Dễ hiểu giải KTPL 11 cánh diều bài 5 Thất nghiệp

Giải dễ hiểu bài 5 Thất nghiệp. Trình bày rất dễ hiểu, nên tiếp thu KTPL 11 Cánh diều dễ dàng. Học sinh nắm được kiến thức và biết suy rộng ra các bài tương tự. Thêm 1 dạng giải mới để mở rộng tư duy. Danh mục các bài giải trình bày phía dưới

BÀI 5. THẤT NGHIỆP

MỞ ĐẦU

Hãy nêu ví dụ về một trường hợp thất nghiệp mà em biết và chia sẻ với các bạn về hậu quả của thất nghiệp với trường hợp

Giải nhanh: 

- Doanh nghiệp X phải thu hẹp quy mô sản xuất khiến ông A và nhiều lao động khác bị mất việc làm, không có thu nhập. 

- Hậu quả: cuộc sống khó khăn, đời sống vật chất và tinh thần bị ảnh hưởng.

KHÁM PHÁ

1. Khái niệm thất nghiệp.

Thông tin 1: Theo Bộ Lao động - Thương binh và xã hội, hàng năm số lao động hết hạn hợp đồng trở về nước khá lớn. Với kinh nghiệm tích luỹ được, khi trở về, họ là nguồn nhân lực có chất lượng phục vụ thị trường trong nước. Với những ưu thế về kĩ năng, kinh nghiệm, tác phong làm việc công nghiệp và trình độ ngoại ngữ, những người từng đi xuất khẩu lao động được xem là nguồn lao động có tay nghề, chất lượng cao. Tuy nhiên, có một ngịch lí là nhiều lao động sau khi hết hợp đồng......

Thông tin 2: 6 tháng đầu năm 2022, số người từ 15 tuổi có việc làm là 50,3 triệu người, tăng 417 nghìn người so với cùng kì năm trước. Thu nhập bình quân tháng của người lao động là 6.5 triệu đồng, trong đó thu nhập bình quân tháng của người lao đọng làm việc trong ngành công nghiệp....

Từ hai thông tin trên, em hãy cho biết tình trạng một bộ phận lao động trong lực lượng lao động không có việc làm được gọi là gì?

Giải nhanh: 

Thất nghiệp

2. Các loại hình thất nghiệp và nguyên nhân dẫn đến thất nghiệp.

Trường hợp 1: Theo một trong những công ty nhân sự hàng đầu Việt Nam, xu hướng chuyển việc của người lao động đang diễn ra một cách khá phổ biến ngay cả khi họ đang có việc làm. Việc thay đổi công việc khiến bộ phận lao động này tạm thời không có việc làm

Trường hợp 2: Trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, ngành X đang đổi mới công nghệ sản xuất, ứng dụng tin học trong quản lí, đưa máy móc tự động hoá vào sản cuất. Điều này làm cho nhu cầu lao động cho ngành X giảm, nhiều lao động ngành X phải nghỉ việc, rơi vào tình trạng thất nghiệp

Trường hợp 3: Do kinh tế thế giới suy thoái đã làm cho các doanh nghiệp trong nước, nhất là các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn. Nhiều doanh nghiệp pjari đóng cửa, tạm ngừng sản xuất kinh doanh. Hệ quả là người lao động trong những doanh nghiệp này bị thất nghiệp.

a. Em hãy cho biết nguồn gốc dẫn đến thất nghiệp trong từng trường hợp trên là gì?

b. Theo em có những loại hình thất nghiệp nào trong nền kinh tế thị trường.

Giải nhanh: 

a.

Trường hợp 1: thay đổi công việc

Trường hợp 2: áp dụng công nghệ mới vào sản xuất.

Trường hợp 3: Kinh tế suy thoái, doanh nghiệp nhiều nơi đóng cửa.

b. Thất nghiệp tạm thời, thất nghiệp cơ cấu, thất nghiệp chu kì....

3. Hậu quả của thất nghiệp

a. Từ thông tin trên em hãy cho biết thất nghiệp ảnh hưởng thế nào đến hoạt động của nền kinh tế   

b. Từ trường hợp trên, theo em thất nghiệp gây ảnh hưởng gì về mặt xã hội?

Giải nhanh: 

a. Ảnh hưởng nghiêm trọng đến tới kinh tế.

b. Lạm phát tăng cao, thất nghiệp hàng loạt, đời sống người lao động khó khăn.

4. Vai trò của Nhà nước trong việc kiểm soát và kiềm chế thất nghiệp.

a. Nhà nước có vai trò gì trong việc kiểm soát và kiểm chế thất nghiệp?

b. Học sinh có trách nhiệm gì trong việc thực hiện chủ trương, chính sách của Nhà nước trong việc tạo việc làm, kiểm soát và kiềm chế thất nghiệp?

Giải nhanh: 

a. Sắp xếp lại cơ cấu lao động, đồng thời nâng cao trình độ cho người lao động.

b. Học tập, rèn luyện để đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động, việc làm

LUYỆN TẬP

Câu hỏi 1: Em hãy cho biết nhận định dưới đây là đúng hay sai? Vì sao?

a. Thất nghiệp là tình trạng thất nghiệp khi một bộ phận dân số ngoài độ tuổi lao động muốn làm việc nhưng chưa tìm được việc làm.

b. Thất nghiệp là tình trạng tồn tại khi một bộ phận dân số ngoài lực lượng lao động không làm việc.

c. Thất nghiệp là tình trạng tồn tại khi một bộ phận lực lượng lao động muốn làm việc nhưng chưa tìm được việc làm.

d. Thất nghiệp là tình trạng tồn tại khi một bộ phận dân số trong độ tuổi lao động không có việc làm vì đang đi 

Giải nhanh: 
- Nhận định đúng: c

- Nhận định sai: a, b, d.

Thất nghiệp tồn tại khi một bộ phận lực lượng lao động chưa tìm được việc làm.

Câu hỏi 2: Em hãy cho biết các tình trạng chưa có việc làm dưới đây thuộc loại hình thất nghiệp nào? Vì sao?

a. Chưa có việc làm do thay đổi công việc, chỗ ở....

b. Chưa có việc làm do sự mất cân đối giữa cung và cầu lao động, sụ dịch chuyển cơ cấu giữa các ngành trong nền kinh tế, sự thay đổi phương thức sản xuất trong một ngành.....

c. Chưa có việc làm do tính chu kì của nền kinh tế nền kinh tế bị suy thoái hoặc khủng hoảng dẫn đến mức cầu chung về lao động giảm.

Giải nhanh: 

- Trường hợp A.

+ Loại hình: thất nghiệp tạm thời.

+ Vì: chưa xin được việc làm mới nên tạm thời thất nghiệp.

- Trường hợp B.

+ Loại hình: thất nghiệp cơ cấu

+ Vì: mất cân đối giữa cung và cầu lao động

- Trường hợp C.

+ Loại hình: thất nghiệp chu kì.

+ Vì: do nền kinh tế đang ở thời kì suy thoái, khủng hoảng.

Câu hỏi 3: Em hãy đọc thông tin và trả lời câu hỏi:

a. Tỉ lệ thất nghiệp cao tập trung ở nhóm tuổi nào?

b. Việc tỉ lệ thanh niên thất nghiệp cao sẽ gây ra những hậu quả gì?

Giải nhanh: 
a) Từ 15 - 24 tuổi và từ 25 - 54 tuổi.

b) Lãng phí lao động xã hội, xuất hiện các tệ nạn xã hội.

Câu hỏi 4: Em hãy đọc thông tin và trả lời câu hỏi: 

Nhà nước có vai trò gì trong việc kiểm soát và kiềm chế thất nghiệp?

Giải nhanh: 

- Tích cực đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế 

- Sắp xếp lại cơ cấu lao động, đồng thời nâng cao trình độ cho người lao động.

VẬN DỤNG

Câu hỏi: Hãy xây dựng một video clip/ bài thuyết trình giới thiệu về tấm gương thanh niên lập nghiệp điển hình mà em biết và rút ra bài học đối với bản thân.

Giải nhanh: 

Nhận thấy ở Nam Định có lợi thế rất nhiều trong thâm canh cây lúa nhưng lại không có sản phẩm thực sự nổi bật; anh Trường quyết định tập trung sản xuất để đưa ra sản phẩm, nâng cao giá trị thương hiệu gạo Nam Định. Sản phẩm hạt giống nảy mầm sẵn của anh Trường được các tập đoàn sản xuất lúa giống hàng đầu tại Việt Nam liên hệ hợp tác. Từ công nghệ sản xuất này, anh đã nảy ra ý tưởng sản xuất gạo mầm tươi với giá trị dinh dưỡng cao. Từ một nông trại đơn lẻ, đến giữa năm 2021, anh Trường đã liên kết, tập hợp những người cùng chí hướng, cùng đam mê thành lập Hợp tác xã (HTX) Thanh niên Nam Đại Dương với 7 thành viên, đồng thời mở rộng quy mô sản xuất với diện tích lên đến 40 ha tại các huyện Nam Trực, Trực Ninh, Nghĩa Hưng, Mỹ Lộc và Vụ Bản. 

Thêm kiến thức môn học

Bình luận

Giải bài tập những môn khác