Giải SBT bài 7: Thuế và thực hiện pháp luật về thuế
Giải bài 7: Thuế và thực hiện pháp luật về thuế - Sách giáo dục kinh tế và pháp luật 10 chân trời sáng tạo. Phần đáp án chuẩn, hướng dẫn giải chi tiết cho từng bài tập có trong chương trình học của sách bài tập. Hi vọng, các em học sinh hiểu và nắm vững kiến thức bài học.
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
I. CỦNG CỐ
Câu 1: Phát biểu nào sau đây không đúng về thuế?
a. Thuế là một khoản thu bắt buộc, không bồi hoàn trực tiếp của Nhà nước đối vói các tổ chức và các cá nhân.
b. Thuế là một khoản phí tài chính bắt buộc hoặc một số loại thuế khác áp dụng cho người nộp thuế.
c. Thuế là một khoản thu của Nhà nước từ người có thu nhập cao chia sẻ lại cho những người thu nhập thấp.
d. Thuế là một khoản tiền công quỹ phải nộp cho Nhà nước.
Trả lời: b
Câu 2: Phát biểu nào không đúng về thuế?
a. Thuế là tiền để cần thiết để duy trì quyền lực chính trị và thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước.
b. Thuế dựa vào thực trạng của nền kinh tế (GDP, chỉ số giá tiêu dùng, chỉ số giá sản xuất, thu nhập, lãi suất,...).
c. Thuế là quyền lực quốc gia trong việc điều tiết nền kinh tế vĩ mô và an sinh xã hội.
d. Thuế quyết định sức mạnh quốc gia.
Trả lời: d
Câu 3: ... là thuế tính trên giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng.
a. Thuế giá trị gia tăng
b. Thuế thu nhập doanh nghiệp
c. Thuế xuất nhập khẩu
d. Thuế tiêu thụ đặc biệt
Trả lời: a
Câu 4: Thuế thu đối với tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu hàng hóa, kinh doanh dịch vụ thuộc diện Nhà nước cần thiết điều tiết tiêu dùng là ...
a. thuế giá trị gia tăng
b. thuế thu nhập doanh nghiệp
c. thuế xuất nhập khẩu
d. thuế tiêu thụ đặc biệt
Trả lời: b
Câu 5: Loại thuế nào do các nhà sản xuất, thương nhân hoặc người cung cấp
a. Thuế trực thu
b. Thuế Nhà nước
c. Thuế gián thu
d. Thuế địa phương
Trả lời: c
Câu 6: Vai trò nào sau đây không phải của thuế?
a. Thuế là nguồn thu quan trọng nhất mang tính chất ổn định lâu dài cho ngân sách nhà nước.
b. Thuế là công cụ kích thích đầu tư nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
c. Thuế thực hiện công bằng an sinh xã hội.
d. Thuế là công cụ hiệu quả nhất để điều tiết thu nhập.
Trả lời: d
Câu 7: Những chủ thể nào dưới đây phải nộp thuế?
a. Tổ chức, hộ gia đình, hộ kinh doanh, cá nhân nộp thuế theo quy định của pháp luật về thuế.
b. Tổ chức, hộ gia đình, hộ kinh doanh, cá nhất, nộp các khoản thu khác theo quy định của pháp luật về thuế.
c. Tổ chức, cá nhân khẩu trừ thuế theo ngân sách nhà nước.
d.Tất cả đều đúng.
Trả lời: d
Câu 8: Người đóng thuế có những quyền lợi nào sau đây?
a. Quyền thực hiện đăng kí thuế, sử dụng mã số thuế theo quy định của pháp luật.
b. Quyền được nộp tiền thuế chậm, tiền phạt đầy đủ, đúng thời hạn, đúng địa điểm.
c. Quyền được giữ bí mật thông tin.
d. Tất cả đều đúng.
Trả lời: d
Câu 9: Nghĩa vụ nào không đúng trong việc đóng thuế
a. Khai thuế chính xác, trung thực, đầy đủ và nộp thuế đúng thời hạn.
b. Chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực, đầy đủ
c. Kiểm toán theo định kì để đảm bảo tính trung thực, đầy đủ trong quản lí.
d. Chấp hành quyết định, thông báo, yêu cầu của cơ quan quản lí thuế, công chức quản lí thuế theo quy định của pháp luật.
Trả lời: b
Câu 10: Loại thuế thu trực tiếp vào khoản thu nhập, lợi ích thu được của các tổ chức kinh tế hoặc cá nhân được gọi là ...
a. thuế trực thu.
b. thuế Nhà nước.
c. thuế gián thu.
d. thuế địa phương.
Trả lời: a
II. LUYỆN TẬP
Bài tập 1: Bạn đồng tình hay không đồng tình với ý kiến nào dưới đây? Vì sao?
a. Công ti bán hàng cho khách hàng nhưng khách hàng không cần lấy thuế nên không cần xuất hoá đơn, giảm trừ phần đó vào giá trị thanh toán cho khách.
Trả lời: Em không đồng tình vì khi công ti bán cho khách hàng một nguồn sản phẩm có giá trị lớn thì bên khách hàng bắt buộc phải lấy hóa đơn thuế và cung cấp thông tin địa chỉ cụ thể nên không có trường hợp không cần xuất hóa đơn và giảm trừ phần đó vào giá trị thanh toán được.
b. Doanh nghiệp C đã kê khai thêm các khoản chi phí để giảm trừ phần thuế thu nhập doanh nghiệp phải đóng cho cơ quan nhà nước.
Trả lời: Em không đồng tình vì doanh nghiệp C đã không trung thực trong việc khai thuế chính xác, đây là nghĩa vụ mà người dân phải thực hiện theo quy định của pháp luật.
c. Những năm gần đây, rất nhiều nghệ sĩ đã tự nguyện trong phần kê khai đóng thuế thu nhập cá nhân một cách đầy đủ, đúng thời hạn, đóng góp giá trị tích cực cho ngân sách nhà nước.
Trả lời: Em đồng tình, việc nghệ sĩ tự nguyện khai đóng thuế góp phần rất lớn trong gây dựng cho ngân sách nhà nước, điều này có tác động đến tích cực đến ngân sách nhà nước rất nhiều.
d. Việc tăng thuế thu nhập cá nhân làm giảm chi tiêu của cá nhân, làm giảm nhu cầu trên thị trường ảnh hưởng không tốt đến nền kinh tế.
Trả lời: Em đồng tình vì việc tăng thuế cá nhân ảnh hưởng rất nhiều đến đời sống của người dân, nhà nước nên theo đúng quy định thu thuế thu nhập phù hợp với điều kiện kinh tế của họ.
Bài tập 2: Dựa vào hình thức thu thuế, sắp xếp các loại thuế vào 2 cột cho phù hợp.
Trả lời:
Thuế trực thu | Thuế gián thu |
b. Thuế sử dụng đất d. Thuế thu nhập cá nhân g. Thuế thu nhập doanh nghiệp | a. Thuế giá trị gia tăng c. Thuế xuất nhập khẩu e. Thuế tiêu thụ đặc biệt
|
Bài tập 3: Hãy đọc các trường hợp sau và trả lời câu hỏi.
Trường hợp 1.
Anh D là nhân viên chính thức tại Công ti T. Ngoài ra, anh còn làm thêm tại 2 công ti khác. Anh D nghĩ mình chỉ cần nộp thuế của mình tại Công ti T là đủ.
Theo em, hành động của anh D là đúng hay sai? Vì sao?
Trả lời:
Hành động và suy nghĩ của anh T là sai vì theo quy định của pháp luật đối với những cá nhân có thu nhập từ nhiều nơi và tất cả những nơi làm việc ký hợp đồng từ 3 tháng trở lên sẽ tính thuế thu nhập cá nhân theo biểu thuế suất lũy tiến từng phần.
Trường hợp 2.
Ông B là chuyên gia nước ngoài làm việc tại Việt Nam theo hợp đồng 1 năm , hết thời hạn ông về nước. Ông cho rằng mình không phải đóng thuế vì chỉ làm việc một năm.
Theo em, ông B có phải đóng thuế không? Vì sao?
Trả lời:
Theo em ông B có phải đóng thuế bởi vì đối với những công ty làm 3 tháng và phải kí hợp đồng thì nhân viên công ty bắt buộc phải đóng thuế mà ông T có ý định làm 1 năm vì vậy từ tháng thứ 3 trở đi là ông đã phải đóng thuế.
Trường hợp 3.
Công ti X là công ti với 100% vốn nước ngoài đầu tư vào Việt Nam. Công ti X vẫn báo lỗ trong suốt 10 năm qua nhằm hạn chế đóng thuế cho cơ quan nhà nước.
- Em đồng tình hay không đồng tình với việc làm của Công ti X?
- Theo em, Nhà nước cần làm gì để giải quyết tình trạng này?
Trả lời:
- Em không đồng tình với việc làm của Công ti X.
- Với công ty có hành vi trốn thuế, gian lận thuế theo quy định của pháp luật sẽ bị xử phạt theo số lần tinh trên số thuế, số tiền gian lần tùy vào mức độ lặp lại của hành động trốn thuế. Ngoài ra, các hành vi trốn thuế, gian lận thuế bị xử phạt tiền theo quy định còn bị buộc áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là nộp đủ số tiền thuế trốn, gian lận vào ngân sách nhà nước.
Bài tập 4: Hãy đọc trường hợp sau và thực hiện yêu cầu.
Anh B làm việc ở công ti nước ngoài, thu nhập hằng năm là 300 triệu Công ti có trừ 10% trong tổng thu nhập. Anh B băn khoăn về việc khoản trừ của công ti và quy định đóng thuế thu nhập cá nhân.
Dựa vào những quy định của pháp luật, em hãy cho biết quyền và nghĩa vụ của anh B trong việc thực hiện pháp luật về thuế.
Trả lời:
Bởi vì anh B một năm thu nhập được 300 triệu và được tính là nguồn thu nhập cao vì vậy (cá nhân cư trú có thu nhập từ tiền lương, tiền công phát sinh trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam) phải nộp thuế TNCN theo quy định của pháp luật. Trong đó quyền và nghĩa vụ của anh B sẽ là anh nên có kiến thức chắc chắn về lĩnh vực thuế, và thuế suất 10% mà công ty đưa ra cho anh T là hoàn toàn hợp lí.
III. VẬN DỤNG
Em hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ) chia sẻ hiểu biết của em về đối tượng chịu thuế và người nộp thuế của một loại thuế mà em biết (thuế thu nhập cá nhân, thuế sử dụng đất nông nghiệp...)
Trả lời:
Người nộp thuế là tổ chức, cá nhân (chỉ người) thực tế phải trả tiền thuế cho Nhà nước; và đối tượng chịu thuế là hàng hóa, dịch vụ, tài sản, thu nhập hoặc những lợi ích vật chất khác mà sắc thuế tác động đến để phát sinh nghĩa vụ nộp thuế của người nộp thuế và đối tượng chịu thuế thông thường là hàng hóa, dịch vụ, tài sản, thu nhập chịu thuế. Ví dụ người làm mỗi tháng thu nhập sẽ là: "Thuế TNCN phải nộp = Thu nhập tính thuế TNCN x Thuế suất" và thuế TNCN đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công là tổng số thuế tính theo từng bậc thu nhập. Số thuế tính theo từng bậc thu nhập bằng thu nhập tính thuế của bậc thu nhập nhân (×) với thuế suất tương ứng của bậc thu nhập đó. Phương pháp tính thuế lũy tiến từng phần được cụ thể hóa theo Biểu tính thuế rút gọn như sau:
Thuế thu nhập cá nhân là loại thuế đánh lên tất cả cá nhân trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam có thu nhập chịu thuế. Chính vì thuế thu nhập cá nhân là thuế trực thu nên người có nghĩa vụ nộp thuế này không thể chuyển các khoản thuế của mình cho người khác. Vì vậy đôi khi khi phải thực hiện tính thuế và quyết toán thuế một tâm lý chung của người chịu thuế thu nhập cá nhân là thường nặng nề, cảm thấy không vui vẻ so với việc nộp theo các loại thuế gián thu. Thuế thu nhập cá nhân luôn gắn với chính sách xã hội, việc nộp thuế là để phục vụ cho ngân sách nhà nước, để đóng góp vào các chính sách an sinh xã hội cũng như vì các mục đích công cộng… Việc đánh thuế thu nhập cá nhân thường áp dụng theo nguyên tắc lũy tiến từng phần và sẽ có biểu phí tính thuế riêng với từng mức chi trả thu nhập cụ thể của người nộp thuế với các đối tượng khác nhau. Việc quản lý thuế; thu thuế đòi hỏi người thực hiện cần có trình độ chuyên môn; kỹ thuật cao; chi phí quản lý thuế lớn.
Bởi bản chất của loại thuế thu nhập cá nhân là một lọai thuế phức tạp nên trong quá trình quản lý thì Cơ quan thuế phải nắm được các nguồn thu nhập chính của người chịu thuế, tình trạng cư trú… để tránh các trường hợp trốn thuế, nợ thuế…
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
Bình luận