Giải ngắn gọn KTPL 11 cánh diều bài 5: Thất nghiệp.
Giải siêu ngắn bài 5: Thất nghiệp sách KTPL 11 cánh diều. Với câu từ ngắn gọn, ý tứ xúc tích, dễ hiểu, học sinh nhanh chóng nắm bắt các ý chính của bài, giúp nhớ nhanh và nhớ lâu. Từ đó, việc chinh phục kiến thức trở nên dễ hơn bao giờ hết.
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
MỞ ĐẦU
Câu hỏi: Hãy nêu ví dụ về một trường hợp thất nghiệp mà em biết và chia sẻ với các bạn về hậu quả của thất nghiệp với trường hợp
Trả lời:
Ví dụ: Anh A bắt đầu cảm thấy không hài lòng với công việc của mình sau một thời gian làm việc. Anh A quyết định từ bỏ công việc của mình mà không có kế hoạch thay thế cụ thể do cảm thấy công việc không đem lại niềm đam mê và ý nghĩa cho cuộc sống của mình, sự căng thẳng và áp lực trong công việc khiến anh A trở nên mệt mỏi và thiếu sự hứng thú.
Hậu quả:
- Mất nguồn thu nhập chính duy trì cuộc sống hàng ngày và chi tiêu cá nhân dẫn tới ảnh hưởng sức khỏe và tinh thần
- Áp lực tài chính và tâm lý cũng có thể gây căng thẳng trong mối quan hệ gia đình và bạn bè.
- Thời gian thất nghiệp kéo dài khiến anh A mất cơ hội tiếp tục phát triển sự nghiệp và xây dựng một tương lai ổn định hơn.
KHÁM PHÁ
1. Khái niệm thất nghiệp.
Câu hỏi: Em hãy đọc thông tin và trả lời câu hỏi
Thông tin 1, Thông tin 2 (Trang 31, 32 SGK)
Từ hai thông tin trên, em hãy cho biết tình trạng một bộ phận lao động trong lực lượng lao động không có việc làm được gọi là gì?
Trả lời:
Tình trạng này được gọi là thất nghiệp
2. Các loại hình thất nghiệp và nguyên nhân dẫn đến thất nghiệp.
Câu hỏi: Em hãy đọc các trường hợp sau và trả lời câu hỏi
Trường hợp 1, Trường hợp 2, Trường hợp 3 (Trang 32 SGK)
a. Em hãy cho biết nguồn gốc dẫn đến thất nghiệp trong từng trường hợp trên là gì?
b. Theo em có những loại hình thất nghiệp nào trong nền kinh tế thị trường.
Trả lời:
a. Nguồn gốc dẫn đến thất nghiệp trong từng trường hợp:
Trường hợp 1: Thay đổi môi trường làm việc
Trường hợp 2: Áp dụng công nghệ tiên tiến.
Trường hợp 3: Suy thoái kinh tế, doanh nghiệp nhiều nơi đóng cửa.
b. Một số loại hình thất nghiệp trong nền kinh tế thị trường: tạm thời, cơ cấu, chu kì,…
3. Hậu quả của thất nghiệp
Câu hỏi: Em hãy đọc thông tin, trường hợp và trả lời câu hỏi
Thông tin, Trường hợp (Trang 33 SGK)
a. Từ thông tin trên em hãy cho biết thất nghiệp ảnh hưởng thế nào đến hoạt động của nền kinh tế
b. Từ trường hợp trên, theo em thất nghiệp gây ảnh hưởng gì về mặt xã hội?
Trả lời:
a. Số lượng lao động giảm so với cùng kỳ năm trước, tỷ lệ thất nghiệp gia tăng
b. Ảnh hưởng của thất nghiệp đến xã hội:
- Lạm phát tăng cao.
- Tăng mạnh giá vật liệu đầu vào.
- Thất nghiệp hàng loạt gây khó khăn cho người lao động.
4. Vai trò của Nhà nước trong việc kiểm soát và kiềm chế thất nghiệp.
Câu hỏi: Em hãy đọc thông tin và trả lời câu hỏi
Thông tin (Trang 34, 35 SGK)
a. Nhà nước có vai trò gì trong việc kiểm soát và kiềm chế thất nghiệp?
b. Học sinh có trách nhiệm gì trong việc thực hiện chủ trương, chính sách của Nhà nước trong việc tạo việc làm, kiểm soát và kiềm chế thất nghiệp?
Trả lời:
a. Vai trò của Nhà nước trong việc kiểm soát và kiềm chế thất nghiệp:
- Quyết liệt thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thông qua các biện pháp chính sách tài khóa, tiền tệ, và việc thúc đẩy các chương trình kích thích nền kinh tế.
- Tổ chức lại cơ cấu lao động và nâng cao trình độ của người lao động.
- Tăng cường đầu tư và thu hút vốn đầu tư nước ngoài, đồng thời khuyến khích phát triển các doanh nghiệp.
b. Học sinh cần nỗ lực trong việc học tập, phát triển bản thân để đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động và việc làm. Họ cũng cần thực hiện truyền bá và thuyết phục những người xung quanh để họ ủng hộ và chấp nhận các chính sách của Nhà nước về kiểm soát và kiềm chế thất nghiệp. Đồng thời, học sinh cũng cần có khả năng phê phán những hành vi vi phạm chủ trương và chính sách của Nhà nước trong việc kiểm soát và kiềm chế thất nghiệp.
LUYỆN TẬP
Câu 1: Em hãy cho biết nhận định dưới đây là đúng hay sai? Vì sao?
a. Thất nghiệp là tình trạng thất nghiệp khi một bộ phận dân số ngoài độ tuổi lao động muốn làm việc nhưng chưa tìm được việc làm.
b. Thất nghiệp là tình trạng tồn tại khi một bộ phận dân số ngoài lực lượng lao động không làm việc.
c. Thất nghiệp là tình trạng tồn tại khi một bộ phận lực lượng lao động muốn làm việc nhưng chưa tìm được việc làm.
d. Thất nghiệp là tình trạng tồn tại khi một bộ phận dân số trong độ tuổi lao động không có việc làm vì đang đi
Trả lời:
- Nhận định đúng: c
- Nhận định sai: a, b, d.
Bởi vì thất nghiệp là hiện tượng xảy ra khi một phần người lao động đang tìm kiếm cơ hội làm việc, nhưng chưa có cơ hội làm việc phù hợp.
Câu 2: Em hãy cho biết các tình trạng chưa có việc làm dưới đây thuộc loại hình thất nghiệp nào? Vì sao?
a. Chưa có việc làm do thay đổi công việc, chỗ ở....
b. Chưa có việc làm do sự mất cân đối giữa cung và cầu lao động, sự dịch chuyển cơ cấu giữa các ngành trong nền kinh tế, sự thay đổi phương thức sản xuất trong một ngành.....
c. Chưa có việc làm do tính chu kì của nền kinh tế nền kinh tế bị suy thoái hoặc khủng hoảng dẫn đến mức cầu chung về lao động giảm.
Trả lời:
- Trường hợp A.
Loại hình: thất nghiệp tạm thời.
Nguyên nhân: Thất nghiệp tạm thời xảy ra khi người lao động trải qua sự thay đổi trong công việc, nơi ở, hoặc các tình huống tương tự và chưa tìm được việc làm mới, dẫn đến tạm thời mất việc làm.
- Trường hợp B.
Loại hình: thất nghiệp cơ cấu
Nguyên nhân: Thất nghiệp cơ cấu xảy ra do sự mất cân đối giữa cung và cầu lao động, sự di chuyển cơ cấu giữa các ngành trong nền kinh tế, hoặc sự thay đổi phương thức sản xuất trong một ngành.
- Trường hợp C.
Loại hình: thất nghiệp chu kỳ.
Nguyên nhân: Thất nghiệp chu kỳ xuất hiện khi nền kinh tế đang trải qua giai đoạn suy thoái hoặc khủng hoảng, dẫn đến sự giảm cầu về lao động
Câu 3: Em hãy đọc thông tin và trả lời câu hỏi:
a. Tỷ lệ thất nghiệp cao tập trung ở nhóm tuổi nào?
b. Việc tỷ lệ thanh niên thất nghiệp cao sẽ gây ra những hậu quả gì?
Trả lời:
a) Tỷ lệ thất nghiệp tập trung đặc biệt ở hai nhóm độ tuổi, bao gồm: từ 15 đến 24 tuổi và từ 25 đến 54 tuổi.
b) Tỷ lệ thất nghiệp ở đối tượng thanh niên có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng về mặt kinh tế và xã hội. Cụ thể:
- Về mặt kinh tế:
Dẫn đến giảm sút sản lượng của nền kinh tế, làm suy giảm sức mua của nền kinh tế và làm giảm lợi nhuận của các doanh nghiệp.
Gây lãng phí tài nguyên lao động và góp phần làm suy yếu sản lượng kinh tế, dẫn đến suy thoái kinh tế.
- Về mặt xã hội:
Gây ra khó khăn trong đời sống vật chất và tinh thần của người lao động và gia đình họ do thiếu thu nhập.
Góp phần vào sự gia tăng của các vấn đề xã hội nghiêm trọng.
Câu 4: Em hãy đọc thông tin và trả lời câu hỏi
Nhà nước có vai trò gì trong việc kiểm soát và kiềm chế thất nghiệp?
Trả lời:
Nhà nước đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát và hạn chế thất nghiệp bằng cách:
- Kích thích tăng trưởng kinh tế tích cực thông qua các biện pháp tài khóa, tiền tệ và gói kích cầu.
- Điều chỉnh cơ cấu lao động và nâng cao trình độ cho người lao động.
- Tăng cường đầu tư và thu hút vốn đầu tư từ nước ngoài, khuyến khích sự phát triển của các doanh nghiệp.
VẬN DỤNG
Câu hỏi: Hãy xây dựng một video clip/ bài thuyết trình giới thiệu về tấm gương thanh niên lập nghiệp điển hình mà em biết và rút ra bài học đối với bản thân.
Trả lời:
- Anh Lương Văn Trường là một tấm gương khởi nghiệp ấn tượng. Sau khi tốt nghiệp từ Đại học Đà Lạt, anh tham gia Dự án quốc gia 600 Phó Chủ tịch xã và làm việc trong lĩnh vực nông lâm nghiệp tại tỉnh Lào Cai. Tuy nhiên, anh quyết định trở về quê hương Nam Định để lập nghiệp của riêng mình.
- Tại Nam Định, anh thấy tiềm năng trong việc sản xuất gạo, nhưng thị trường thiếu sản phẩm và thương hiệu độc đáo. Anh quyết định tập trung vào sản xuất gạo Nam Định và nâng cao giá trị thương hiệu của nông sản này.
- Trong quá trình phát triển sản phẩm, anh đã phải đối mặt với nhiều khó khăn và thất bại, nhưng anh không bao giờ từ bỏ. Thậm chí từ những thất bại, anh đã tìm ra cách cải thiện quy trình sản xuất và đưa ra đời quy trình sản xuất hạt giống lúa đã nảy mầm sẵn. Sản phẩm này đã thu hút sự quan tâm của các tập đoàn sản xuất lúa hàng đầu tại Việt Nam.
- Anh cũng đã phát triển sản phẩm gạo mầm tươi có giá trị dinh dưỡng cao và đã được người tiêu dùng đón nhận. Anh thành lập Hợp tác xã (HTX) Thanh niên Nam Đại Dương và mở rộng quy mô sản xuất, tạo cơ hội việc làm cho địa phương và đóng góp vào phát triển nông nghiệp bền vững.
- Tấm gương của anh Lương Văn Trường là một minh chứng cho sự quyết tâm, kiên nhẫn và đam mê trong khởi nghiệp. Anh đã vượt qua khó khăn và thất bại để đạt được thành công và được ghi nhận bởi nhiều giải thưởng và danh hiệu khác nhau. Anh và HTX Thanh niên Nam Đại Dương tiếp tục nghiên cứu và phát triển để đóng góp vào nông nghiệp và bảo vệ môi trường.
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
Nội dung quan tâm khác
Thêm kiến thức môn học
Giải bài tập những môn khác
Giải sgk lớp 11 KNTT
Giải sgk lớp 11 CTST
Giải sgk lớp 11 cánh diều
Giải SBT lớp 11 kết nối tri thức
Giải SBT lớp 11 chân trời sáng tạo
Giải SBT lớp 11 cánh diều
Giải chuyên đề học tập lớp 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề toán 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề ngữ văn 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề vật lí 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề hóa học 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề sinh học 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề kinh tế pháp luật 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề lịch sử 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề địa lí 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề mĩ thuật 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề âm nhạc 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề công nghệ chăn nuôi 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề công nghệ cơ khí 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề tin học 11 định hướng Khoa học máy tính kết nối tri thức
Giải chuyên đề tin học 11 định hướng Tin học ứng dụng kết nối tri thức
Giải chuyên đề quốc phòng an ninh 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề học tập lớp 11 chân trời sáng tạo
Giải chuyên đề học tập lớp 11 cánh diều
Trắc nghiệm 11 Kết nối tri thức
Trắc nghiệm 11 Chân trời sáng tạo
Trắc nghiệm 11 Cánh diều
Bộ đề thi, đề kiểm tra lớp 11 kết nối tri thức
Đề thi Toán 11 Kết nối tri thức
Đề thi ngữ văn 11 Kết nối tri thức
Đề thi vật lí 11 Kết nối tri thức
Đề thi sinh học 11 Kết nối tri thức
Đề thi hóa học 11 Kết nối tri thức
Đề thi lịch sử 11 Kết nối tri thức
Đề thi địa lí 11 Kết nối tri thức
Đề thi kinh tế pháp luật 11 Kết nối tri thức
Đề thi công nghệ cơ khí 11 Kết nối tri thức
Đề thi công nghệ chăn nuôi 11 Kết nối tri thức
Đề thi tin học ứng dụng 11 Kết nối tri thức
Đề thi khoa học máy tính 11 Kết nối tri thức
Bộ đề thi, đề kiểm tra lớp 11 chân trời sáng tạo
Bộ đề thi, đề kiểm tra lớp 11 cánh diều
Đề thi Toán 11 Cánh diều
Đề thi ngữ văn 11 Cánh diều
Đề thi vật lí 11 Cánh diều
Đề thi sinh học 11 Cánh diều
Đề thi hóa học 11 Cánh diều
Đề thi lịch sử 11 Cánh diều
Đề thi địa lí 11 Cánh diều
Đề thi kinh tế pháp luật 11 Cánh diều
Đề thi công nghệ cơ khí 11 Cánh diều
Đề thi công nghệ chăn nuôi 11 Cánh diều
Đề thi tin học ứng dụng 11 Cánh diều
Đề thi khoa học máy tính 11 Cánh diều
Bình luận