Giải SBT giáo dục kinh tế pháp luật chân trời bài 13: Đặc điểm, nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Giải bài 13: Đặc điểm, nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Sách giáo dục kinh tế và pháp luật 10 chân trời sáng tạo. Phần đáp án chuẩn, hướng dẫn giải chi tiết cho từng bài tập có trong chương trình học của sách bài tập. Hi vọng, các em học sinh hiểu và nắm vững kiến thức bài học.

I. CỦNG CỐ

Bài tập 1. Hãy đánh dấu V vào câu trả lời đúng.

Câu 1. Đặc điểm nào sau đây là đặc điểm của bộ máy Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam?

a. Tính dân tộc

b. Tính thống nhất

c. Tính an toàn

d. Tính đảm bảo

Trả lời: Chọn đáp án: b. Tính thống nhất

Câu 2. Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là:

a. Phân biệt bộ máy nhà nước này với bộ máy nhà nước khác.

b. Cơ sở cho tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước.

c. Nền tảng chung cho mọi hoạt động của các cơ quan nhà nước.

d. Tạo ra tính thống nhất cho bộ máy nhà nước.

Trả lời: Chọn đáp án: d. Tạo ra tính thống nhất cho bộ máy nhà nước.

Câu 3. Đâu không phải là nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam?

a. Nguyên tắc bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.

b. Nguyên tắc mọi người đều bình đẳng trước pháp luật.

c. Nguyên tắc quyền lực nhà nước là thống nhất.

d. Nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa.

Trả lời: Chọn đáp án: a. Nguyên tắc bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Câu 4. Sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với Nhà nước được thể hiện qua phương diện nào dưới đây?

a. Đảng đề ra đường lối, chủ trương, phương hướng cho Nhà nước.

b. Đáng cùng với Nhà nước quản lí mọi mặt của đời sống xã hội.

c. Đảng và Nhà nước cùng đề ra đường lối, chủ trương và cùng thực hiện.

d. Đảng chỉ đề ra phương hướng chung cho Nhà nước thực hiện.

Trả lời: Chọn đáp án: a. Đảng đề ra đường lối, chủ trương, phương hướng cho Nhà nước.

Câu 5. Đâu là biểu hiện của tính thống nhất trong bộ máy Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam?

a. Hệ thống các cơ quan trong bộ máy Nhà nước được sắp xếp, tổ chức từ trung ương xuống địa phương và đều chịu sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.

b. Mọi hoạt động của các cơ quan, cán bộ, công chức, viên chức trong bộ máy Nhà nước đều nhằm mục đích phục vụ cho lợi ích của nhân dân và chịu sự kiểm tra, giám sát của nhân dân.

c. Việc phân chia quyền lực nhà nước cho các cơ quan nhà nước để thực hiện những chức năng, nhiệm vụ riêng biệt.

d. Quản lí mọi mặt của đời sống xã hội bằng Hiến pháp và pháp luật dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Trả lời: Chọn đáp án: b. Mọi hoạt động của các cơ quan, cán bộ, công chức, viên chức trong bộ máy Nhà nước đều nhằm mục đích phục vụ cho lợi ích của nhân dân và chịu sự kiểm tra, giám sát của nhân dân.

Câu 6. Đâu là biểu hiện của tính nhân dân trong bộ máy Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam?

a. Quản lí mọi mặt của đời sống xã hội bằng Hiến pháp và pháp luật dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.

b. Hệ thống các cơ quan trong bộ máy Nhà nước được sắp xếp, tổ chức từ trung ương xuống địa phương và đều chịu sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.

c. Việc phân chia quyền lực nhà nước cho các cơ quan nhà nước để thực hiện những chức năng, nhiệm vụ riêng biệt.

d. Mọi hoạt động của các cơ quan, cán bộ, công chức, viên chức trong bộ máy nhà nước đều nhằm mục đích phục vụ cho lợi ích của nhân dân và chịu sự kiểm tra, giám sát của nhân dân.

Trả lời: Chọn đáp án: a. Quản lí mọi mặt của đời sống xã hội bằng Hiến pháp và pháp luật dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Câu 7. Biểu hiện nào dưới đây là biểu hiện của tính pháp quyền xã hội chủ nghĩa?

a. Quản lí mọi mặt của đời sống xã hội bằng Hiến pháp và pháp luật dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.

b. Lãnh đạo mọi mặt của đời sống xã hội bằng Hiến pháp và pháp luật dưới sự giám sát của Đảng Cộng sản Việt Nam.

c. Quản lí các cơ quan, cá nhân ở cấp dưới bắt buộc phải phục tùng, phải thực hiện các nhiệm vụ, quyết định của cấp trên.

d. Đào tạo, bồi dưỡng các cán bộ, công chức, viên chức, giới thiệu nhân sự vào các vị trí quan trọng trong bộ máy nhà nước.

Trả lời: Chọn đáp án: b. Lãnh đạo mọi mặt của đời sống xã hội bằng Hiến pháp và pháp luật dưới sự giám sát của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Câu 8. Tính thống nhất của quyền lực Nhà nước Việt Nam được xác định bởi chính chủ thể duy nhất và tối cao của quyền lực là:

a. Cộng đồng.

b. Dân tộc.

c. Nhân dân.

d. Dân cư.

Trả lời: Chọn đáp án: c. Nhân dân.

Câu 9. “Bầu cử, bổ nhiệm kết hợp với phê chuẩn một số chức danh trong bộ máy nhà nước” là biểu hiện của nguyên tắc tổ chức và hoạt động nào của bộ máy Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam?

a. Nguyên tắc bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.

b. Nguyên tắc quyền lực nhà nước là thống nhất.

c. Nguyên tắc tập trung dân chủ.

d. Nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa.

Trả lời: Chọn đáp án: 

Câu 10. Trong ngày làm việc cuối cùng của Hội nghị Trung ương 3 (ngày 8 - 7 - 2021), Ban Chấp hành Trung ương đã nhất trí đề xuất, giới thiệu bổ sung 23 nhân sự đảm nhiệm một số chức danh lãnh đạo Nhà nước nhiệm kì 2021 - 2026. Nội dụng này thể hiện nguyên tắc tổ chức và hoạt động nào của bộ máy Nhà nước Việt Nam?

a. Nguyên tắc quyền lực nhà nước là thống nhất.

b. Nguyên tắc đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng.

c. Nguyên tắc quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân.

d. Nguyên tắc tập trung dân chủ.

Trả lời: Chọn đáp án: b. Nguyên tắc đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng.

Câu 11. Quốc hội ban hành Luật Phòng cháy và chữa cháy theo quy định về phòng cháy, chữa cháy, xây dựng lực lượng, trang bị phương tiện, chính sách cho hoạt động này. Các cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân hoạt động, sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam đều phải tuân thủ các quy định này. Nội dung này thể hiện đặc điểm nào của bộ máy Nhà nước Việt Nam?

a. Tính thống nhất.

b. Tính quyền lực.

c. Tính nhân dân.

d. Tính pháp quyền xã hội chủ nghĩa.

Trả lời: Chọn đáp án: d. Tính pháp quyền xã hội chủ nghĩa.

Bài tập 2. Căn cứ vào tổ chức bộ máy Nhà nước Việt Nam hiện nay, hãy xác định chủ thể thực hiện những thẩm quyền sau:

a. Đại diện cho nhà nước về đối nội và đối ngoại.

b. Tổ chức thực hiện pháp luật.

c. Ban hành pháp luật.

d. Tuyên bản án.

e. Truy tố một người ra trước Toà án nhân dân.

g. Thống lĩnh các lực lượng vũ trang nhân dân.

h. Người đứng đầu cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp.

Trả lời:

a. Nguyên thủ quốc gia/Chủ tịch nước.

b. Nhà nước.

c. Nhà nước. 

d. Tòa án nhân dân cấp có thẩm quyền.

e. Viện kiểm sát nhân dân.

g. Chủ tịch nước.

h. Quốc hội.

Bài tập 3. Hãy điền từ vào chỗ trống để hoàn thiện các nội dung sau:

  • Tính thống nhất: Bộ máy Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thể hiện tính thống nhất trong tổ chức và hoạt động. Hệ thống các.................... trong bộ máy nhà nước được sắp xếp, tổ chức thống nhất từ trung ương xuống địa phương và đều chịu sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Các cơ quan, cán bộ, công chức, viên chức Nhà nước hoạt động vì....................của nhân dân và lợi ích của dân tộc.
  • Tính nhân dân: Bộ máy Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam do nhân dân thành lập nên, được nhân dân....................để thực hiện việc quản lí Nhà nước và xã hội. Mọi hoạt động của các cơ quan, cán bộ, công chức, viên chức trong bộ máy nhà nước đều nhằm....................phục vụ cho lợi ích của nhân dân và chịu sự kiểm tra, giám sát của nhân dân.
  • Tính quyền lực: Tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam mang tính quyền lực. Điều đó được thế hiện ở việc....................quyền lực nhà nước cho các cơ quan nhà nước để thực hiện những chức năng, nhiệm vụ riêng biệt. Đồng thời, thể hiện qua việc các cơ quan, cả nhân ở cấp dưới bắt buộc phải phục tùng, phải....................các nhiệm vụ, quyết định của cấp trên.
  • Tính pháp chế xã hội chủ nghĩa: Bộ máy Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay mang tính pháp chế xã hội chủ nghĩa. Thực hiện quản lí mọi mặt của đời sống xã hội bằng Hiến pháp và pháp luật dưới sự....................của Đảng Công sản Việt Nam.

Trả lời:

  • Tính thống nhất: cơ quan, lợi ích.
  • Tính nhân dân: ủy quyền, mục đích.
  • Tính quyền lực: phân chia, thực hiện.
  • Tính pháp chế xã hội chủ nghĩa: lãnh đạo.

II. LUYỆN TẬP

Bài tập 1. Hãy cho biết các nhận định đưới đây đúng hay sai. Vì sao?

a. Tổ chức bộ máy nhà nước do điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội Việt Nam quy định.

b. Thành viên của cơ quan nhà nước bắt buộc phải là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.

c. Cơ quan đại diện cho toàn thể nhân dân Việt Nam được tổ chức ở tất cả các địa phương.

d. Tính thống nhất là đặc điểm duy nhất của bộ máy Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

e. Cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức, viên chức nhà nước phải nghiêm chỉnh tuân thủ pháp luật, mọi hành vi vi phạm pháp luật đều bị xử lí.

Trả lời:

Câu đúng là: b, c, e

Câu sai là: a, d

Vì: 

a. Tổ chức bộ máy nhà nước Việt Nam do Luật pháp quy định.

d. Bộ máy Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam có 4 đặc điểm: tính thống nhất, tính nhân dân, tính quyền lực, tính pháp chế xã hội chủ nghĩa. 

Bài tập 2. Hãy đọc các trường hợp sau và trả lời câu hỏi.

Trường hợp 1.

Giờ ra chơi, T thấy một nhóm bạn đăng lên mạng xã hội những tin tức có nội dung xuyên tạc, tiêu cực về cán bộ lãnh đạo cơ quan nhà nước.

Nếu là T, em sẽ xử lí như thế nào?

Trả lời: Nếu là T, em sẽ bảo các bạn là hành động của các bạn là sai và nhờ thầy cô giải thích cho các bạn hiểu.

Trường hợp 2.

Anh M đến Uỷ ban nhân dân xã xin xác nhận một số giấy tờ cá nhân. Tại đây, anh thấy một số người dân đang có nhu cầu đến các bộ phận để thực hiện một số thủ tục hành chính nhưng cán bộ tiếp dân đang bận việc.

Nếu là anh M, em sẽ làm gì để giúp người dân?

Trả lời: Nếu la anh M em sẽ bảo người dân ngồi đợi hoặc nếu cần gấp có thể liên lạc với cán bộ. 

Trường hợp 3.

Bác Q là tổ trưởng khu phố X, đến từng hộ gia đình để phát tài liệu hướng dẫn phòng tránh nguy cơ cháy, nổ và yêu cầu mỗi hộ gia đình làm cam kết rà soát các thiết bị điện, phòng cháy, nổ. Tuy nhiên, một số hộ gia đình tỏ vẻ khó chịu khi làm và thực hiện cam kết này.

Em sẽ làm gì khi là một hộ dân trong khu phố?

Trả lời: Nếu là một hộ dân trong thành phố, em sẽ nói với mọi người thực hiện theo bởi vì đây là hành động để bảo vệ tính mạng của chính họ. 

Bài tập 3. Em hãy đọc những thông tin dưới đây và đánh dấu X vào cột tương ứng.

Thông tin

Nguyên tắc

Đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng

Quyền lực nhà nước là thống nhất

Quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân

Tập trung dân chủ

Pháp chế xã hội chủ nghĩa

Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được tổ chức và hoạt động theo Hiến pháp và pháp luật, quản lí xã hội bằng Hiến pháp và pháp luật.

 

 

 

 

 

Cấp dưới phục tùng cấp trên, thảo luận dân chủ, quyết định theo đa số,..

 

 

 

 

 

Nhân dân Việt Nam là người thành lập ra Nhà nước, trao quyền cho Nhà nước và kiểm tra, giám sát hoạt động của các cơ quan, cán bộ, công chức, viên chức trong bộ máy nhà nước.

 

 

 

 

 

Quyền lực nhà nước được phân chia thành quyền lập pháp, quyền hành pháp và quyền tư pháp và được giao cho các cơ quan tương ứng thực hiện một cách độc lập nhưng có sự phối hợp, kiếm soát, giám sát lẫn nhau để thực hiện quyền lực nhà nước, đảm bảo mục tiêu chung phục vụ nhân dân và phục vụ dân tộc.

 

 

 

 

 

Đảng giới thiệu nhân sự vào các vị trí quan trọng trong bộ máy nhà nước.

 

 

 

 

 

Trả lời:

Thông tin

Nguyên tắc

Đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng

Quyền lực nhà nước là thống nhất

Quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân

Tập trung dân chủ

Pháp chế xã hội chủ nghĩa

Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được tổ chức và hoạt động theo Hiến pháp và pháp luật, quản lí xã hội bằng Hiến pháp và pháp luật.

 

 X

 

 

 

Cấp dưới phục tùng cấp trên, thảo luận dân chủ, quyết định theo đa số,..

 

 

 

 x

 

Nhân dân Việt Nam là người thành lập ra Nhà nước, trao quyền cho Nhà nước và kiểm tra, giám sát hoạt động của các cơ quan, cán bộ, công chức, viên chức trong bộ máy nhà nước.

 

 

 X

 

 

Quyền lực nhà nước được phân chia thành quyền lập pháp, quyền hành pháp và quyền tư pháp và được giao cho các cơ quan tương ứng thực hiện một cách độc lập nhưng có sự phối hợp, kiếm soát, giám sát lẫn nhau để thực hiện quyền lực nhà nước, đảm bảo mục tiêu chung phục vụ nhân dân và phục vụ dân tộc.

 

 

 

 

 X

Đảng giới thiệu nhân sự vào các vị trí quan trọng trong bộ máy nhà nước.

 X

 

 

 

 

III. VẬN DỤNG

Bài tập 1. Hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ) thể hiện vai trò của người dân trong việc góp phần xây dựng bộ máy Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Trả lời:

Sinh viên tích cực tham gia xây dựng môi trường xã hội lành mạnh, tích cực tham gia phòng, chống ô nhiễm môi trường, ứng phó biến đôi khí hậu. Điển hình là hoạt động mùa hè xanh. Đây là một hoạt động thường niên, do Hội Sinh viên Việt Nam tô chức, nhằm hướng sinh viên đến các hoạt động công ích xã hội như: làm đường, làm cầu, xây nhà. tình thương. tham gia xóa mù chữ và xóa mù tin học.... Hoạt động này được đông đáo sinh viên tham gia. và hầu hết các trường đại học. cao đăng, trung học chuyên nghiệp ở Việt Nam đều tham gia. Đây là một chương trình giúp cho sinh viên gặp gỡ, giao lưu với nhiều người khác nhau, rèn luyện được nhiều kỹ năng sống.

và giúp cho bản thân có thêm được nhiều kinh nghiệm.

Bài tập 2. Em hãy xây dựng tập san hình ảnh giới thiệu một số hoạt động của bộ máy Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Trả lời:

Em hãy xây dựng tập san hình ảnh giới thiệu một số hoạt động của bộ máy Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Từ khóa tìm kiếm: giải giáo dục kinh tế và pháp luật 10 chân trời sáng tạo, giải sách chân trời sáng tạo 10 môn giáo dục kinh tế và pháp luật, giải giáo dục kinh tế và pháp luật 10 sách mới bài 10, bài 13 Đặc điểm, nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Bình luận

Giải bài tập những môn khác