Giải SBT giáo dục kinh tế pháp luật chân trời bài 15: Tòa án nhân dân và viện kiểm sát nhân dân

Giải bài 15: Tòa án nhân dân và viện kiểm sát nhân dân - Sách giáo dục kinh tế và pháp luật 10 chân trời sáng tạo. Phần đáp án chuẩn, hướng dẫn giải chi tiết cho từng bài tập có trong chương trình học của sách bài tập. Hi vọng, các em học sinh hiểu và nắm vững kiến thức bài học.

I.CỦNG CỐ

Hãy đánh đấu V vào câu trả lời đúng.

Câu 1. Cơ quan nào đưới đây là cơ quan xét xử của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam?

a. Toà án nhân dân

b. Viện kiểm sát nhân dân

c. Chỉnh phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam

d. Cơ quan điều tra

Trả lời: Chọn đáp án: a. Toà án nhân dân

Câu 2. Cơ quan nào dưới đây thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp?

a. Viện kiểm sát nhân dân

b. Toà án nhân dân

c. Cơ quan điều tra

d.Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Trả lời: Chọn đáp án: a. Viện kiểm sát nhân dân

Câu 3. Phát biểu nào sau đây đúng?

a. Các toà án nhân dân được tổ chức độc lập theo thẩm quyền xét xử.

b. Viện kiểm sát cấp dưới chịu sự kiểm sát của Viện kiểm sát cấp trên.

c. Viện trưởng Viện kiểm sát cấp trên không có quyền rút, đình chỉ, huỷ bỏ quyết định trái pháp luật của Viện kiểm sát cấp dưới.

d. Toà án cấp trên không có quyền kiểm sát hoạt động tư pháp đối với toà án cấp dưới.

Trả lời: Chọn đáp án: b. Viện kiểm sát cấp dưới chịu sự kiểm sát của Viện kiểm sát cấp trên.

Câu 4. Toà án nhân dân có nhiệm vụ:

a. Bảo vệ công lí, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

b. Tổ chức hoạt động tố tụng.

c. Giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước.

d. Bảo vệ lợi ích của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Trả lời: Chọn đáp án: a. Bảo vệ công lí, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

Câu 5. Viện kiểm sát nhân dân có nhiệm vụ:

a. Bảo vệ pháp luật, bảo vệ quyền con người.

b. Bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức.

c. Góp phần bảo đảm pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất.

d. Kiểm sát hoạt động hành pháp.

Trả lời: Chọn đáp án: c. Góp phần bảo đảm pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất.

Câu 6. Cơ quan nào dưới đây đứng đầu trong hệ thống cơ quan Viện kiểm sát?

a. Viện kiếm sát quân sự trung ương

b. Viện kiếm sát nhân dân tối cao

c. Viện kiểm sát nhân dân cấp cao

d. Viện kiểm sát quân sự quân khu

Trả lời: Chọn đáp án: b. Viện kiếm sát nhân dân tối cao

Câu 7. Hệ thống Tòa án nhân dân bao gồm:

a. Tòa án nhân dân.

b. Tòa án quân sự.

c. Tòa án nhân dân và Tòaán quân sự.

d. Tòa án chuyên trách và Tòa án quân sự.

Trả lời: Chọn đáp án: c. Tòa án nhân dân và Tòaán quân sự.

Câu 8. Cơ quan nào dưới đây không thuộc cơ cấu của Toà án nhân dân?

a. Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao.

b. Học viện Toà án.

c. Học viện Tư pháp.

d. Các Toà án chuyên trách.

Trả lời: Chọn đáp án: c. Học viện Tư pháp.

Câu 9. Tòa án là cơ quan ... của nước Cộng hoà xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.

a. hành chính

b. hành pháp

c. xét xử

d. tư pháp

Trả lời: Chọn đáp án: c. xét xử

II. LUYỆN TẬP

Bài tập 1. Hãy cho biết các nhận định dưới đây đúng hay sai. Vì sao?

a. Tòa án nhắn dân là cơ quan xét xử tại Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp.

b. Trong hệ thống tòa án nhân dân không có tòa án nhân dân cấp cao.

c. Viện kiểm sát là cơ quan thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp của nước Cộng hoà xä hội chủ nghĩa Việt Nam.

d. Viện trưởng Viện kiểm sát cấp dưới chịu sự lãnh đạo của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp trên.

Trả lời:

Câu đúng là: a, c, d

Câu sai là: b

Vì: b. Trong hệ thống tòa án nhân dân có tòa án nhân dân cấp cao.

Bài tập 2. Sắp xếp các nhiệm vụ a, b, c, d, e theo 2 nhóm cơ quan sau:

Tòa án nhân dân

Viện kiểm sát nhân dân

 

 

 

 

 

 

a. Bảo vệ quyền con người

b. Bảo vệ công lí

c. Bảo vệ pháp luật

d. Bảo vệ quyền công dân, lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

e. Bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa

Trả lời:

Tòa án nhân dân

Viện kiểm sát nhân dân

a. Bảo vệ quyền con người

b. Bảo vệ công lí 

e. Bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa

 

c. Bảo vệ pháp luật

d. Bảo vệ quyền công dân, lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

 

Bài tập 3. Em hãy nối cột nội dung cột A với cột B theo chức năng, chức danh làm việc trong các cơ quan Tòa án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân.

A

 

 

 

 

 

  

B

Thẩm phán

Tòa án nhân dân

Kiểm sát hoạt động tư pháp

Xét xử

Thực hành quyền công tố

Viện kiểm sát nhân dân

Bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa

Thực hiện quyền tư pháp

Trả lời:

  • Nối Tòa án nhân dân với: Bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, thực hiện quyền tư pháp,kiểm soát hoạt động tư pháp.
  • Nối Viện kiểm sát nhân dân với:  Thẩm phán, kiểm soát hoạt động tư pháp, xét xử, thực hành quyền công tố.

Bài tập 4. Hãy đọc hội thoại sau và trả lời câu hỏi.

Trong giờ học môn Giáo dục kinh tế và pháp luật, khi bản về Tòa án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân, bạn A có ý kiến: “Toà án ở Việt Nam là cơ quan xét xử, thực hiện quyền tư pháp". Nghe vậy, B hỏi A: “Theo bạn, bản án của Tòa án nhân dân có thể không chấp hành được không?”. A trả lời B: “Bản án của Tòa án nhân dân là bắt buộc phải chấp hành đó B!".

Câu trả lời của A có đúng không? Vì sao?

Trả lời: A trả lời đúng vì mọi quyết định, phán xử của Tòa án bắt buộc nhân dân phải thực hiện theo trong phạm vi Quy định Pháp luật Việt Nam.

Bài tập 5. Em hãy đọc trường hợp sau và nhận xét về hành vi đưa thông tin lên mạng xâ hội của ông Q.

Ông Q lấn chiếm đất nhà hàng xóm dẫn đến tranh chấp đất đai. Ông Q đã bị xử thua kiện tại Toà án. Sau đó, ông đã sử dụng mạng xã hội đưa thông tin như sau: Tòa án đã xử ép cho mình, mong cộng đồng mạng lên tiếng, cứu lấy gia đình ông.

Trả lời: Hành động của ông Q là sai và ông Q phải đối diện với mức xử lí thích đáng tại Tòa án, có thể phạt hành chính hoặc đi tù. 

II. VẬN DỤNG

Bài tập 1. Em hãy tìm hiểu về hoạt động xét xử của Tòa án nhân dân nơi em sinh sống và chia sẻ suy nghĩ của em về vụ án đó với cả lớp.

Trả lời: Đối với các vụ án xâm hại trẻ em đã được đưa ra xét xử, các hình phạt mà Toà án tuyên phạt đối với các bị cáo thể hiện được chính sách hình sự của Nhà nước ta là nghiêm trị những kẻ chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy, ngoan cố chống đối, lưu manh, côn đồ, tái phạm nguy hiểm... khoan hồng đối với người tự thú, thành khẩn khai báo, lập công chuộc tội, ăn năn hối cải, tự nguyện sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại. Trong số 2206 bị cáo đã đưa ra xét xử, các Toà án cấp sơ thẩm đã tuyên phạt 10 bị cáo tù chung thân và tử hình; tổng hợp hình phạt tù từ trên 20 năm đến 30 năm tù đối với 5bị cáo; xử phạt tù từ trên 15 năm đến 20 năm 154bị cáo; xử phạt tù từ trên 7 năm đến 15 năm 569 bị cáo; bị xử phạt tù với mức hình phạt dưới 7 năm 1207 bị cáo. Ngoài việc áp dụng hình phạt tù có thời hạn là hình phạt chính, các Toà án còn áp dụng các hình phạt bổ sung như phạt tiền, cấm đảm nhiệm chức vụ, ngành nghề hoặc làm công việc nhất định.... đối với những bị cáo này. Nhìn chung, hình phạt mà các Tòa án đã áp dụng đối với các bị cáo phạm các tội xâm hại đến em đã đáp ứng được yêu cầu đấu tranh phòng, chống loại tội phạm này. Như vậy, Tòa án nhân dân tối cao đã xét xử kịp thời, nghiêm minh, đúng pháp luật các vụ án về xâm hại trẻ em, bảo đảm tác dụng răn đe, giáo dục đối với người phạm tội cũng như răn đe, giáo dục chung đối với những người khác;

Bài tập 2. Em hãy liệt kê những hành vi mà em cho là thực hiện nghĩa vụ công dân trong bảo vệ, xây dựng Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân.

Trả lời:

  • Phân công cán bộ, Thẩm phán có năng lực, trình độ và kinh nghiệm chuyên môn để tổ chức, xét xử lưu động các vụ án; thường xuyên phối hợp, họp bàn với các cơ quan tiến hành tố tụng để đề ra những biện pháp tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ giải quyết các vụ án, đảm bảo nâng cao chất lượng xét xử các vụ án; Đảm bảo các vụ án này được tiến hành chính xác, đúng pháp luật không để quá hạn luật định; kiên quyết không xét xử oan hoặc bỏ lọt tội phạm.
  • Tăng cường việc giám đốc của Toà án cấp trên với Toà án cấp dưới trong xét xử các tội phạm để kịp thời sữa chữa, rút kinh nghiệm những sai lầm mà Toà án cấp dưới mắc phải, đảm bảo cho hoạt động xét xử của Toà án các cấp đúng người, đúng tội, pháp luật, trừng trị người phạm tội, khôi phục quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, củng cố lòng tin của nhân dân vào pháp luật, tuyên truyền, động viên nhân dân tích cực tham gia đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm nói.
  • Tham gia tích cực vào việc soạn thảo các dự án luật. Làm tốt công tác tổng kết thực tiễn xét xử và khẩn trương ban hành các văn bản hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật và tổ chức tập huấn các văn bản pháp luật mới.
Từ khóa tìm kiếm: giải giáo dục kinh tế và pháp luật 10 chân trời sáng tạo, giải sách chân trời sáng tạo 10 môn giáo dục kinh tế và pháp luật, giải giáo dục kinh tế và pháp luật 10 sách mới bài 10, bài 15 Tòa án nhân dân và viện kiểm sát nhân dân.

Bình luận

Giải bài tập những môn khác