Giải SBT Sinh học 11 Kết nối Chương I: Trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở sinh vật (P6)

Giải chi tiết sách bài tập Sinh học 11 Kết nối Chương I: Trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở sinh vật (P6). Tech12h sẽ hướng dẫn giải tất cả câu hỏi và bài tập với cách giải nhanh và dễ hiểu nhất. Hi vọng, thông qua đó học sinh được củng cố kiến thức và nắm bài học tốt hơn.

B. Bài tập và hướng dẫn giải

Câu 91: Khi tiến hành di chuyển cây gỗ từ vị trí này sang trồng ở vị trí khác người ta thường cắt và tỉa bỏ bớt cành và lá của cây đó. Giải thích ý nghĩa của việc làm này dựa trên hiểu biết về quá trình trao đổi nước ở thực vật.

Câu 92: Khi chiết rút sắc tố ra khỏi lá cây bằng dung môi hữu cơ, dịch sắc tố sẽ được sử dụng để chạy sắc kí.Các sắc tố thành phần sẽ được tách thành 4 vạch (hình bên).Cho biết tên các sắc tố thành phần tươngứng với các số trong hình. Giải thích.

Câu 93: Vì sao tiêu chảy là một trong những nguyên nhân gây suy dinh dưỡng dẫn tới tử vong ở trẻ? Cần làm gì để phòng tránh tiêu chảy?

Câu 94: Giải thích vì sao những người bị viêm loét dạ dày mạn tính thường gầy yếu. Cần làm gì để phòng tránh bệnh viêm loét dạ dày?

Câu 95: Vì sao những người mắc bệnh về mật thường có biểu hiện chán ăn vàsợ mỡ?

Câu 96: Ruột non có cấu tạo phù hợp với chức năng tiêu hoá và hấp thụ chất dinh dưỡng như thế nào?

Câu 97: Ghép mỗi hoạt động tiêu hoá thức ăn ở cột A với cơ quan diễn ra hoạt động đó ở cột B.

Cột A – Hoạt động tiêu hoá

Cột B – Cơ quan tiêu hoá

1. Các enzyme biến đổi tinh bột, các đường đôi thành các đường đơn.

a) Khoang miệng

2. Enzyme amylase thuỷ phân tinh bột thành đường maltose.

b) Ruột non

3. Các enzyme protease phân giải protein, peptide thành các amino acid.

c) Dạ dày

4. Enzyme pepsin phân giải protein thành các peptide.

 

5. Enzyme lipase phân giải lipid thành acid béo, glycerol.

 

Câu 98: Lấy ví dụ chứng minh chế độ ăn thiếu cân đối có thể gây hại cho hệ tiêu hoá.

Câu 99: Vì sao ống tiêu hoá ở động vật là môi trường sống của nhiều vi sinh vật sống cộng sinh?

Câu 100: Để giảm cân, một số người đã cắt giảm hoàn toàn chất béo và tinh bột khỏi khẩu phần ăn hằng ngày. Chế độ ăn như vậy đã khoa học chưa? Giải thích.

Câu 101: Ghép tên các giai đoạn trong quá trình hô hấp của người và Thú ở cột A với diễn biến tương ứng ở cột B trong bảng dưới đây:

Cột A – Giai đoạn hô hấp

Cột B – Diễn biến

1. Thông khí

a) O2 hoà tan trong máu khuếch tán qua thành mao mạch vào dịch mô, rồi từ dịch mô khuếch tán qua màng tế bào vào tế bào; đồng thời CO2 từ tế bàokhuếch tán vào dịch mô, rồi từ dịch mô khuếch tán qua thành mao mạch vào máu.

2. Trao đổi khí ở phổi

b) Trong tế bào, O2 oxy hoá phân tử hữu cơ tạo ra CO2, nước và giải phóng năng lượng cung cấp cho các hoạt động sống.

3. Vận chuyển khí O2 và CO2

c) O2 từ phổi, theo dòng máu đến các tế bào, đồng thời CO2 từ các tế bào theo máu về phổi.

4. Trao đổi khí ở mô

d) Khí O2trong không khí đi vào phổi qua hoạt động hít vào và khí CO2 từ phổi đi ra ngoài môi trường qua hoạt động thở ra.

5. Hô hấp tế bào

e) O2 trong không khí khuếch tán vào máu qua thành mao mạch của phế nang, đồng thời CO2 trong máu khuếch tán qua thành mao mạch vào phế nang.

Câu 102: Ghép tên sinh vật ở cột A với bề mặt trao đổi khí tương ứng ở cột B.

Cột A – Tên sinh vật

Cột B – Bề mặt trao đổi khí

1. Đỉa

Phổi

2. Nhện

Da

3. Cá heo

Mang

4. Ốc

Hệ thống ống khí

5. Ếch

Bề mặt cơ thể

Câu 103: Lập bảng phân biệt các hình thức trao đổi khí ở động vật.

Câu 104: Thế nào là hiện tượng dòng chảy song song và ngược chiều? Hiện tượng này gặp ở những nhóm động vật nào và có ý nghĩa như thế nào đối với các nhóm động vật đó?

Câu 105: Tại sao nói chim là động vật ở cạn trao đổi khí hiệu quả nhất?

Câu 106: Hãy giải thích vì sao phụ nữ có thai và trẻ em cần tránh những chỗ đôngngười, đặc biệt là vào mùa hè nắng nóng?

Câu 107: Vì sao rèn luyện thể dục, thể thao, tập hít thở sâu lại giúp cơ thể nâng cao hiệu quả trao đổi khí? Cần làm gì để cơ thể trao đổi khí hiệu quả?

Câu 108: Ếch là động vật có phổi, tuy nhiên chúng không hoàn toàn sống trên cạn được mà vẫn phải sống ở những nơi ẩm ướt gần nguồn nước. Vì sao?

Câu 109: Cần làm gì để bảo vệ hệ hô hấp, phòng tránh các bệnh về hô hấp?

Câu 110: Ghép mỗi pha co dãn của tim ở cột A với chức năng tương ứng ở cột B sau đó sắp xếp các hoạt động của tim theo đúng trình tự một chu kì tim.

Cột A – Pha co dãn

Cột B – Chức năng tương ứng

1. Tâm nhĩ co

a) Đẩy máu từ tâm thất vào động mạch.

2. Tâm thất co

b) Hút máu từ tâm nhĩ xuống tâm thất.

3. Tâm nhĩ dãn

c) Đẩy máu từ tâm nhĩ xuống tâm thất.

4. Tâm thất dãn

d) Thu máu từ tĩnh mạch chủ và tĩnh mạch phổi.

Từ khóa tìm kiếm: Giải sách bài tập Sinh học 11 kết nối, Giải SBT Sinh học 11 KNTT, Giải sách bài tập Sinh học 11 Kết nối Chương I: Trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở sinh vật (P6)

Bình luận

Giải bài tập những môn khác