình bên, bộ phận tiếp nhận thông tin là ...(1)... chuyển thông tin đau về bộ phận xử lí thông tin là...(2)..., thông tin từ bộ phận xử lí truyền đến ...(3)... làm tay rụt lại.

Các từ cần điền vào vị trí (1), (2), (3) trong câu trên lần lượt là:

A. (1) - Thụ thể đau ở tay, (2) - Não bộ và tuỷ sống,(3) - Cơ xương.

B. (1) - Cơ xương ở tay, (2) - Não bộ và tuỷ sống, (3) - Thụ thể đau ở tay.

C. (1) - Da tay, (2) - Não bộ và tuỷ sống, (3) - Thụ thể đau ở tay.

D. (1) - Da tay, (2) - Não bộ và tuỷ sống, (3) - Cơ xương

Câu 6: Những ý nào sau đây là đặc điểm của cảm ứng ở động vật?

1. Phản ứng chậm.

2. Phản ứng khó nhận thấy.

3. Phản ứng nhanh.

4. Hình thức phản ứng kém đa dạng.

5. Hình thức phản ứng đa dạng.

6. Phản ứng dễ nhận thấy.

Phương án trả lời đúng là:

A. 1, 4 và 5.

B. 3, 4 và 5.

C. 2, 4 và 5.

D. 3, 5 và 6.

Câu 7: Điều nào sau đây đúng khi nói về cơ chế cảm ứng ở sinh vật?

A. Cảm ứng ở thực vật khởi đầu là các tế bào của rễ, thân, lá,... tiếp nhận kích thích.

B. Cảm ứng ở động vật có hệ thần kinh là phản xạ.

C. Thực vật đáp trả kích thích bằng sinh trưởng dãn dài tế bào.

D. Bộ phận dẫn truyền kích thích đến thần kinh trung ương là các thụ thể cảm giác.

Câu 8: Cảm ứng của sinh vật không có vai trò nào sau đây?

A. Đảm bảo cho sinh vật thích nghi với sự thay đổi của môi trường.

B. Đảm bảo cho sinh vật tồn tại.

C. Đảm bảo cho sinh vật phát triển.

D. Nâng cao năng suất cho cây trồng, vật nuôi.

Câu 9: Cảm ứng ở động vật được thực hiện thông qua các bộ phận nào?

A. Bộ phận tiếp nhận kích thích, dẫn truyền thông tin kích thích, xử lí thông tin và đáp ứng.

B. Bộ phận tiếp nhận kích thích, dẫn truyền thông tin kích thích lên, xử lí thông tin và dẫn truyền thông tin xuống.

C. Bộ phận tiếp nhận kích thích, dẫn truyền thông tin kích thích lên, xử lí và đáp ứng.

D. Bộ phận tiếp nhận kích thích, phân tích thông tin, xử lí thông tin và đáp ứng.

Câu 10: Nhận định nào sau đây là sai khi nói về cảm ứng ở thực vật?

A. Ánh sáng, nhiệt độ, trọng lực,... là các tác nhân kích thích gây ra cảm ứng ở thực vật.

B. Cảm ứng được biểu hiện bằng các vận động ở thực vật.

C. Mọi phản ứng của thực vật trả lời lại các kích thích từ môi trường đều liên quan đến sinh trưởng.

D. Vận động của thực vật thường diễn ra chậm và khó nhận biết bằng mắt thường.

Câu 11: Cảm ứng ở thực vật có vai trò

A. rút ngắn thời gian ra hoa của thực vật.

B. tăng kích thước của quả và thúc đẩy quả chín sớm.

C. tiêu diệt sâu và bệnh hại thực vật.

D. tận dụng tối đa nguồn sống (nước, ánh sáng,...).

Câu 12: Trong các ví dụ dưới đây, có bao nhiêu ví dụ thuộc kiểu hướng động?

1. Vận động bắt mồi của cây gọng vó.

2. Vận động đóng mở của khí khổng.

3. Vận động uốn cong của thân cây non về phía ánh sáng.

4. Vận động leo giàn của cây thiên lí.

5. Vận động tránh xa chất độc trong đất của rễ

6. Vận động cụp, nở hoa của cây mười giờ.

A. 2.

B. 3.

C. 4.

D. 5.

Câu 13: Phát biểu nào dưới đây chỉ ra đặc điểm khác nhau cơ bản giữa hướng động và ứng động?

A. Vận động trong hình thức hướng động đều liên quan đến sự sinh trưởng, còn ứng động thì không.

B. Tác nhân kích thích gây ra hướng động có hướng xác định còn kích thích gây phản ứng ứng động không có hướng.

C. Phản ứng hướng động diễn ra nhanh còn các phản ứng ứng động diễn ra chậm.

 

D. Ánh sáng là tác nhân gây ra tính hướng động nhưng không phải là kích thích của ứng động.

Câu 14: Phát biểu nào dưới đây giải thích đúng cho cơ chế của phản ứng hướng động?

A. Sự khác nhau về nồng độ ion H+ giữa hai phía của cơ quan tiếp nhận kích thích dẫn đến tốc độ sinh trưởng không đều.

B. Sự khác nhau về hàm lượng nước trong bộ phận đáp ứng kích thích dẫn đến tốc độ dãn dài không đều của bộ phận đáp ứng.

C. Sự khác nhau về hàm lượng auxin ở hai phía đối diện của bộ phận đáp ứng dẫn đến tốc độ sinh trưởng không đều giữa các tế bào của chúng.

D. Sự khác nhau về hàm lượng auxin ở hai phía của bộ phận tiếp nhận dẫn đến ức chế sinh trưởng của tế bào ở bộ phận này.

Câu 15: Sự thay đổi tương quan hàm lượng hormone kích thích sinh trưởng và ức chế sinh trưởng trong cây trước các tác nhân kích thích có tính chu kì giải thích cho hình thức cảm ứng nào của thực vật?

A. Ứng động không sinh trưởng.

B. Hướng sáng.

C. Hướng hoá.

D. Ứng động sinh trưởng.

Câu 16: Bón phân và tưới nước quanh gốc nhằm mở rộng đường kính của hệ rễ là ứng dụng dựa trên hiểu biết về loại cảm ứng nào?

A. Hướng sáng và hướng trọng lực.

B. Hướng nước và hướng tiếp xúc.

C. Hướng nước và hướng trọng lực.

D. Hướng nước và hướng hoá.

Câu 17: Những hiện tượng nào dưới đây thuộc kiểu ứng động?

1. Hoa bồ công anh nở lúc sáng sớm và khép lại vào chiều tối.

2. Rễ đâm sâu để tìm kiếm nước.

3. Vận động bắt mồi ở cây bắt ruồi.

4. Lá cây rụng khi già.

5. Phản ứng khép lá của cây họ Đậu lúc hoàng hôn.

6. Phản ứng ra hoa của cây cà chua khi đủ 14 lá.

A. 1, 2 và 6.

B. 1, 3 và 4.

C. 3, 5 và 6.

D. 1, 3, và 5.

Câu 18: Động vật nào sau đây phản ứng lại kích thích bằng cách chuyển động cả cơ thể?

A. Thuỷ tức.

B. Rắn.

C. Giun đất

D. Ếch đồng.

Câu 19: Hình thức cảm ứng nào sau đây được gọi là phản xạ?

A. Trùng giày bơi tới chỗ có nhiều oxygen.

B. Trùng biến hình thu chân giả để tránh ánh sáng.

C. Trùng roi xanh bơi về phía có ánh sáng để quang hợp.

D. Chim xù lông để giữ ấm cơ thể vào mùa đông lạnh giá.

Câu 20: Cho các đặc điểm sau:

1. Các tế bào thần kinh nằm rải rác trong cơ thể.

2. Động vật đối xứng hai bên thuộc ngành Giun dẹp, Giun tròn, Chân khớp,...

3. Phản ứng mang tính chất định khu (một vùng xác định trên cơ thể), chính xác hơn.

4. Phản ứng với kích thích bằng cách co toàn bộ cơ thể.

5. Động vật có cơ thể đối xứng toả tròn như ngành Ruột khoang.

6. Các tế bào thần kinh tập hợp lại thành các hạch thần kinh.

7. Tiêu tốn nhiều năng lượng.

8. Tiết kiệm năng lượng hơn.

Hãy sắp xếp các đặc điểm trên vào đúng kiểu hệ thần kinh dạng lưới, hệ thần kinh dạng chuỗi hạch. Phương án đúng là:

A. Hệ thần kinh dạng lưới: 1, 4, 6 và 7; Hệ thần kinh dạng chuỗi hạch: 2, 3, 5 và 8.

B. Hệ thần kinh dạng lưới: 1, 4, 5 và 8 ; Hệ thần kinh dạng chuỗi hạch: 2, 3, 6 và 7.

C. Hệ thần kinh dạng lưới: 1, 4, 5 và 7 ; Hệ thần kinh dạng chuỗi hạch: 2, 3, 6 và 8.

D. Hệ thần kinh dạng lưới : 4, 5, 6 và 7 ; Hệ thần kinh dạng chuỗi hạch: 1, 2, 3 và 8.

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm: Giải sách bài tập Sinh học 11 kết nối, Giải SBT Sinh học 11 KNTT, Giải sách bài tập Sinh học 11 Kết nối Chương II: Cảm ứng ở sinh vật.

Bình luận

Giải bài tập những môn khác