Dễ hiểu giải KTPL 11 cánh diều bài 20 Quyền và nghĩa vụ của công dân về tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin

Giải dễ hiểu bài 20 Quyền và nghĩa vụ của công dân về tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin. Trình bày rất dễ hiểu, nên tiếp thu KTPL 11 Cánh diều dễ dàng. Học sinh nắm được kiến thức và biết suy rộng ra các bài tương tự. Thêm 1 dạng giải mới để mở rộng tư duy. Danh mục các bài giải trình bày phía dưới

BÀI 20. QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CÔNG DÂN VỀ TỰ DO NGÔN LUẬN, BÁO CHÍ VÀ TIẾP CẬN THÔNG TIN

MỞ ĐẦU

Em hãy chia sẻ hiểu biết của mình về các quyền và nghĩa vụ của công dân về tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin

Giải nhanh: 

Quyền tự do ngôn luận và tự do báo chí có quan hệ gắn bó mật thiết với nhau. Báo chí là phương tiện để mọi công dân thực hiện quyền tự do ngôn luận của mình.

KHÁM PHÁ

1. Pháp luật về quyền và nghĩa vụ công dân về tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin.

a. Quyền và nghĩa vụ công dân về tự dongon luận.

Câu hỏi:

a. Từ thông tin Hiến pháp và Luật Báo chí, em hãy cho biết trong trường hợp trên đại diện nhân dân xã V đã thực hiện của mình như thế nào?

b. Theo em, trong tình huống trên, hành vi của Q có phải là thực hiện quyền tự do ngôn luận không? Vì sao?

Giải nhanh: 

a. Góp ý kiến với Hội đồng nhân dân xã về tình hình giáo dục ở xã mình. 

b. Không, vì đã xâm phạm uy tín, danh dự của H

b. Quyền và nghĩa vụ công dân về tự do báo chí.

Em hãy cho biết:

a. Hành vi của một số người dân cung cấp thông tin cho báo chí đúng hay sai? Vì sao?

b. Trong trường hợp này, báo chí có quyền đăng tin do công dân cung cấp hay không? Vì sao?

Giải nhanh: 

a. Đúng vì người dân đang thể hiện ý kiến, phát biểu của bản thân 

b. Có vì đây là những thông tin mà người dân cung cấp cho báo chí

c. Quyền và nghĩa vụ công dân về tiếp cận thông tin.

Câu hỏi:

a. Ở trường hợp 1, anh Huy và mọi người nói chung có thể tìm hiểu thông tin về vấn đề mình quan tâm bằng cách nào?

b. Ở trường hợp 2, chị Lan đã thực hiện quyền của mình như thế nào? Đó là quyền gì?

Giải nhanh: 

a. Kênh truyền hình của tình, hệ thống đài phát thanh của địa phương.

b. Tìm hiểu về bồi dưỡng, hỗ trợ tái định cư đối với hộ gia đình. Đó là quyền tiếp cận thông tin của mình.

2. Hậu quả của hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ công dân về tụ do ngôn luận, báo chí  và tiếp cận thông tin của công dân

a. Nguyễn thị B đã có những hành vi trái pháp luật nào?

b. Em hãy cho biết, trong tình huống trên hành vi của Nguyễn Thị B đã dẫn đến hậu quả gì cho bản thân.

Giải nhanh: 

a. Lợi dụng quyền tự do ngôn luận để đưa ra những thông tin sai sự thật

b. Chịu trách nhiệm, xử phạt pháp lí trước pháp luật

3. Trách nhiệm của học sinh trong thực hiện các quyền và nghĩa vụ công dân về tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin

Trách nhiệm của các bạn học sinh Trường Trung học phổ thông X đã được thực hiện như thế nào trong trường hợp trên.

Giải nhanh: 

+ Hướng tích cực: tích cực phát biểu ý kiến đóng góp 

+ Hướng khác: rụt rè, e ngại khi cho rằng đó không phải quyền của HS

LUYỆN TẬP

Câu hỏi 1: Hành vi nào sau đây của công dân không thể hiện quyền tự do ngôn luận? Vì sao?

A. Ông A tố cáo hành vi của ông H bao che cho việc làm sai trái của cán bộ cấp dưới.

B. Giáo viên phát biểu phản ánh với Uỷ ban nhân dân huyện về tình trạng cơ sở vật chất của một số trường xuống cấp, cần được đầu tư xây dựng.

C. Trong đợt đại biểu Quốc hội tiếp xúc với cử tri huyện X, nhân dân đã đóng góp nhiều ý kiến, kiến nghị về phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội của huyện mình.

D. Anh I viết bài đăng báo phản đối hành vi hách dịch, cửa quyền của một số cán bộ trong việc giải quyết thủ tục hành chính cho nhân dân.

Giải nhanh: 

Hành vi không thể hiện quyền tự do ngôn luận: a

Vì hành vi của ông A là thực hiện quyền tố cáo, không phải quyền tự do ngôn luận.

Câu hỏi 2:

Trước việc làm thiếu trách nhiệm của Sở Giao thông vận tải để lại các hố ga không có nắp gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông, ông B đã cung cấp thông tin cho báo chí kèm theo ảnh chụp rõ ràng về các hố ga này. Có người nói, hành vi này của ông B là thực hiện quyền và nghĩa vụ của công dân về tự do ngôn luận; nhưng lại có người cho rằng đây là quyền và nghĩa vụ của công dân về tự do báo chí.

Em đồng ý với ý kiến nào trên đây? Vì sao?

Giải nhanh: 

Đồng ý vì ông đã đưa thông tin tài liệu cho báo chí 

Câu hỏi 3:

Sau khi nghe đài phát thanh huyện phát thông tin về chủ trương của huyện cho các gia đình thuộc diện hộ nghèo vay vốn để đầu tư sản xuất kinh doanh với mức lãi suất ưu đãi đặc biệt, chị B đã đến Uỷ ban nhân dân huyện yêu cầu được cung cấp thông tin đầy đủ, cụ thể về việc này. Người cán bộ Uỷ ban tiếp chị không cung cấp ngay thông tin cho chị B mà hẹn chị 4 ngày sau sẽ trả lời. Đến hẹn, chị B được người cán bộ này cung cấp thông tin sai lệch so với thông tin đã được phát qua đài phát thanh.

Theo em, người cán bộ Uỷ ban nhân dân huyện có thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ công dân về tiếp cận thông tin hay không? Vì sao?

Giải nhanh: 

Không vì đã không cung cấp thông tin cho người dân đầy đủ 

Câu hỏi 5:

Khi đọc những quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ công dân về tự do ngôn luận, bạn P cho rằng chỉ khi nào chúng ta được hoàn toàn tự do phát biểu ý kiến của mình mà không cần tuân thủ các quy định của pháp luật thì khi đó chúng ta mới thật sự có quyền tự do ngôn luận.

Em có đồng ý với ý kiến của bạn P hay không ?Vì sao?

Giải nhanh:

Không đồng ý vì lời nói ra phải tuân thủ theo quy định của pháp luật

VẬN DỤNG

Câu hỏi: Em hãy cùng các bạn trong nhóm xây dựng một kế hoạch tuyên truyền về quyền và nghĩa vụ công dân về tự do ngôn luận báo chí và tiếp cận thông tin trong khu dân cư (xã, phường, thôn, xóm) theo gợi ý:

Lập kế hoạch tuyên truyền

Mục đích, đối tượng tuyên truyền

Hình thức, nội dung tuyên truyền

Thời gian, địa điểm thực hiện

Trình bày kế hoạch trước lớp

Giải nhanh: 

Mục đích: giúp công dân hiểu về quyền và nghĩa vụ 

Hình thức: tuyên truyền trực tiếp và băng zôn

Nội dung: quyền và nghĩa vụ 

Thời gian: 1 tuần

Địa điểm: gần trường học

Câu hỏi 4:

Do có hành vi gây rối trật tự công cộng, K bị Công an huyện xử phạt vi phạm hành chính. Một số phần tử xấu kích động, xúi giục nên K đã đăng bài viết trên Facebook có tính chất xuyên tạc những thông tin về hoạt động của chính quyền địa phương, từ cấp xã đến cấp huyện. Từ vụ việc này, có người cho rằng hành vi của K vi phạm quyền tự do ngôn luận của công dân; nhưng có người khác lại cho rằng, do K viết bài trên Facebook nên đã vi phạm quyền tự do báo chí.

a. Em đồng ý với ý kiến nào trên đây? Vì sao?

b. Em nhận xét thế nào về hành vi của K?

Giảinhanh: 
a. Đồng tình với: K vi phạm quyền tự do ngôn luận của công dân. Vì: quyền tự do ngôn luận phải được thực hiện trong khuôn khổ pháp luật, theo quy định của pháp luật.

b. Hành vi của K vi phạm quyền tự do ngôn luận vì đã viết bài trên Facebook xuyên tạc thông tin về hoạt động của chính quyền địa phương.

Thêm kiến thức môn học

Bình luận

Giải bài tập những môn khác