Đề thi giữa kì 2 Lịch sử 11 CTST: Đề tham khảo số 3

Trọn bộ đề thi giữa kì 2 Lịch sử 11 CTST: Đề tham khảo số 3 bộ sách mới Chân trời sáng tạo gồm nhiều câu hỏi ôn tập hay, các dạng bài tập phong phú giúp các em củng cố ôn luyện lại kiến thức thật tốt chuẩn bị tốt cho kì thi sắp tới. Tài liệu có kèm theo đáp án và lời giải chi tiết. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em đạt điểm cao. Thầy cô và các em kéo xuống để tham khảo ôn luyện

ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 2 LỊCH SỬ 11 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO ĐỀ 3

    A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6,0 điểm)

    Hãy khoanh tròn vào chữ in hoa trước câu trả lời đúng:

Câu 1. Tình hình chính trị Đại Việt thời Lê sơ giữa thế kỉ XV như thế nào?

  • A. Xuất hiện tình trạng phân tán, bè phái trong bộ máy chính quyền.
  • B. Chiến tranh giữa Chăm-pa và Đại Việt kéo dài gây tổn thất nặng nề.
  • C. Ở phía Bắc, nhà Minh gây sức ép, hạch sách đòi cống nạp, đe dọa xâm lược.
  • D. Bùng nổ nhiều cuộc khởi nghĩa lớn của nông dân và các dân tộc ít người.

Câu 2. Nội dung nào sau đây không phải là kết quả của cuộc cải cách của vua Minh Mạng?

  • A. Xây dựng được chế độ quân chủ trung ương tập quyền cao độ.
  • B. Thống nhất đơn vị hành chính địa phương trong cả nước.
  • C. Tổ chức cơ cấu bộ máy nhà nước gọn nhẹ, chặt chẽ.
  • D. Xây dựng chế độ quân chủ trung ương phân quyền cao độ.

Câu 3. Để tăng cương vương quyền, vua Minh Mạng đã:

  • A. Hạn chế Đạo giáo.
  • B. Đẩy mạnh tín ngưỡng dân gian.
  • C. Cấm đoán Phật giáo.
  • D. Củng cố địa vị của Nho giáo.

Câu 4. Đoạn tư liệu dưới đây nói về phương thức tuyển chọn quan lại nào được thực hiện dưới thời vua Lê Thánh Tông?

“Khoa cử các đời, thịnh nhất là đời Hồng Đức. Cách lấy đỗ rộng rãi, cách chọn người công bằng, đời sau không thể theo kịp. Trong nước không để sót nhân tài, triều đình không dùng lầm người kém”.

(Phan Huy Chú, Lịch triều hiến chương loại chí, Tập 2 NXB Giáo dục, Hà Nội, 2007, tr.18)

  • A. Tiến cử
  • B. Khoa cử.
  • C. Ứng cử.
  • D. Tập ấm.

Câu 5. Mục đích của cuộc cải cách Minh Mạng là gì?

  • A. Ổn định tình hình xã hội của đất nước.
  • B. Thống nhất đất nước về mặt lãnh thổ.
  • C. Cải tổ và hoàn thiện hệ thống quan lại.
  • D. Khắc phục tình trạng phân quyền, thiếu thống nhất.

Câu 6. Tại sao Lê Thái Tông bãi bỏ một số chức vụ cao cấp như: Tướng quốc, Đại tổng quản, Đại hành khiển?

  • A. Tránh việc gây chia sẻ trong triều.
  • B. Vua muốn thay đổi không theo lệ cũ.
  • C. Tập trung quyền lực vào tay vua.
  • D. Tinh giản, đỡ cồng kềnh và quan liêu.

Câu 7. Lê Thánh Tông tiến hành cải cách tổ chức bộ máy chính quyền trung ương theo hướng:

  • A. Giải thể hệ thống cơ quan chuyên môn, tập trung quyền lực vào hoàng đế.
  • B. Bổ sung hệ thống cơ quan trung gian, tập trung quyền lực vào hoàng đế.
  • C. Hoàn thiện hệ thống cơ quan, tập trung quyền lực vào các bộ, khoa, tự.
  • D. Hoàn thiện hệ thống cơ quan, tập trung quyền lực vào nhà vua.

Câu 8. Hệ thống cơ quan chuyên trách của triều đình dưới thời vua Lê Thánh Tông gồm:

  • A. Sáu Bộ, sáu Tự, sáu Khoa.
  • B. Văn thư phòng, Hàn lâm viện, Cơ mật viện.
  • C. Thừa Ty, Hiến Ty, Đô Ty.
  • D. Đại lý tự, Thống chính sứ ty.

Câu 9. Ở khu vực miền núi và các dân tộc ít người, nhà Nguyễn đặt thêm lưu quan để quản lý. “Lưu quan” là:

  • A. Thổ hào thanh liêm ở địa phương.
  • B. Quan lại ở cấp trung ương.
  • C. Thổ hào mẫn cán, được dân tin phục.
  • D. Quan lại người Việt.

Câu 10. Đâu không phải là một trong các giá trịmà cuộc cải cách của vua Minh Mạng để lại cho nền hành chính Việt Nam hiện nay?

  • A. Xây dựng mô hình, cơ chế vận hành bộ máy chính quyền các cấp ở địa phương.
  • B. Xây dựng đội ngũ quan lại thanh liêm, cần cán.
  • C. Nguyên tắc “trên dưới liên kết hiệp đồng, trong ngoài kiềm chế lẫn nhau” trong hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước.
  • D. Phân biệt cải cách hành chính với đổi mới kinh tế, cải cách tư pháp.

Câu 11. Nội dung nào dưới đây không đúng về yêu cầu khách quan đặt ra cho nhà Lê sơ:

  • A. Sửa sang phong tục, cải cách hành chính.
  • B. Kiện toàn mô hình nhà nước quân chủ tập quyền, thống nhất từ trung ương đến địa phương.
  • C. Quản lý hiệu quả đội ngũ quan lại.
  • D. Giải quyết khủng hoảng kinh tế - xã hội.

Câu 12. Để tăng cường tính thống nhất của quốc gia, vua Minh Mạng (nửa đầu thế kỉ XIX) đã chia cả nước thành:

  • A. 12 đạo thừa tuyên và một phủ Thừa Thiên.
  • B. 30 tỉnh và phủ Thừa Thiên.
  • C. Lộ (trấn) do An phủ sứ quản lý.
  • D. 63 tỉnh thành.

Câu 13. Nội dung cải cách của Minh Mạng nửa đầu XIX để lại bài học kinh nghiệm gì?

  • A. Chế độ giám sát được chú trọng tiên quyết.
  • B. Coi trọng việc xét xử và giải quyết kiện tụng.
  • C. Nguyên tắc hoạt động của bộ máy nhà nước.
  • D. Bài học về cải cách giáo dục, khoa cử.

Câu 14. Điểm khác nhau về biện pháp cải cách hành chính của vua Minh Mạng so với cải cách của vua Lê Thánh Tông là gì?

  • A. Không tập trung quá nhiều quyền hành vào một cơ quan.
  • B. Các cơ quan giám sát, kiểm soát lẫn nhau để loại trừ sự lạm quyền.
  • C. Lập Cơ mật viện làm cơ quan tư vấn tối cao cho nhà vua về những vấn đề trọng đại.
  • D. Bỏ bớt một số chức quan, cơ quan và cấp chính quyền trung gian.

Câu 15. Nội dung nào dưới đây đúng về chính sách cải cách văn hóa dưới thời vua Minh Mạng?

  • A. Nho giáo được đặt làm hệ tư tưởng, chính thống.
  • B. Cấm đoán Phật giáo và Thiên chúa giáo.
  • C. Lập Quốc sử quán làm nhiệm vụ thu thập và biên soạn sách sử.
  • D. Dùng chữ Nôm để chấn hưng nền văn hóa dân tộc.

Câu 16. Cải cách của vua Lê Thánh Tông trên lĩnh vực giáo dục – khoa cử đã có tác dụng như thế nào đối với đất nước?

  • A. Góp phần đào tạo một hệ thống quan lại trí thức có tài, đủ năng lực quản lý đất nước.
  • B. Góp phần tạo ra những hiền tài là nguyên khí cho quốc gia.
  • C. Góp phần xóa bỏ những người bất tài trong bộ máy nhà nước.
  • D. Góp phần xóa bỏ tệ nạn mua quan, bán tước.

Câu 17. Điểm khác nhau về mục đích giữa cải cách Minh Mạng với cải cách của Lê Thánh Tông là:

  • A. Tăng cường quyền lực Nho giáo trong quản lý nhà nước.
  • B. Xây dựng một nhà nước rộng lớn, cường thịnh, bền vững, lâu dài.
  • C. Tập trung quyền lực tuyệt đối vào tay nhà vua.
  • D. Hạn chế quyền lực ở các địa phương.

Câu 18. Vua Lê Thánh Tông tiến hành cuộc cải cách quy mô lớn vào giai đoạn:

  • A. Từ năm 1461 – 1470.
  • B. Từ năm 1466 – 1471.
  • C. Từ năm 1450 – 1460.
  • D. Từ năm 1460 – 1475.

Câu 19. Nội dung nào dưới đây không phải là nội dung cơ bản được đề cập trong bộ luật Hồng Đức thời Lê Thánh Tông?

  • A. Bảo vệ quyền lợi nhà vua, hoàng tộc, giai cấp thống trị.
  • B. Khuyến khích sự phát triển của kinh tế nông nghiệp.
  • C. Bảo vệ quyền lợi của người phụ nữ.
  • D. Bảo vệ quyền lợi của nô tì.

Câu 20. Dưới thời vua Minh Mạng, để khuyến khích việc khẩn hoang, mở rộng diện tích, Nhà nước đã đặt:

  • A. Hà đê quan.
  • B. Khuyến nông quan.
  • C. Đồn điền quan.
  • D. Doanh điền quan.

Câu 21. Ông là vị vua có công lớn trong việc mở mang lãnh thổ, diệt trừ tham nhũng, xác định địa giới quốc gia, phân chia lại địa giới hành chính và từng khẳng định “Đạo trị nước phải gây dựng nhân tài”. Ông là ai?

  • A. Lê Thánh Tông.
  • B. Minh Mạng.
  • C. Tự Đức.
  • D. Hồ Quý Ly.

Câu 22. Cơ quan quản lý cấp tỉnh dưới thời vua Minh Mạng gồm:

  • A. Đại lý tự và Thông chính sứ ty.
  • B. Bố chánh sứ ty và Án sát sứ ty.
  • C. Thừa Ty, Đô Ty và Hiến Ty.
  • D. Thị thư viện, Thị hàn viện, Nội hàn viện.

Câu 23. Về kinh tế, năm 1836, vua Minh Mạng đã thực hiện chính sách nào sau đây?

  • A. Giảm tô, giảm thuế.
  • B. Khôi phục ruộng đất công.
  • C. Tiến hành tăng gia sản xuất.
  • D. Ban hành tiền giấy.

Câu 24. “Hiền tài là nguyên khí của nhà nước, nguyên khí mạnh thì trị đạo mới thịnh, khoa mục là đường thẳng của quan trường, đường thẳng mở thì chân nho mới có”. Câu nói trên phản ánh nội dung gì?

  • A. Chính sách coi trọng nhân tài và đào tạo quan lại qua khoa cử của nhà Lê.
  • B. Chính sách coi trọng nhân tài, loại bỏ hoàn toàn hình thức tiến cử của nhà Lê
  • C. Kết hợp hình thức tuyển chọn quan lại qua khoa cử và tiến cử của nhà Lê.
  • D. Nghĩa vụ và trách nhiệm của nhân tài đối với đất nước dưới thời Lê.

B. PHẦN TỰ LUẬN (4,0 điểm)

Câu 1 (3,0 điểm)

  • a. Hãy nêu kết quả và ý nghĩa cuộc cải cách của Lê Thánh Tông.
  • b. Nhận xét về cuộc cải cách hành chính của Lê Thánh Tông.

Câu 2 (1,0 điểm). Hãy nêu sự ổn định và hiệu quả của bộ máy nhà nước thời Minh Mạng qua đoạn tư liệu dưới đây.

“Trong thị Nội các ở bên tả, Cơ mật viện ở bên hữu, ngoài thì võ có Ngủ quân Đô thống phủ, văn có đường quan Lục bộ: tả hữu có người, trong ngoài giúp nhau. Phàm những việc Lục bộ làm chưa đúng, thì Nội các hạch ra, những việc Nội các làm chưa hợp lẽ thì Cơ mật viện hạch ra, khiến cho ràng rịt nhau mới mong đến được thịnh trị”.

(Lời dụ của Minh Mạng, trích trong: Quốc sử quán triều Nguyễn,

Đại Nam thực lục, Tập 3, NXB Giáo dục, Hà Nội, 2004, tr.435)

Hướng dẫn trả lời:

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM: 6,0 điểm

        Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm.  

Câu 1Câu 2Câu 3Câu 4Câu 5Câu 6Câu 7Câu 8
ADDBDCDC

 

Câu 9Câu 10Câu 11Câu 12Câu 13Câu 14Câu 15Câu 16
DDDBCCAA

 

Câu 17Câu 18Câu 19Câu 20Câu 21Câu 22Câu 23Câu 24
BBDCBBBA

B. PHẦN TỰ LUẬN: 4,0 điểm

Câu 1:

a. Kết quả và ý nghĩa cuộc cải cách Minh Mạng:

- Kết quả:

+ Là cuộc cải cách khá toàn diện trên các lĩnh vực hành chính, kinh tế, văn hóa, giáo dục.

+ Tăng cường tính thống nhất của quốc gia.

+ Chế độ trung ương tập quyền chuyên chế và quyền lực của hoàng đế được củng cố.

+ Thúc đẩy bộ máy chính quyền các cấp hoạt động hiệu quả.

- Ý nghĩa:

+ Tác động tích cực nhất định đến sự ổn định tình hình chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và quốc phòng an ninh của Đại Việt.

+ Một số giá trị trong xây dựng mô hình, cơ chế vận hành bộ máy chính quyền các cấp ở địa phương, xây dựng đội ngũ quan lại thanh liêm để lại bài học kinh nghiệm cho cải cách hành chính Việt Nam hiện nay.

b. So sánh cải cách hành chính của vua Minh Mạng và vua Lê Thánh Tông về mục đích cải cách, biện pháp cải cách.

 

Tiêu chí so sánh

Minh Mạng

Lê Thánh Tông

Mục đích

Xây dựng đất nước rộng lớn, cường thịnh, bền vững, lâu dài.

Tập trung tuyệt đối quyền lực nhà nước vào tay vua.

Biện pháp

- Đặt ra Cơ mật viện, tham mưu và tư vấn tối cao cho hoàng đế về hành chính, chính trị, an ninh, quân sự.

- Thực hiện chế độ giám sát, thanh tra chéo nhau giữa các cơ quan trung ương.

- Xóa bỏ hầu hết các chức quan đại thần có quyền lực lớn.

- Vua nắm mọi quyền hành, trực tiếp chỉ đạo cơ quan chuyên môn.

- Không tập trung quá nhiều quyền hành vào một cơ quan.

Câu 2:

Sự ổn định và hiệu quả của bộ máy nhà nước thời Minh Mạng qua đoạn tư liệu:

- Sự liên đới, ràng buộc chặt chẽ về mặt quyền hành và trách nhiệm giữa các cơ quan chủ chốt có quyền lực cao nhất trong triều đình, từ quân sự đến hành chính.  - Sự liên đới, ràng buộc chặt chẽ về mặt quyền hành và trách nhiệm giữa các cơ quan chủ chốt có quyền lực cao nhất trong triều đình, từ quân sự đến hành chính.

- Sự liên đới, ràng buộc này được coi là yếu tố cơ bản để đưa đến sự ổn định và hiệu quả của bộ máy nhà nước.  - Sự liên đới, ràng buộc này được coi là yếu tố cơ bản để đưa đến sự ổn định và hiệu quả của bộ máy nhà nước.

Từ khóa tìm kiếm:

Đề thi Lịch sử 11 Chân trời sáng tạo, trọn bộ đề thi Lịch sử 11 chân trời, đề thi giữa kì 2 Lịch sử 11 CTST: Đề

Bình luận

Giải bài tập những môn khác