Giải SBT bài 2: Các chủ thể của nền kinh tế

Giải bài 2: Các chủ thể của nền kinh tế - Sách giáo dục kinh tế và pháp luật 10 chân trời sáng tạo. Phần đáp án chuẩn, hướng dẫn giải chi tiết cho từng bài tập có trong chương trình học của sách bài tập. Hi vọng, các em học sinh hiểu và nắm vững kiến thức bài học.

I. CỦNG CỐ

Câu 1. Điều tiết và tạo điều kiện thuận lợi cho các ngành kinh tế khác nhau hoạt động sản xuất kinh doanh hiệu quả là vai trò của chủ thể kinh tế nào?

a. Chủ thể sản xuất

b. Chủ thể tiêu dùng

c. Chủ thể Nhà nước

d. Chủ thể trung gian

Trả lời:

Câu 2. Thực hiện vai trò kết nối trong các quan hệ mua – bán, giúp cho nền kinh tế linh hoạt, hiệu quả là vai trò của chủ thể kinh tế nào?

a. Chủ thể Nhà nước

b. Chủ thể trung gian

c. Người sản xuất kinh doanh

d. Người tiêu dùng

Trả lời: b

Câu 3. Chủ thể tiêu dùng có vai trò gì

a. Định hướng, tạo động lực cho sản xuất phát triển.

b. Kết nối quan hệ mua – bán trong nền kinh tế.

c. Tạo môi trường pháp lí thuận lợi cho sự phát triển kinh tế

d. Sử dụng các yếu tố sản xuất tạo ra sản phẩm.

Trả lời: a

Câu 4: Chủ thể nào đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra hàng hóa cho xã hội, phục vụ nhu cầu tiêu dùng

a. Chủ thể trung gian 

b. Các điểm bán hàng

c. Chủ thể sản xuất

d. Doanh nghiệp Nhà nước

Trả lời: c

Câu 5: Trong các hành vi dưới đây, đâu là hành vi đúng của các chủ thể kinh tế?

a. Siêu thị N đưa ra chương trình khuyến mãi giảm giá 20% tổng hóa đơn đối với khách hàng không sử dụng túi ni lông khi đến mua sắm.

b. Đàn gia cầm ở trang trại bị chết do dịch bệnh, ông K đem bán rẻ cho thương lái mà không mang đi tiêu hủy để tránh làm lây lan dịch. 

c. Gia đình H nuôi tôm theo đơn đặt hàng của CÔng ti xuất khẩu B. Tuy nhiên, do tôm không đạt chất lượng, ông H đã bơm hóa chất vào tôm để không bị đền bù hợp đồng. 

d. Doanh nghiệp D đã xả nước thải công nghiệp chưa qua xử lí ra sông ngòi ở địa phương.

Trả lời: a

Câu 6: Mô hình kinh tế thị trường có điều tiết ở từng nước, từng giai đoạn có thể khác nhau tùy thuộc vào mức độ can thiệp của Chính phủ đối với thị trường, song tất cả các mô hình đều có điểm chung là không thể thiếu vai trò kinh tế của chủ thể nào?

a. Chủ thể sản xuất

b. Chủ thể tiêu dùng

c. Người sản xuất kinh doanh

d. Chủ thể nhà nước

Trả lời: c

Câu 7: Hành vi nào thể hiện đầy đủ nhất trách nhiệm của chủ thể tiêu dùng khi tham gia trong nền kinh tế?

a. Anh K thường ưu tiên hàng hóa có giá rẻ mà không cần quan tâm đến chất lượng, nguồn gốc của sản phẩm.

b. Chị A lựa chọn tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng; phê phán hành vi trái pháp luật trong hoạt động kinh tế. 

c. Cơ sở sản xuất kinh doanh của anh H tạo ra của cải vật chất, sản phẩm cho xã hội, phục vụ nhu cầu tiêu dùng. 

d. Ứng dụng mua bán hàng trực tuyến S kết nối thông tin trong các quan hệ mua-bán, tạo cơ hội làm tăng giá trị hàng hóa và thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng.

Trả lời: d

Câu 8: Chủ thể Nhà nước cần làm gì để phát huy tích cực và khắc phục những hạn chế của cạnh tranh trong quá trình sản xuất?

a. Xác định và xóa bỏ các đối thủ cạnh tranh không lành mạnh, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển đồng bộ của nền kinh tế. 

b. Tuyên truyền tác hại của việc cạnh tranh không lành mạnh và can thiệp thông qua hệ thống pháp luật, chính sách, giáo dục và các công cụ quản lí kinh tế vĩ mô khác. 

c. Chỉ cần vận động các chủ thể kinh tế ý thức được tác hại của việc cạnh tranh không lành mạnh.

d. Sử dụng các công cụ quản lí kinh tế vĩ mô để điều tiết, chi phối toàn bộ quá trình sản xuất. 

Trả lời: d

Câu 10: Các chủ thể kinh tế trong nền kinh tế thị trường có quyền như thế nào trước pháp luật?

a. Những chủ thể quan trọng sẽ được ưu tiên so với các chủ thể khác.

b. Pháp luật chỉ ưu tiên bảo vệ người sản xuất kinh doanh, tạo ra của cải vật chất.

c. Các chủ thể kinh tế bình đẳng như nhau trước pháp luật.

d. Chỉ người tiêu dùng mới được pháp luật bảo vệ. 

Trả lời: c

II. LUYỆN TẬP

Bài tập 1: Em đồng tình hay không đồng tình vói ý kiến nào dưới đây? Vì sao?

a. Tạo ra của cải vật chất, phục vụ nhu cầu của người tiêu dùng là vai trò của chủ thể trung gian

Trả lời: 
Em không đồng tình bởi vì t
ạo ra của cải vật chất, phục vụ nhu cầu của người tiêu dùng là vai trò của chủ thể sản xuất 

b. Sản xuất ra sản phẩm nào, số lượng nhiều hay ít phụ thuộc nhiều vào sức mua của người tiêu dùng. 

Trả lời:
Em đồng tình vì người tiêu dùng có vai trò quan trọng trong việc định hướng, tạo động lực cho sản xuất phát triển, có trách nhiệm đối với sự phát triển bền vững. 

c. Hoạt động đúng pháp luật, quan tâm đến quyền lợi người tiêu dùng là tiêu chí hàng đầu của chủ thể sản xuất. 

Trả lời: 

Em đồng tình. 

d. Khi phát hiện hàng hóa kém chất lượng, người tiêu dùng có thể lan truyền thông tin đó trên mạng xã hội mà không cần báo chính quyền địa phương hay cơ sở sản xuất. 

Trả lời:

Em không đồng tình vì việc đầu tiên bản thân người tiêu dùng cần phải báo cáo với cơ quan chức năng để họ giám định và sau đó khi có kết quả giám định mới có thể nhận định được món hàng đó chất lượng ra sao. 

Bài tập 2: Hãy nối thông tin ở cột A với cột B sao cho phù hợp.

Trả lời:

Bài tập 3: Hãy đọc đoạn hội thoại sau và trả lời câu hỏi.

Bà T tâm sự với ông Q về việc tìm đầu ra cho thanh long ở Việt Nam, bà nói:

– Chúng ta muốn bán hàng thì phải mang hàng “ra chợ, đừng ví mình như “một cô gái đẹp” cao giá, chờ người ta đến mua.

Ông Q đồng tình nói:

– Đúng, bên cạnh những yếu tố bên ngoài thì điều quan trọng nằm ở khâu tổ chức, quản lí. Nếu chúng ta làm tốt được khâu bán hàng thì sẽ ổn định được quá trình sản xuất và ngược lại.

– Em có đồng tình với ý kiến của bà T và ông Q không? Vì sao?

Trả lời:

- Em đồng tình với ý kiến của 2 người. Vì lời của ông bà nói rất đúng, việc trao đổi mua bán có rất nhiều yếu tố tác động đến. Ta phải biết cân bằng điều hòa tất cả những thứ đó mới có thể mang lại về lợi nhuận. 

- Vai trò của các chủ thể kinh tế được thể hiện như thế nào trong đoạn hội thoại trên?

Trả lời:

  •  Chủ thể sản xuất: sản xuất ra thanh long và được ví như "một cô gái đẹp", phục vụ nhu cầu người tiêu dùng góp phần thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế. 
  • Chủ thể trung gian: "Chợ" ở đây chính là chủ thể trung gian gắn kết giữa nhà sản xuất và người tiêu dùng. 
  • Chủ thể tiêu dùng: "người ta" ở đây là người tiêu dùng, tiêu thụ mặt hàng thanh long. 

- Để sản phẩm thanh long tiếp tục được xuất khẩu sang các thị trường tiêu thụ khác, các chủ thể kinh tế cần phải làm gì?

Trả lời: 

Chủ thể sản xuất cần kết nối với chủ thể trung gian để tạo điều kiện mở rộng thị trường buôn bán, đưa sản phẩm đến tay của nhiều người tiêu dùng hơn cũng như nâng cao chất lượng sản phẩm, nếu người tiêu dùng cảm thấy sản phẩm đó tốt thì họ sẽ tự truyền tai nhau và nhiều người hơn sẽ tìm đến mua hai người. 

Bài tập 4: Hãy đọc các trường hợp sau và thực hiện yêu cầu. 

Trường hợp 1

Công ti T có chiến lược đưa sản phẩm sữa tươi của Việt Nam ra thị trường quốc tế. Đến nay, sản phẩm đã có mặt tại hơn 35 quốc gia. Bên cạnh đó, công ti còn thực hiện mở các nhà máy mới và mua các nhà máy, trang trại tại Mỹ, New Zealand, Ba Lan,... nhằm mở rộng mạng lưới sản xuất, thị trường, đa dạng nguồn nguyên liệu. Với chiến lược đầu tư bài bản, công nghệ hiện đại, đội ngũ lao động chất lượng cao, chính sách chăm sóc khách hàng chu đáo, Công ti T đang tiên phong thực hiện giấc mơ vươn xa thế giới của Việt Nam.

Em hãy nhận xét về việc làm của Công ti T.

Trả lời:

Công ti T có thể thực hiện được ước mơ đó của mình vì các làm việc của họ rất chuyên nghiệp. Họ biết đầu tư và mở rộng quy mô sản xuất, khi quy mô đã rộng lớn , thị trường và nguồn nguyên liệu đa dạng thì không chỉ vươn xa ra một vài nước mà rộng ra thế giới cũng là điều họ có thể thực hiện. 

Trường hợp 2. 

Tham dự diễn đàn kinh tế với chủ đề “Nông sản Việt Nam”, nhiều chuyên gia có ý kiến về việc tìm đầu ra cho nông sản. Trong đó, có ý kiến đáng lưu ý: “Chúng ta có nhiều nông sản ngon nhưng lại chưa biết cách chào bán, cứ mỗi mùa thu hoạch thì lại xuất hiện cụm từ“giải cứu”. Vấn đề khó đang nằm ở điểm nào, khâu nào?

Trả lời: 

Vấn đề đang nằm ở chủ thể trung gian. Các nông sản khi đã thu hoạch được nhưng lại chưa kết nối được với người tiêu dùng và người sản xuất trong nền kinh tế . 

III. VẬN DỤNG

Em hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 150 chữ) chia sẻ về một tấm gương doanh nghiệp trong việc thể hiện được trách nhiệm của một chủ thể tham gia trong nền kinh tế. 

Trả lời: 

Tập đoàn Mai Linh đã thực hiện tốt trách nhiệm của một chủ thể khi tham gia trong nền kinh tế cụ thể như trách nhiệm với thị trường và người tiêu dùng; trách nhiệm về bảo vệ môi trường; trách nhiệm với người lao động; trách nhiệm chung với cộng đồng. , những người lãnh đạo doanh nghiệp thời nay phải là những người có tầm nhìn xa, trông rộng để hướng tới mục tiêu hoạt động toàn diện, không chỉ giới hạn bởi thặng dư, lợi nhuận kinh tế đơn thuần. Thước đo thành công của họ bắt nguồn từ  những tác động mà họ tạo ra đối với nhu cầu xã hội. Các doanh nhân này cần tìm kiếm những giải pháp để thay đổi xã hội theo chiều hướng ngày càng tốt hơn và ngược lại, các doanh nghiệp của họ sẽ có những điều kiện để phát triển bền vững hơn. Lợi ích dài hạn chủ yếu của CSR là cho chính nội bộ doanh nghiệp, như cải thiện quan hệ trong công việc, giảm bớt tai nạn, giảm tỷ lệ nhân viên thôi việc, tăng năng suất lao động. Ngoài ra, CSR còn giúp nâng cao uy tín của doanh nghiệp trong quan hệ với khách hàng và các đối tác, tạo ra ưu thế trong cạnh tranh và thuận lợi trong việc kêu gọi đầu tư, đặc biệt là đầu tư nước ngoài.

Nội dung quan tâm khác

Từ khóa tìm kiếm: Giải giáo dục kinh tế và pháp luật 10 chân trời sáng tạo, giải sách chân trời sáng tạo 10 môn giáo dục kinh tế và pháp luật, giải giáo dục kinh tế và pháp luật 10 sách mới bài 2, bài 2 Các thủ thể của nền kinh tế

Bình luận

Giải bài tập những môn khác