Giải SBT Sinh học 11 Kết nối Chương I: Trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở sinh vật ( P3)

Giải chi tiết sách bài tập Sinh học 11 Kết nối Chương I: Trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở sinh vật (P3). Tech12h sẽ hướng dẫn giải tất cả câu hỏi và bài tập với cách giải nhanh và dễ hiểu nhất. Hi vọng, thông qua đó học sinh được củng cố kiến thức và nắm bài học tốt hơn.

B. Bài tập và hướng dẫn giải

Câu 31: Cơ quan nào sau đây có chức năng tiêu hoá một phần protein thành các peptide?

A. Dạ dày.

B. Ruột non. 

C. Khoang miệng. 

D. Mật.

Câu 32: Những phát biểu nào sau đây là đúng?

1. Enzyme pepsin do dạ dày tiết ra có tác dụng phân giải protein thành các amino acid.

2. Enzyme lipase do mật tiết ra có tác dụng phân giải lipid thành acid béo và glycerol. 

3. Enzyme amylase do các tuyến nước bọt tiết ra có tác dụng thuỷ phân tinh bột thành đường glucose. 

4. Enzyme trypsin do tuyến tuy tiết ra phân giải các peptide thành amino acid.

Phương án trả lời đúng là

A. 1,2 

B. 2,3

C. 3,4 

D. 2,4

Câu 33: Chức năng nào sau đây không phải của ruột già?

A. Hấp thụ nước.

B. Hấp thụ vitamin.

C. Hấp thụ chất điện giải. 

D. Hấp thụ glucose.

Câu 34: Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về chức năng của ruột non?

A. Ruột non là cơ quan chủ yếu hấp thụ chất dinh dưỡng.

B. Ở ruột non diễn ra quá trình tiêu hóa hóa học, thủy phân các chất dinh dưỡng trong thức ăn thành các chất đơn giản có thể hấp thụ được

C. Ở ruột non không có quá trình tiêu hóa cơ học

D. Các enzyme tiêu hóa thức ăn ở ruột non có trong dịch tụy, dịch mật và dịch ruột

Câu 35: Trong hệ tiêu hóa ở người, các bộ phận vừa diễn ra tiêu hóa hóa học, vừa diễn ra tiêu hóa cơ học là:

A. Miệng, thực quản, dạ dày

B. Miệng, dạ dày, ruột non

C. Thực quản, dạ dày, ruột non

D. Thực quản, dạ dày, ruột già

Câu 36: Ở người, loại chất dinh dưỡng nào sau đây là nguồn cung cấp năng lượng chủ yếu cho cơ thể?

A. Chất bột 

B. Chất đạm

C. Chất béo

D. Chất khoáng

Câu 37: Bề mặt trao đổi khí ở động vật là:

A. Bộ phận hoặc cơ quan thực hiện trao đổi khí O2 và CO2

B. Bộ phận hoặc cơ quan dẫn khí từ môi trường vào cơ thể

C. Bộ phận hoặc cơ quan hấp thụ O2

D. Bộ phận hoặc cơ quan vận chuyển O2 vào tế bào và đưa CO2 ra khỏi cơ thể

Câu 38: Hô hấp là quá trình

A. Lấy O2 liên tục từ môi trường vào cơ thể

B. Thải khí CO2 sinh ra từ quá trình chuyển hóa tế bào ra môi trường

C. Oxy hóa các hợp chất hữu cơ, tạo năng lượng cung cấp cho các hoạt động sống

D. Lấy O2 từ môi trường vào làm nguyên liệu cho hô hấp tế bào, tạo năng lượng cho các hoạt động sống, đồng thời thải CO2 ra ngoài môi trường.

Câu 39: Ý nào sau đây thể hiện đúng nhất vai trò của hô hấp động?

A. Cung cấp O2 cho quá trình phân giải chất hữu cơ tạo năng lượng cung cấp cho các hoạt động sống

B. Cung cấp O2 cho quá trình phân giải chất hữu cơ tạo năng lượng cung cấp cho các hoạt động sống, đồng thời thải CO2 ra ngoài môi trường, đảm bảo sự cân bằng trong cơ thể

C. Cung cấp O2 để phân giải các chất độc hại sinh ra từ quá trình chuyển hóa tế bào thành CO2 và nước rồi thải ra ngoài môi trường, đảm bảo sự cân bằng trong môi trường sống

D. Đảm bảo sự cân bằng và đổi mới liên tục khí O2 và CO2 giữa tế bào và môi trường

Câu 40: Quá trình hô hấp ở người và thú diễn ra qua 5 giai đoạn là:

A. Thông khí → Trao đổi khí ở phổi → Vận chuyển khí O2 và CO2 → Trao đổi khí ở mô → Hô hấp tế bào

B. Trao đổi khí ở phổi → Thông khí → Vận chuyển O2 và CO2 → Trao đổi khí ở mô → Hô hấp tế bào

C. Trao đổi khí ở phổi → Vận chuyển khí O2 và CO2 → Trao đổi khí ở mô → Thông khí → Hô hấp tế bào.

D. Thông khí → Trao đổi khí ở phối → Trao đổi khí ở mô →Vận chuyển khí O2 và CO2 → Hô hấp tế bào.

Câu 41: Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về bề mặt trao đổi khí?

A. Bề mặt trao đổi khí ở động vật có thể là da, mang, hệ thống ống khí, phổi hay bề mặt cơ thể.

B. Bề mặt trao đổi khí thường mỏng, ẩm ướt và có diện tích lớn.

C. O2, CO2 khuếch tán qua bề mặt trao đổi khí ở dạng hoà tan.

D. Trên bề mặt trao đổi khí luôn có mạng lưới mao mạch dày đặc.

Câu 42: Nhóm động vật nào sau đây có hình thức trao đổi khí khác với các nhóm động vật còn lại?

A. Giun dẹp.

B. Thuỷ tức.

C. Động vật nguyên sinh.

D. Lưỡng cư.

Câu 43: Khi nói về quá trình trao đổi khí qua hệ thống ống khí, có bao nhiêu phát biểu sau đây sai?

1. Trao đổi khí qua hệ thống ống khí gặp ở côn trùng.

2. Ống khí tận là nơi trao đổi khí O2 và CO2 với tế bào cơ thể.

3. Hệ thống ống khí gồm nhiều ống khí phân nhánh từ lớn đến nhỏ và thông với bên ngoài qua lỗ thở.

4. Ống khí nằm gần lỗ thở là ống khí tận có đường kính nhỏ nhất.

5. Tế bào cơ thể thực hiện trao đổi khí với dòng máu qua thành mao mạch nằm trên ống khí tận.

Phương án trả lời đúng là

A. 2.

B. 3.

C. 4.

D. 1.

Câu 44: Quá trình thông khí ở cá xương diễn ra các hoạt động sau:

1. Miệng mở ra, nước vào.

2. Miệng ngậm lại.

3. Nắp mang mở ra.

4. Nắp mang đóng.

5. Nền khoang miệng hạ xuống, khoang miệng và khoang mang rộng ra.

6. Nền khoang miệng nâng lên, khoang miệng và khoang mang hẹp lại.

7. Nước thoát ra qua mang.

Thứ tự các hoạt động diễn ra khi cả hít vào là:

A. Nắp mang đóng → Nền khoang miệng hạ xuống, khoang miệng và khoang mang rộng ra → Miệng mở ra, nước vào.

B. Miệng mở ra, nước vào → Nền khoang miệng hạ xuống, khoang miệng và khoang mang rộng ra → Nắp mang mở ra.

C. Miệng ngậm lại → Nền khoang miệng hạ xuống, khoang miệng và khoang mang rộng ra → Nắp mang mở ra, nước vào.

D. Miệng mở ra, nước vào → Nền khoang miệng nâng lên, khoang miệng và khoang mang rộng ra → Nắp mang mở ra.

Câu 45: Thứ tự các hoạt động diễn ra khi cá thở ra là:

A. Miệng ngậm lại → Nền khoang miệng hạ xuống, khoang miệng và khoang mang rộng ra → Nắp mang mở ra → Nước đi ra.

B. Miệng ngậm lại → Nền khoang miệng nâng lên, khoang miệng và khoang mang hẹp lại → Nắp mang mở ra → Nước đi ra.

C. Miệng ngậm lại → Nền khoang miệng hạ xuống, khoang miệng và khoang mang hẹp lại → Nắp mang mở ra → Nước đi ra.

D. Miệng ngậm lại → Nền khoang miệng nâng lên, khoang miệng và khoang mang rộng ra → Nắp mang mở ra → Nước đi ra.

Câu 46: Quá trình thông khí ở người diễn ra các hoạt động sau:

(1) Cơ liên sườn co.

(2) Cơ liên sườn dãn.

(3) Lồng ngực và phổi dãn rộng.

(4) Lồng ngực và phổi hẹp lại.

(5) Cơ hoành co.

(6) Cơ hoành dãn.

Thứ tự các hoạt động diễn ra khi người hít vào là:

A. Cơ liên sườn co → Cơ hoành co → Lồng ngực và phổi dãn rộng → Không khí từ ngoài đi vào phổi.

B. Cơ liên sườn co → Cơ hoành dãn → Lồng ngực và phổi dãn rộng → Không khí từ ngoài đi vào phổi.

C. Cơ liên sườn dãn → Cơ hoành co → Lồng ngực và phổi dãn rộng → Không khí từ ngoài đi vào phổi.

D. Cơ liên sườn dãn → Cơ hoành dãn → Lồng ngực và phổi dãn rộng → Không khí từ ngoài đi vào phổi.

Câu 47: Thứ tự các hoạt động diễn ra khi người thở ra là:

A. Cơ liên sườn co → Cơ hoành co → Lồng ngực và phổi hẹp lại → Không khí từ phổi đi ra ngoài.

B. Cơ liên sườn co → Cơ hoành dãn → Lồng ngực và phổi hẹp lại → Không khí từ phổi đi ra ngoài.

C. Cơ liên sườn dãn → Cơ hoành co → Lồng ngực và phổi hẹp lại → Không khí từ phổi đi ra ngoài.

D. Cơ liên sườn dãn → Cơ hoành dãn → Lồng ngực và phổi hẹp lại → Không khí từ phổi đi ra ngoài.

Câu 48: Nhóm sinh vật nào sau đây trao đổi khí qua bề mặt cơ thể?

A. Thuỷ tức, giup dẹp, ếch.

B. Giun đất, ếch, châu chấu.

C. Sứa, bọt biển, tôm.

D. Nhện, ếch, thằn lằn.

Câu 49: Cơ quan trao đổi khí của Chim là

A. hệ thống túi khí.

B. hệ thống ống khí.

C. hệ thống túi khí và phổi.

D. phổi.

Câu 50: Những phát biểu nào sau đây đúng?

1. Phổi người và Thú có rất nhiều phế nang.

2. Phổi Chim không có phế nang.

3. Phổi ếch có rất ít phế nang nhưng có nhiều mao mạch khí trên da.

4. Mao mạch khí có cấu tạo khác với phế nang nhưng có chức năng tương tự như phế nang.

Phương án trả lời đúng là

A. 1, 2, 4.

B. 2, 3, 4.

C. 1, 3, 4.

D. 1, 2, 3.

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm: Giải sách bài tập Sinh học 11 kết nối, Giải SBT Sinh học 11 KNTT, Giải sách bài tập Sinh học 11 Kết nối Chương I: Trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở sinh vật (P3)

Bình luận

Giải bài tập những môn khác