Giải bài 43 địa lí 12 các vùng kinh tế trọng điểm

Hôm nay, chúng ta cùng đến với bài “các vùng kinh tế trọng điểm” địa lí 12. Thông qua bài học này, chúng ta sẽ hiểu được vai trò và đặc điểm của các vùng kinh tế trọng điểm ở nước ta, biết được quá trình hình thành và phát triển của 3 vùng kinh tế trọng điểm…

Giải bài 43 địa lí 12 các vùng kinh tế trọng điểm

A. Kiến thức trọng tâm

1. Đặc điểm

  • Khái niệm: Kinh tế trọng điểm là vùng hội tụ đầy đủ các điều kiện phát triển và có ý nghĩa quyết định đối với nền kinh tế của cả nước.
  • Đặc điểm:
    • Có đủ các thế mạnh, có tiềm năng kinh tế và hấp dẫn đầu tư…
    • Có tỷ trọng GDP lớn, hỗ trợ các vùng khác.
    • Có khả năng thu hút các ngành mới về công nghiệp và dịch vụ…

2. Qúa trình hình thành và thực trạng phát triển

a. Qúa trình hình thành

  • Hình thành vào đầu thập kỷ 90 của thế kỷ XX, gồm 3 vùng.
  • Quy mô diện tích có sự thay đổi theo hướng tăng thêm các tỉnh lân cận.
  • Tuy nhiên: Năm 2009 thêm vùng thứ 4 là vùng KTTĐ Đồng Bằng sông Cửu Long.

b. Thực trạng phát triển kinh tế

  • Tốc độ tăng trưởng GDP trung bình năm (2001 - 2005): 11,7% GDP của 3 vùng so với cả nước: 66,9%
  • Cơ cấu GDP phân theo ngành: chủ yếu thuộc khu vực công nghiệp - xây dựng và dịch vụ.
  • Kim ngạch xuất khẩu: 64,5%

3. Ba vùng kinh tế trọng điểm

 

Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc

Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung

Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam

Quy mô

Gồm 7 tỉnh, thành phố: Hà Nội, Hưng Yên, Hải Dương, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Quảng Ninh, Hải Phòng

Diện tích: 15,3 nghìn km2

Dân số: 13,7 triệu người (2006)

Gồm 5 tỉnh: Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định

Diện tích: 28 nghìn km2

Dân số: 6,3 triệu người (2006)

Gồm 8 tỉnh: TPHCM, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Đồng Nai, Bà Rịa Vũng Tàu, Long An, Tiền Giang

Diện tích: 28 nghìn km2

Dân số : 6,3 triệu người (2006)

Thế mạnh – hạn chế

Vị trí địa lí thuận lợi trong giao lưu trong và ngoài nước

Có thủ đô Hà Nội trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa của cả nước

Cơ sở hạ tầng phát triển, nguồn lao động dồi dào, chất lượng cao

Tỉ lệ thất nghiệp còn cao, các ngành kinh tế phát triển sớm…

Vị trí chuyển tiếp từ phía Bắc sang phía Nam, là cửa ngõ thông ra biển, với các cảng biển.

Sân bay: Đà Nẵng, Phú Bài…thuận lợi giao lưu trong và ngoài nước.

Đà Nẵng là trung tâm kinh tế, đầu mối giao thông vận tải của miền Trung và của cả nước.

Có thế mạnh về khai thác tổng hợp kinh tế biển, khoáng sản, rừng..

Khó khăn về lực lượng lao động, cơ sở hạ tầng và giao thông vận tải.

Vị trí bản lề giữa Tây Nguyên và Duyên hải Nam Trung Bộ với ĐBSCL

Dân cư đông, nguồn lao động dồi dào, có kinh nghiệm và trình độ tổ chức sản xuất cao.

Cơ sở vật chất kĩ thuật tương đối tốt, đồng bộ

Thành phố HCM là trung tâm kinh tế của vùng, năng động và phát triển

Có thế mạnh về khai thác tổng hợp tài nguyên biển, khoáng sản, rừng.

Khó khăn: lực lượng lao động, cơ sở hạ tầng đặc biệt là giao thông vận tải.

Cơ cấu GDP/TT

Nông-lâm-ngư nghiệp: 12,6%

Công nghiệp – xây dựng: 42,2%

Dịch vụ: 45,2%

Trung tâm: Hà Nội, Hải Phòng, Hạ Long, Hải Dương

Nông-lâm-ngư nghiệp: 25%

Công nghiệp-xây dựng: 36,6%

Dịch vụ: 38,4%

Trung tâm: Đà Nẵng, Huế, Quy Nhơn

Nông-lâm-ngư nghiệp: 7,8%

Công nghiệp –xây dựng: 59%

Dịch vụ: 35,3%

Trung tâm: TPHCM, Biên Hòa, Vũng Tàu

Định hướng phát triển

Chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng sản xuất hàng hóa.

Đẩy mạnh phát triển các ngành kinh tế trọng điểm

Giải quyết vấn đề thất nghiệp và thiếu việc làm, giảm vấn đề ô nhiễm môi trường đất, nước và không khí.

Chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển tổng hợp tài nguyên biển, rừng, du lịch

Đầu tư cơ sở vật chất kĩ thuật, giao thông

Phát triển các ngành công nghiệp chế biến, lọc dầu

Giải quyết vấn đề chất lượng lao động

Coi trọng vấn đề phòng chống thiên nhiên do bão, lũ lụt…

Phát triển các ngành công nghệ cao

Hoàn thiện cơ sở vật chất kĩ thuật, giao thông vận tải theo hướng hiện đại.

Hình thành các khu công nghiệp tập trung công nghệ cao

Giải quyết vấn đề đô thị hóa và việc làm

Giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước, không khí…

B. Bài tập và hướng dẫn giải

Hướng dẫn trả lời câu hỏi

Câu 1: Trang 196 – sgk địa lí 12

Căn cứ vào số liệu của bảng thống kê, hãy phân tích thực trạng phát triển kinh tế của các vùng kinh tế trọng điểm?

Câu 2: Trang 197 – sgk địa lí 12

Hãy phân tích các thế mạnh đối với việc phát triển kinh tế - xã hội của vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc?

Câu 3: Trang 199 – sgk địa lí 12

Phân tích các thế mạnh để phát triển kinh tế - xã hội của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung?

Câu 4: Trang 200 – sgk địa lí 12

Hãy trình bày các thế mạnh đối với việc phát triển kinh tế - xã hội của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam?

Hướng dẫn trả lời câu hỏi cuối bài

Câu 1: Trang 200 – sgk địa lí 12

Tại sao nước ta phải hình thành các vùng kinh tế trọng điểm?

Câu 2: Trang 200 – sgk địa lí 12

Trình bày quá trình hình thành và phạm vi lãnh thổ của các vùng kinh tế trọng điểm?

Câu 3: Trang 200 – sgk địa lí 12

Hãy so sánh các thế mạnh và thực trạng phát triển kinh tế của ba vùng kinh tế trọng điểm?

Bình luận