Giải SBT giáo dục kinh tế pháp luật chân trời bài 16: Chính quyền địa phương
Giải bài 16: Chính quyền địa phương - Sách giáo dục kinh tế và pháp luật 10 chân trời sáng tạo. Phần đáp án chuẩn, hướng dẫn giải chi tiết cho từng bài tập có trong chương trình học của sách bài tập. Hi vọng, các em học sinh hiểu và nắm vững kiến thức bài học.
I. CỦNG CỐ
Bài tập 1. Hãy đánh dấu V vào câu trả lời đúng.
Câu 1. Các cơ quan nào sau đây được gọi là Chính quyền địa phương?
a. Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân
b. Toà án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân địa phương
c. Sở Nội vụ
d. Ủy ban Dân tộc
Trả lời: Chọn đáp án: a. Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân
Câu 2. Cơ quan nào sau đây do nhân dân địa phương trực tiếp bầu ra?
a. Ủy ban nhân dân
b. Viện kiểm sát nhân dân
c. Hội đồng nhân dân
d. Toà án nhân dân
Trả lời: Chọn đáp án: c. Hội đồng nhân dân
Câu 3. Hội đồng nhân dân là:
a. Cơ quan quyền lực nhà nước ở trung ương.
b. Cơ quan đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân.
c. Cơ quan do nhân dân cả nước bầu ra.
d. Cơ quan chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân cùng cấp.
Trả lời: Chọn đáp án: b. Cơ quan đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân.
Câu 4. Hội đồng nhân dân có chức năng:
a. Tổ chức việc thi hành Hiến pháp và pháp luật ở địa phương.
b. Tổ chức thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân.
c. Quyết định các vấn đề của địa phương do pháp luật quy định.
d. Thực hiện các nhiệm vụ do cơ quan nhà nước cấp trên giao.
Trả lời: Chọn đáp án: c. Quyết định các vấn đề của địa phương do pháp luật quy định.
Câu 5. Cơ cấu tổ chức của Hội đồng nhân dân gồm:
a. Đại biểu Hội đồng nhân dân, Thường trực Hội đồng nhân dân và các Ban của Hội đồng nhân dân.
b. Đại biểu Hội đồng nhân dân, Thường trực Hội đồng nhân dân và Ban Pháp chế.
c. Đại biểu Hội đồng nhân dân, Thường trực Hội đồng nhân dân và Ban Dân tộc.
d. Đại biểu Hội đồng nhân dân, Thường trực Hội đồng nhân dân và Ban Kinh tế - ngân sách.
Trả lời: Chọn đáp án: a. Đại biểu Hội đồng nhân dân, Thường trực Hội đồng nhân dân và các Ban của Hội đồng nhân dân.
Câu 6. Chọn nhận định đúng.
a. Hội đồng nhân dân chỉ họp thường lệ hai kì mỗi năm.
b. Hội đồng nhân dân quyết định các vấn đề tại phiên họp bằng cách lấy ý kiến của Chủ tịch Hội đồng nhân dân.
c. Hội đồng nhân dân có thể họp chuyên đề hoặc họp để giải quyết các công việc phát sinh đột xuất.
d. Hội đồng nhân dân luôn luôn họp công khai.
Trả lời: Chọn đáp án: c. Hội đồng nhân dân có thể họp chuyên đề hoặc họp để giải quyết các công việc phát sinh đột xuất.
Câu 7. Cơ quan nào sau đây do Hội đồng nhân dân cùng cấp bầu ra?
a. Ủy ban nhân dân
b. Viện kiểm sát nhân dân
c. Hội đồng nhân dân
d. Toà án nhân dân
Trả lời: Chọn đáp án: c. Hội đồng nhân dân
Câu 8. Uỷ ban nhân dân có chức năng:
a. Quyết định các vấn đề của địa phương do luật định.
b. Tổ chức thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân.
c. Giám sát việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật ở địa phương.
d. Giám sát việc thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân.
Trả lời: Chọn đáp án: b. Tổ chức thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân.
Câu 9. Cơ cấu tổ chức của Ủy ban nhân dân gồm:
a. Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân, các Ủy viên và các cơ quan chuyên môn đối với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện.
b. Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân và các Ủy viên.
c. Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân, các Ủy viên và các cơ quan chuyên môn ở Ủy ban nhân dân các cấp.
d. Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân và các cơ quan chuyên môn đối với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện.
Trả lời: Chọn đáp án: b. Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân và các Ủy viên.
Câu 10. Chọn nhận định đúng.
a. Ủy ban nhân dân hoạt động theo chế độ tập thể kết hợp với trách nhiệm của Chủ tịch Ủy ban nhân dân.
b. Ủy ban nhân dân họp thường lệ mỗi năm ít nhất hai kì.
c. Ủy ban nhân dân làm việc theo chế độ hội nghị và quyết định theo đa số.
d. Ủy ban nhân dân chỉ họp mỗi tháng một lần.
Trả lời: Chọn đáp án: b. Ủy ban nhân dân họp thường lệ mỗi năm ít nhất hai kì.
Bài tập 2. Điền vào chỗ trống những từ thích hợp.
- .............. quyết định các vấn đề của địa phương do luật định; giám sát việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật ở................ và việc thực hiện ............ của Hội đồng nhân dân.
- Hội đồng nhân dân ở địa phương gồm các ................ Hội đồng nhân dân, ........... Hội đồng nhân dân và ................ của Hội đồng nhân dân.
- Hội đồng nhân dân làm việc theo chế độ ................ và ................ Hội đồng nhân dân họp thường lệ mỗi năm ít nhất................... và họp chuyên đề hoặc họp để giải quyết công việc ................. Hội đồng nhân dân quyết định các vấn đề tại................. bằng hình thức ..................
- .................. tổ chức việc thi hành Hiến pháp và pháp luật ở địa phương; tổ chức ................. Nghị quyết của Hội đồng nhân dân và ................. các nhiệm vụ do................ giao.
- Ủy ban nhân dân gồm ...............,................., các................và cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân được tổ chức ...................
- Ủy ban nhân dân hoạt động theo chế độ................, kết hợp với ................ của Chủ tịch Ủy ban nhân dân. Ủy ban nhân dân họp thường kì mỗi tháng ................. và họp chuyên đề hoặc họp để giải quyết công việc phát sinh đột xuất. Ủy ban nhân dân quyết định các vấn đề tại................. bằng hình thức ................
Trả lời:
- Ủy ban nhân dân quyết định các vấn đề của địa phương do luật định; giám sát việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật ở địa phương và việc thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân.
- Hội đồng nhân dân ở địa phương gồm các Đại biểu Hội đồng nhân dân, Thường trực Hội đồng nhân dân và các ban của Hội đồng nhân dân.
- Hội đồng nhân dân làm việc theo chế độ hội nghị và phát sinh Hội đồng nhân dân họp thường lệ mỗi năm ít nhất hai kì và họp chuyên đề hoặc họp để giải quyết công việc phát sinh đột suất. Hội đồng nhân dân quyết định các vấn đề tại phiên họp toàn thể bằng hình thức biểu quyết.
- Ủy ban nhân dân gồm Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân, các Ủy viên và cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân được tổ chức ở cấp tỉnh, cấp huyện.
- Ủy ban nhân dân hoạt động theo chế độ tập thể, kết hợp với trách nhiệm của Chủ tịch Ủy ban nhân dân. Ủy ban nhân dân họp thường kì mỗi tháng 1 lần và họp chuyên đề hoặc họp để giải quyết công việc phát sinh đột xuất. Ủy ban nhân dân quyết định các vấn đề bằng hình thức biểu quyết.
II. LUYỆN TẬP
Bài tập 1. Hãy hoàn thiện bảng sau để tìm hiểu về Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân.
Cơ quan Yêu cầu | Hội đồng nhân dân | Ủy ban nhân dân |
Hình thành từ đâu |
|
|
Người đứng đầu |
|
|
Chức năng |
|
|
Cơ cấu tổ chức |
|
|
Trả lời:
Cơ quan Yêu cầu | Hội đồng nhân dân | Ủy ban nhân dân |
Hình thành từ đâu | Nhân dân bầu ra | Hội đồng nhân dân cùng cấp bầu ra |
Người đứng đầu | Chủ tịch Hội đồng nhân dân | Chủ tịch Uỷ ban nhân dân |
Chức năng |
| Tổ chức thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân cùng cấp và thực hiện các nhiệm vụ do cơ quan nhà nước cấp trên giao. |
Tổ chức | Hội đồng nhân dân, Thường trực Hội đồng nhân dân, Các ban Hội đồng nhân dân | Chủ tịch, Phó Chủ tịch, các Ủy viên và cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân |
Bài tập 2: Hãy nối từng chức năng tương ứng với Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân.
Hội đồng nhân dân |
| Quyết định những chủ trương, biện pháp quan trọng để phát huy tiềm năng của địa phương. |
Tổ chức thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân cùng cấp. | ||
Thực hiện quyền giám sát đối với hoạt động của Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp. | ||
Ủy ban nhân dân | Thực hiện các nhiệm vụ do cơ quan nhà nước cấp trên giao. | |
Đảm bảo trật tự an toàn xã hội trong địa bàn. | ||
Tổ chức thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. |
Trả lời:
Hội đồng nhân dân nối với:
- Quyết định những chủ trương, biện pháp quan trọng để phát huy tiềm năng của địa phương.
- Thực hiện quyền giám sát đối với hoạt động của Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp.
- Tổ chức thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Ủy ban nhân dân nối với:
- Tổ chức thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân cùng cấp.
- Thực hiện các nhiệm vụ do cơ quan nhà nước cấp trên giao.
Bài tập 3. Cho biết các nhận định dưới đây đúng hay sai. Vì sao?
a. Hội đồng nhân dân do nhân dân ở địa phương bầu ra.
b. Ủy ban nhân dân hoạt động theo chế độ tập thể kết hợp với trách nhiệm của Chủ tịch Ủy ban nhân dân.
c. Hội đồng nhân dân là cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương.
d. Ủy ban nhân dân do Chính phủ bầu ra.
Trả lời:
Câu đúng là: a, b, c
Câu sai là: d,
Vì: d. Ủy ban nhân dân do Hội đồng nhân dân cùng cấp bầu ra.
Bài tập 4. Đọc trường hợp sau và cho biết ý kiến của em.
M là học sinh lớp 10, một lần trong lúc làm bài tập về nhà thì anh trai hỏi rằng:
- Anh đang làm hồ sơ xin việc, trong sơ yếu lí lịch có yêu cầu cần phải có xác nhận của chính quyền địa phương nơi cư trú. Vậy anh mang đến Hội đồng nhân dân để nhờ xác nhận đúng không em?
M trả lời:
- Không cần đâu anh, anh đem ra Ủy ban nhân dân xác nhận là được.
Anh của M thắc mắc:
- Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, vậy theo anh nghĩ Hội đồng nhân dân tổ chức thực hiện mọi vấn đề của địa phương. Anh phải ra Hội đồng nhân dân để xác nhận sơ yếu lí lịch mới đúng chứ!
Trả lời: Anh M chỉ cần mang hồ sơ xin việc ra Ủy ban nhân dân xác nhận là được bỏi vì nó nằm trong quyền hạn của Ủa ban nhân dân.
III. VẬN DỤNG
Bài tập 1. Em hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 150 chữ) bày tỏ quan điểm cá nhân về nghĩa vụ của công dân trong bảo vệ và xây dựng Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân.
Trả lời: Là một công dân Việt Nam, em cần phải có trách nhiệm trong việc bảo vệ xây dựng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân. Trước hết mỗi một chúng ta khi đủ tuổi hãy đi bỏ phiếu bầu cử cho người đủ tín nhiệm nhất. Tham gia những buổi đóng góp, xây dựng ý kiến để hoàn thiện bộ máy Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân. Không những vậy, với những hành vi chống phá Đảng, có tư tưởng sai lệch cần phải lên án và xử lí nghiêm minh.
Bài tập 2. Em hãy đưa ra ít nhất 3 điều cần thay đổi để góp phần thực hiện cải cách thủ tục hành chính.
Trả lời:
- Tiến hành phát hiện và xóa bỏ những thủ tục hành chính thiếu đồng bộ, chồng chéo rườm rà, phức tạp đã và đang gây trở ngại trong việc tiếp nhận và xử lý công việc giữa cơ quan nhà nước với nhau, giữa cơ quan nhà nước với công dân và tổ chức.
- Xây dựng và thực hiện được các thủ tục giải quyết công việc đơn giản, rõ ràng, thống nhất đúng pháp luật và công khai, vừa tạo thuận tiện cho công dân và tổ chức có yêu cầu giải quyết công việc, vừa có tác dụng ngăn chặn nạn cửa quyền, sách nhiễu và tham nhũng trong công chức nhà nước đồng thời bảo đảm được trách nhiệm quản lý nhà nước, giữ vững kỷ cương pháp luật và tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa.
- Tổ chức việc soát xét các thủ tục hành chính và các khoản phí, lệ phí đang áp dụng từ trung ương đến cơ sở; phân tích, đánh giá và phân thành các loại: loại phải bãi bỏ, loại phải sửa đổi,...
Bình luận